MỤC LỤC
Khi đó sự cạnh tranh về chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng; sự hấp dẫn đối với đội ngũ giảng viên (điều kiện sống và làm việc, thu nhập, cơ hội bồi dưỡng nâng cao trình độ..); sự cạnh tranh trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn và chuyển giao công nghệ. Đồng thời, trong xu thế toàn cầu hóa giáo dục, các trường, viện nước ngoài có xu hướng đầu tư vào Việt Nam bằng các hình thức đầu tư trực tiếp như RMIT hay các chương trình liên kết đào tạo bậc đại học, thạc sĩ của các đại học Hoa Kỳ, Australia… Song song đó, một tầng lớp dân cư Việt Nam có xu hướng cho con mình đi du học nước ngoài bằng nhiều hình thức tự túc tài chính hoặc được tài trợ, những trường nước ngoài mà họ nhắm đến không chỉ là các trường ở Âu, Mỹ mà còn có các trường ở những quốc gia lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore… Một số trường cạnh tranh rất mạnh trong khu vực hiện nay có thể kể đến là: RMIT của Úc, NUS và NTU của Singapore, Viện Công nghệ châu Á (AIT).
Hiện tại, trường tiếp tục thực hiện các chương trình HTQT trong đào tạo và NCKH mà trường tham gia quản lý cùng với các đối tác như: chương trình liên kết đào tạo chuyên viên tính phí bảo hiểm (Actuary) với Đại học Lyon 1 (Pháp), chương trình liên kết đào tạo đại học (2+2) với ĐH Victoria (Wellington-New Zealand), chương trình Cao học Kinh tế phát triển Việt Nam- Hà Lan, chương trình Curtin, chương trình Fulbright, chương trình đào tạo công nghệ thông tin Việt-Hàn… Ký kết các chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên với các đại học: Georgetown (Mỹ), Woosong (Hàn Quốc), Osaka Sangyo (Nhật), Hogesschool University (Hà Lan). Nguồn kinh phí từ các hoạt động sự nghiệp chiếm khoảng 78% tổng nguồn thu, nguồn thu này tăng dần qua các năm do trường cố gắng quản lý tập trung mọi nguồn thu về một đầu mối, trong đó, nguồn thu từ học phí chiếm tỷ trọng chủ yếu (khoảng 70%), tuy nhiên nguồn thu từ học phí bị giới hạn do quy định về mức thu học phí và quy mô đào tạo, nguồn thu từ các hoạt động lao động sản xuất, NCKH chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Hồ Chí Minh trở thành trường đại học có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo, NCKH và tư vấn khoa học kinh tế - quản trị kinh doanh ở Việt Nam và khu vực châu Á; xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý có chuyên môn cao, có năng lực NCKH; đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại phục vụ mọi hoạt động của trường; các chương trình đào tạo bắt kịp trình độ giáo dục đại học trong khu vực và tiếp cận xu thế phát triển giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao và thích ứng hội nhập toàn cầu.
- Tăng cường HTQT để hỗ trợ hoạt động đào tạo, chuyển giao khoa học - công nghệ, khai thác tối đa các lợi ích từ HTQT để phục vụ xã hội;. - Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến;.
- Thực hiện kiểm định chất lượng trường đại học và các giải pháp cụ thể để bảo đảm chất lượng đào tạo của trường;. - Xúc tiến nhanh các dự án xây dựng trường theo chuẩn một trường đại học ngang tầm với các trường đại học trong khu vực và thế giới.
- Xây dựng quy định tuyển sinh, nội dung chương trình đào tạo, đánh giá, xét tốt nghiệp hệ đại học không chính quy theo mặt bằng đại học chính quy, tiến tới giai đoạn 2010-2015 thống nhất một loại văn bằng tốt nghiệp;. - Tiếp tục triển khai các chương trình đã liên kết và tích cực tìm kiếm các đối tác có thế mạnh về đào tạo đại học và sau đại học trên thế giới và khu vực để liên kết.
