MỤC LỤC
Được tiếp xúc với cái đẹp con người sẽ giảm bớt được sự căng thẳng của đời thường, sống nhân ái hơn, thư thái, thanh thoát hơn, thoải mái hơn. Trong số các loài cá nước ngọt được nuôi ở Việt Nam hiện nay, cá chép là loại cá được xếp vào nhóm có giá trị kinh tế và nhiều loài được chọn để nuôi cá cảnh. Với sự phối hợp giữa các màu đỏ, vàng, đen, trắng, cá chép Nhật đã thu hút được sự chú ý của những người nuôi cá cảnh bởi sự đa dạng về màu sắc về kiểu vây, vẩy và cũng rất dễ nuôi.
Với thị hiếu của người chơi cá cảnh ngày càng đa dạng, họ đòi hỏi đối tượng được nuôi phải thật độc đáo, màu sắc đẹp, lạ mắt, có giá trị. Không chỉ bằng lòng với những cái đẹp mà thiên nhiên đã tạo ra, những cái kỳ lạ, những cái đẹp hiện hình trên cơ thể các loài cá, mà chúng ta cần phải biết cách vận dụng những kiến thức khoa học trong lai ghép tạo màu làm đa dạng màu sắc cũng như tạo dáng, … từ đó cung cấp cho thị trường những sản phẩm ngày một phong phú hơn. Để đáp ứng nhu cầu này, vấn đề chọn và lai tạo các loài cá chép Nhật với nhau để tạo ra ưu thế lai, sản xuất ra thế hệ con lai mang màu sắc và nét độc đáo riêng là vấn đề đặt ra cho các nhà chọn giống cá.
Trước tình hình đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài”Kỹ Thuật Lai Tạo Cá Chép Nhật (Cyprinus carpio)” nhằm từng bước góp phần vào công tác chọn giống cho thị trường cá cảnh trong và ngoài nước.
Thức ăn: bao gồm cám và bã đậu nành trộn chung và nấu chín, cho ăn với khẩu phần 5 – 7% tổng trọng lượng đàn cá nuôi, mỗi ngày cho ăn hai lần lúc sáng và chieàu. Chọn những con có ngoại hình đẹp, cân đối, khoẻ mạnh, không bị dị hình dị tật, màu sắc đậm nét vượt trội hơn so với các cá thể cùng lứa. Cá cái: Bụng to, mềm đều nếu lật ngữa cá lên nghiêng về phía đuôi sẽ thấy hình hai buồng trứng sệ xuống hay dùng que thăm trứng ta thấy trứng có màu vàng, tròn căng và độ rời cao.
Sau khi cá bố mẹ ngừng sinh sản, đếm số lượng trứng bám trên năm giá thể ở năm vị trí khác nhau của bể, chia trung bình rồi nhân với số lượng giá thể trong bể đẻ. Sau khi chọn cá bố mẹ thành thục tốt bố trí vào bể composit có thể tích 1m3cho sinh sản theo hình thức đẻ tự nhiên kèm theo kích thích mưa nhân tạo và thả giá thể. Cá Chép Nhật là loài đẻ trứng dính và có tập tính ăn trứng, nên sau khi sinh sản xong vớt cá bố mẹ ra khỏi bể đẻ, xiphon thay một phần nước trong bể và kích thích nước chảy nhẹ để đảm bảo đủ lượng oxy cần thiết cho quá trình phát triển của phoâi.
Mỗi ngày cho ăn 2 lần lúc 7 giờ sáng và 4 giờ chiều, thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn để điều chỉnh kịp thời, tránh cho ăn quá nhiều làm thức ăn dư thừa dễ gây ô nhiễm nguồn nước, tảo phát triển nhiều.
Trong suốt quá trình thí nghiệm, chúng tôi ghi nhận lại kết quả qua các lần kiểm tra. Như vậy, giữa nhiệt độ ở giai và bể kính có sự chênh lệch khác nhau, nhiệt độ trong giai biến động gần 40C còn trong bể kính chỉ biến động khoảng 20C trong một ngày đêm. Mặt khác, cá ương nuôi ngoài ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ, thì còn ảnh hưởng bởi mật độ ương.
Do mật độ trong giai dày hơn trong bể kính rất nhiều nên cá trong bể kính tương đối đồng cỡ, ít bị phân đàn hơn cá ương trong giai. Kết quả kiểm tra từ Bảng 4.4 cho thấy pH trong bể kính tương đối ổn định trong ngày, pH khoảng 6,5 – 7,5 còn trong giai pH từ 6 – 8, pH trong giai dao động nhiều là do nguồn nước ở ao bị dơ và không được thay đổi thường xuyên. Qua các lần kiểm tra về yếu tố môi trường này rất thích hợp cho việc ương nuôi cá chép Nhật.
