MỤC LỤC
Ở các tỉnh phía bắc cá Chép thường được nuôi ghép trong các mô hình với tỷ lệ khác nhau tùy theo vùng và mô hình nuôi. Riêng ở các tỉnh ĐBSCL việc thả nuôi cá Chép trong các mô hình cũng tương tự như các tỉnh phía bắc, ty nhiên do đặc thù của các tỉnh Nam Bộ mà cá Chép ở đây còn được thả nuôi trong các mương vườn. Đặc biệt một số tỉnh ở miền tây Nam Bộ (An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang,.) có hình thức nuôi cá trong ruộng vào mùa nước nổi (từ tháng 8 – 11 âm lịch hằng năm).
Sản lượng cá nuôi trong các mô hình ở ĐBSCL phụ thuộc vào nhiều vấn đề và dao động khá lớn. Một điều khá đặc biệt là cá Chép rất ít được nuôi trong các hồ chứa nước lớn vì tỷ lệ hoàn lại cho đánh bắt thấp và giá cá giống lại cao hơn so với một số loài khác. Như vậy, cá chép được thả nuôi trong khá rộng rãi trong các mô hình nuôi, tỷ lệ thả ghép thường thấp nhưng đã có tác dụng nhất định trong việc năng cao hiệu quả kinh tế của mô, sản lượng cá Chép có thể chiếm hơn 60 % ở mô hình cá ruộng ở các tỉnh phía bắc và hơn 30% ở các tỉnh ĐBSCL (Nguyễn Văn Kiểm,2004).
Do vậy, trong hoạt động sinh sản nhân tạo, có thể cho cá Mè vinh sinh sản gần như quanh năm, chỉ trừ 1 vài tháng cuối năm như (tháng 11 và tháng 12). Cá Mè vinh là loài di cư sinh sản, nuôi trong ao ruộng, mương vườn mật dù có trứng nhưng cá không đẻ đó lá do thiếu các điều kiện thích hợp cho cá sinh sản (Dương Nhựt Long, 2003).
Tất cả các loài Rô Phi đều có tính ăn tạp thiên về thực vật và bùn bả hữu cơ, tuy nhiên thức ăn ưa thích của Rô Phi là những sinh vật thủy sinh lơ lửng trong nước. Ngoài ra Rô Phi còn có khả năng sử dụng trực tiếp những loại thức ăn do con người cung cấp như cám, tấm, các loại rong bèo. Cá cái sẽ lớn chậm hơn sau khi tham gia sinh sản trong khi đó cá đực vẫn lớn bình thường vì vậy trong đàn cá Rô Phi cá đực bao giờ cũng có kích thước lớn hơn cá cái.
Sau khoảng 4 – 5 tháng tuổi cá Rô Phi vằn đã tham gia đẻ trứng còn cá Rô Phi chỉ cần 3 tah1ng nuôi là đã tham gia sinh sản. Những loài cá Rô Phi nuôi ở nước ta hiện nay đều có tập tính làm tổ đẻ ở đáy ao (do con đực làm tổ). Số trứng trong 1 lần đẻ phụ thuộc vào kích cở cá cái, cá càng lớn trứng đẻ ra trong 1 lần đẻ cáng nhiều và ngược lại.
Sau khi đẻ xong cá cái ngậm trứng và cá con mới nở trong miệng ( cá con được giữ trong miệng đến khi hết noãn hoàng). Trong thời gian ngậm trứng và nuôi con cá cái không bắt mồi vì vậy cá không lớn, cá chỉ bắt mồi khi đã giải phóng hết cá con trong miệng (Dương Nhựt Long, 2003).
Các hệ thống canh tác Lúa – Cá chủ động nguồn nước tập trung hầu hết ở các vùng bán ngập nước thuộc trung tâm của miền Tây Nam Bộ. Nuôi cá trong ruộng lúa đã xuất hiện ở Ấn Độ từ 1500 năm trước và hiện đang rất phổ biến ở Đông Nam Á. Mô hình lúa cá có thể được rút ra từ mô hình nuôi cá trong ao.
Đây là phương pháp ít tốn kém trong sản xuất lúa do cá nuôi tạo môi trường thuận lợi cho lúa phát triển bằng cách hạn chế các sinh vật gây hại và cỏ dại, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho ruộng lúa.
Cá chép dòng Hungary, cá chép dòng Việt, cá Rô Phi và cá Mè Vinh.
Lượng thức ăn được điều chỉnh theo sự tăng trọng của cá qua các tháng.
Với sinh lượng này đã góp phần nâng cao được năng suất cá nuôi đặc biệt là những loài cá có tập tính ăn sục bùn như cá chép. Kiểm (2004) cho rằng qua 2 năm nuôi thực nghiệm ở Nông Trường Sông Hậu, chép Hung luôn có tỷ lệ sống thấp hơn chép trắng và chép vàng. Dương Nhựt Long và ctv (1998) cho rằng năng suất cá nuôi trong mô hình nuôi kết hợp lúa - cá dao động từ 482 – 808 kg/ha ở hai nghiệm thức được thực hiện ở Ô Môn – Cần Thơ và Trần Ngọc Nguyên (2000) cho rằng mô hình canh tác lúa cá đạt năng suất 7273 kg/ha/2 vụ.Có rất nhiều nguyên nhân góp phần làm tăng năng suất của cá nuôi, cá được thả nuôi vào mùa lũ tặng dụng được lượng thức ăn phong phú từ mùa lũ nên tăng trưởng nhanh, ruộng nuôi được nông dân chăm sóc và quản lý tốt.
Nhìn chung, cá chép dòng Hungary là đối tượng có thể thay thế cá chép dòng Việt trong mô hình lúa – cá kết hợp với những đặc tính ưu việt như tăng trọng bình quân (g/ngày) nhanh, đầu nhỏ, tỷ lệ thịt nhiều hơn so với cá chép dòng Việt. Theo nhận xét của người nuôi cho rằng cá chép dòng Hungary ít phá bờ hơn so với cá chép dòng Việt. Tuy nhiên, tỷ lệ sống cá chép dòng Hungary thấp hơn so với cá chép dòng Việt, nguyên nhân có thể do chúng chưa thích nghi hoàn toàn với điều kiện môi trường nước của tỉnh Hậu Giang.
Thành phần giống loài phiêu sinh vật trong hệ thống ruộng khá đa dạng và phong phú.