- Xây dựng chương trình đào tạo sau đại học theo hướng hội nhập và nâng cao chất lượng, tiến tới có đủ tài liệu tham khảo cho bậc đào tạo sau đại học. - Nâng cao chất lượng trong tuyển chọn nghiên cứu sinh, phân cấp mạnh cho các khoa chuyên ngành trong đào tạo tiến sĩ;.
- Tích cực tạo nguồn tài chính để có khả năng mở rộng công tác cho HTQT, một mặt sẽ trích một phần kinh phí tương xứng cho HTQT từ quỹ chi tiêu nội bộ, mặt khác cần chủ động tìm và tạo nguồn hỗ trợ cho HTQT từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các nhà hảo tâm trong và ngoài nước;. - Tăng cường cử giảng viên, cán bộ quản lý ra nước ngoài học tập, giảng dạy và nghiên cứu; đồng thời mở rộng việc nhận chuyên gia các nước đến trường để giảng dạy và nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ của trường có cơ hội tiếp cận và hòa nhập trình độ khoa học kỹ thuật của khu vực và thế giới.
- Chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao cho hoạt động HTQT để thực hiện HTQT trong điều kiện hợp tác đôi bên cùng có lợi vì phát triển trong điều kiện đa phương hóa HTQT hiện nay;. - Xây dựng một số chương trình đào tạo quốc tế giảng dạy bằng ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quốc tế, có thể liên thông được với các trường đại học khác trong khu vực nhằm cung cấp cho sinh viên tại chỗ có nhu cầu cũng như sinh viên quốc tế.
Khai thác triệt để các quan hệ HTQT nhằm mở rộng hình thức "du học tại chỗ" cho sinh viên và cán bộ, giảng viên;. Qua đó, kết nối hệ thống đào tạo của trường với các hệ thống đào tạo trong khu vực và trên thế giới.
- Xây dựng kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lý các hoạt động giảng dạy của giảng viên; chú trọng triển khai đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học với hệ thống chỉ số đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng viên thông qua khối lượng giờ giảng đảm nhận, các công trình NCKH, các tài liệu, giáo trình biên soạn, quỹ thời gian dành cho học tập, NCKH, tự đào tạo, đảm bảo khoa học, chính xác. - Xây dựng trung tâm tài nguyên thông tin điện tử trên cơ sở thư viện hiện nay bao gồm hệ thống quản lý tài nguyên số, hệ thống quản lý nghiệp vụ thư viện, hệ thống tạo lập, cung cấp tài nguyên thông tin nhằm tập trung khai thác, lưu trữ tất cả các tài liệu, thông tin phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu của trường, đồng thời là nơi cung cấp học liệu điện tử để phục vụ cho đào tạo theo phương thức e-learning.
- Căn cứ vào diện tích đất, diện tích xây dựng có được vào mỗi giai đoạn cùng với quy mô đào tạo, quy mô về nhân sự, mô hình quản lý và nguồn lực tài chính của trường để trang bị các hệ thống hạ tầng kỹ thuật thông tin liên lạc, các loại phương tiện, thiết bị phục vụ công tác quản lý điều hành theo xu hướng hiệu quả, hiện đại, tiện nghi;. - Tranh thủ Quỹ đổi mới đào tạo và nghiên cứu (TRIG) - Dự án Giáo dục đại học để có được nguồn tài trợ về cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy, NCKH và phục vụ cho công tác quản lý, điều hành của trường.
- Tăng cường, mở rộng các hoạt động khoa học công nghệ, hoạt động dịch vụ; hình thành thêm một số tổ chức hoạt động kinh tế, dịch vụ để tăng cường nguồn thu cho hoạt động của trường. - Triển khai Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cụng lập.
- Lập dự án đầu tư xây dựng mới trường; xây dựng chính sách thu hút vốn đầu tư, đảm bảo đáp ứng được nguồn kinh phí xây dựng mới trường. Tiến hành khảo sát nhu cầu chi quản lý hành chính, để làm cơ sở khoán kinh phí cho các đơn vị, tiết kiệm tối đa chi phí quản lý hành chính.