Qua Bảng 4.5 cho thấy cá ở giai đoạn 15 ngày tuổi cả hai lần ương, chiều dài cá ở CT I cao hơn CT II nhưng không đáng kể, ở CT II lần 2 thấp nhất là do thời tiết lúc đó rất oi bức, nên làm giảm sự ăn mồi của cá. Ở giai đoạn cá 45 ngày tuổi ở các đợt ương tăng trưởng đều, tốc độ tăng trưởng tương đối như nhau, cá của đợt ương nào có kích thước lớn hơn sau một thời gian nuôi cá đó cũng sẽ có kích thước lớn hơn. Tương tự như ở NT I chúng tôi cũng tiến hành cân đo chiều dài và trọng lượng cá ở hai đợt ương, mỗi lần kiểm tra 10 cá thể trong một bể kính và định kỳ kiểm tra 15 ngày tuổi một lần.
Sự khác biệt nhau không nhiều có lẽ do nhiệt độ ít chênh lệch trong ngày, pH trong nước tương đối ổn định, tuy nhiên sự tăng trưởng chiều dài của cá ở NT II thấp hơn cá ở NT I là do nguồn thức ăn ở NT I dồi giàu, ngoài thức ăn nấu chín, trùn chỉ còn có nguồn thức ăn tự nhiên trong ao như tảo, tép bò, … nên giúp cho cá có nhiều khẩu vị ăn, cá sẽ ăn mồi nhiều vì thế cá tăng trưởng nhanh. Do nhiệt độ trong giai cao từ 29 – 310C nên cá 5 ngày tuổi có trọng lượng trung bình khoảng 0,0016 g, chiều dài trung bình khoảng 0,7 cm được thả xuống giai trong những ngày đầu cá con chết tương đối nhiều. Tỉ lệ sống của các đợt ương này tương đối không cao là do nhiệt độ ở giai hơi cao, mật độ cá thả tương đối dày nên dẫn đến cá có hiện tượng phân đàn nhiều.
Qua Bảng 4.10 cho thấy rằng tỉ lệ sống ở hai đợt ương tương đương nhau nhưng so với ương trong giai thì tỷ lệ sống của cá ương trong bể kính có phần cao hơn. Aûnh hưởng thức ăn lên màu sắc, theo Lê Thanh Hùng, 2004 thì có nhiều thực vật và động vật chứa các sắc tố thiên nhiên tạo cho cơ, da của cá có màu vàng cam và đỏ,. Aûnh hưởng môi trường lên màu sắc, khi cá được nuôi trong môi trường nước sạch khụng bị ụ nhiễm, ỏnh sỏng đầy đủ thỡ chỳng sẽ thể hiện rừ màu sắc của giống loài đú rừ hơn, sặc sỡ hơn.
Qua theo dừi chỳng tụi quan sát thấy cá 15 ngày tuổi có màu vàng trong, có thể nhìn thấy nội tạng bên trong cơ thể và đường xương sống của cá.Trong thời gian này vẩy cá chưa phát triển, nhưng khi cá 30 ngày tuổi chúng tôi kiểm tra cân đo, thấy cá có màu vàng giống như là cá bố mẹ và đã có vẩy đầy đủ. Từ kết quả trên cho thấy màu sắc của cá bố mẹ đã thể hiện ở đời con và có lẽ cá bố mẹ này còn là dòng thuần vì cả hai đợt cho sinh sản tỷ lệ cá con đều đạt 100% màu vàng gấm, vẩy ánh kim và đuôi dài. Trong quá trình ương nuôi, kiểm tra cân đo ở các giai đoạn ngày tuổi, chúng tụi theo dừi thấy cỏ 15 ngày tuổi cú những đốm sắc tố đen trờn thõn và đỉnh đầu.
Theo Ngô Văn Ngọc, 2001 cá chép từ 12 – 15 ngày tuổi trong thời gian này cá bắt đầu chuyển sang ăn động vật đáy loại nhỏ, ngoài ra cá ăn được thức ăn hỗn hợp (cám gạo nấu với bột bắp và bột cá), do đó mặt dù màu sắc của cá là do các gen quy định, nhưng sự xuất hiện màu sớm hay muộn tùy thuộc vào nguồn thức ăn. Nhằm xác định một cách chính xác hơn thời gian cũng như số lượng cá ở phép lai hai xuất hiện màu sắc, đồng thời để phân biệt loại màu thể hiện được dễ dàng hơn, chúng tôi bố trí ương cá con ở phép lai hai trong bể kính với mỗi lần ương bố trí 3 bể và mật độ ương là 100 con trong một bể. Tóm lại, là một sản phẩm mang tính chất thương mại thì cần có màu sắc đẹp để dễ tiêu thụ, cho dù sản phẩm đó chỉ là thực phẩm như cá hồi, tôm sú thì cũng cần phải có màu sắc đẹp như màu đỏ cam ở cá hồi, màu xanh đậm ở tôm sú thì mới thu hút thị hiếu của mọi người và dễ tiêu thụ.
Do vậy, ở cá cảnh về yếu tố này còn đòi hỏi cao hơn, phải làm sao cho cá có màu sắc đẹp và màu phải sinh động sáng bóng thì mới được người chơi cá cảnh quan tâm nuôi.
Phụ lục 2 Chỉ tiêu môi trường trong thời gian thí nghiệm Bảng 3 Kết quả nhiệt độ và pH trong thời gian thí nghiệm. Phụ lục 6 Cá chép nhật (Cyprinus carpio) có giá trị kinh tế rất cao trên thị trường hiện nay (http: //WWW nishiki goiofiigata.