- Tiếp tục áp dụng các chính sách và thể chế quốc gia sao cho có lợi nhất cho sự phát triển của trường, nhất là cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ;. - Áp dụng những quy định hiện hành của Nhà nước và thể chế hóa các quy định, quy chế, chính sách để đáp ứng tốt nhất việc thực hiện các nội quy quy chế, quy trình, chế độ làm việc, tuyển sinh, thi, đánh giá, thanh tra, kiểm tra, tuyển dụng, bổ nhiệm, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật…;.
- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách đảm bảo quyền lợi của đội ngũ cán bộ, giảng viên, tạo môi trường dân chủ để cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên tham gia đóng góp ý kiến rộng rãi đối với các chủ trương, kế hoạch của trường. - Đến năm 2015, bên cạnh chương trình đào tạo đại học và sau đại học đã được chuẩn hóa cao, trường chủ động mở rộng các chương trình đào tạo quốc tế nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập đa dạng của người học, đào tạo theo một chuẩn, cấp một loại văn bằng cho bậc đại học;.
- Trên cơ sở đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, có chương trình đầu tư thích đáng cho việc xây dựng hệ thống giáo trình, học liệu phục vụ học tập và nghiên cứu. Hệ thống giáo trình, học liệu này được cung cấp nhanh chóng cho người học, có cập nhật những thay đổi từ các công trình NCKH, từ HTQT, tiến bộ khoa học - công nghệ..;.
- Đến năm 2010 các viện, trung tâm (có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng) trực thuộc trường phải hoàn thành việc chuyển đổi tổ chức và hoạt động theo một trong hai hình thức: tự trang trải kinh phí hoặc trở thành doanh nghiệp khoa học - công nghệ;. - Mở rộng quy mô các hoạt động đào tạo ngắn hạn của các khoa, viện, trung tâm đào tạo trực thuộc trường;.
- Xây dựng trung tâm quan hệ doanh nghiệp - là đầu mối trong việc gắn kết các doanh nghiệp với nhà trường thông qua các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, việc làm, các hoạt động chuyên môn…;. - Khuyến khích, hỗ trợ đội ngũ giảng viên trao đổi trên các phương tiện truyền thông về lĩnh vực chuyên môn của mình; thông báo những thành tích, những kết quả đạt được của đội ngũ giảng viên và học viên trong trường trên các bài báo, các tạp chí trong và ngoài nước.
- Áp dụng công nghệ dạy và học tiên tiến, gắn chặt giữa giảng dạy lý thuyết và thực hành qua việc đầu tư môi trường học tập chất lượng cao với trang thiết bị, các phương tiện giảng dạy, thư viện, phòng thực hành, trung tâm máy tính hiện đại;. - Nâng cao vai trò trách nhiệm của giảng viên trong việc nghiên cứu khoa học và hướng dẫn sinh viên NCKH; đảm bảo quyền lợi của giảng viên và sinh viên thực hiện các công trình nghiên cứu có giá trị thông qua các văn bản pháp quy, có các chính sách hỗ trợ nhằm thu hút nhiều công trình nghiên cứu mang tính ứng dụng cao;.
- Liên tục thực hiện các khảo sát tổng thể các hoạt động trong toàn trường nhằm đưa ra các chỉ số nhất định cho hoạt động đo lường đáp ứng tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam và các tổ chức giáo dục quốc tế;. Mỗi hoạt động nờu rừ: mục tiờu cần đạt, thời gian thực hiện, các nguồn lực bảo đảm; cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp; các chỉ số đầu ra (kết quả, hiệu quả, tác động v.v..); các chỉ số đo và xác nhận các chỉ số;.
- Các biện pháp ứng phó với sự thay đổi, rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Hệ thống chỉ số thực hiện để đo và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.
Tổ chức giám sát và đánh giá việc thực hiện và kết quả (các mức độ đạt.