MỤC LỤC
Đó là một cái tôi thể hiện “cái thế nhị nguyên của chủ nghĩa lãng mạn”; một mặt là “cái tôi cá nhân” tự khẳng định, biểu hiện ra bằng niềm vui, mơ ước, khát vọng thấy đời dù sao cũng đáng sống đáng yêu”; một mặt là cái tôi “mang nỗi niềm cô đơn thuộc một cái gì như là nghiệp dĩ như là gắn liền với số phận con người” (Lê Đình Kỵ; 117; tr.45 và 55). Cảm xúc nhục thể trong thơ Xuân Diệu hiện ra với tất cả sự cao cả và trần thế của nó, là biểu hiện của một khát vọng sống, của chất sống chứ không phải là một cảm giác “xác thịt” thuần túy. Cùng với việc đổi mới nội dung trữ tình thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932- 1945 còn mang đến nhiều đổi mới ở phương thức trữ tình, tư duy nghệ thuật và phương thức xây dựng hình tượng thơ.
Chẳng hạn khi Xuân Diệu viết “Gió vừa chạy vừa rên vừa tắt thở” thì ta nhận thấy ở đây tất cả cái cảm tính cụ thể về một ngọn gió mang cái bi ai, vội vàng, gấp gáp của cảm xúc thi nhân, chứ không phải là một ngọn gió thực nào đó. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thơ lãng mạn đã đem lại một nguyên tắc miêu tả mới là tả chân sự vật bằng trực cảm mang nội dung tâm lý và tưởng tượng, và xem đó là dấu hiệu của một khả năng mà Thơ mới mang đến cho thơ hiện đại. Điểm khác nhau ở đây giữa Xuân Diệu cũng như các nhà Thơ mới nói chung với thơ cổ điển là ở chỗ thơ cổ điển dựng lên hình ảnh hiện thực theo ý niệm của nhà thơ còn Thơ mới dựng lên hình ảnh với tất cả sự sinh động, cảm tính của nó.
Trong thơ Xuân Diệu còn có những âm vang của “ánh sáng ca, lanh lảnh tiếng đời ngân” (Đẹp), dư vang của những “lời tình” (Cho dư âm vang động của lời tình- Mời yêu), có lời của trăng (Bao lời van vĩ, Của nguyệt đêm hè), “tiếng gió” (Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc- Vội vàng), và có cả “tiếng huyền”. Nhờ đó đã mở rộng khả năng liên tưởng của thơ, tạo cho trường ngữ nghĩa của thơ vượt ra ngoài nghĩa của từ ngữ, hình ảnh cụ thể để đi đến trường ngữ nghĩa do cảm giác, ấn tượng tạo nên. Những khái niệm trừu tượng như hạnh phúc, tình yêu, khổ đau trong thơ Xuân Diệu cũng có hình hài, kích thước: “Kẻ uống tình yêu dập cả môi” (Hư vô) , “Hạnh phúc vờn trong buổi nắng mai, Vừa tầm vói bắt của tay người” (Lạc quan).
Như vậy đóng góp của Xuân Diệu không dừng lại ở việc mở rộng phạm vi và chiều kích của cảm giác; cũng không chỉ dừng lại ở một vài cách nói có tính chất chuyển đổi cảm giác một cách khác lạ (như gió thơm, nhạc hồng, mùi hoa hơi đắng) mà quan trọng hơn là ông gợi được cảm giác, ấn tượng về thế giới. Vì Xuân Diệu chú ý đến cảm giác, ấn tượng cho nên nhiều bài thơ ông không thể cắt nghĩa theo lối thông thường như đối với thơ cổ: tìm nghĩa của ngôn từ và sức gợi của hình ảnh. Có thể nói, tư duy bằng cảm giác, bằng ấn tượng Xuân Diệu cùng các nhà thơ mới khác đã mở rộng khả năng chiếm lĩnh thế giới của thi ca, đổi mới đáng kể tư duy nghệ thuật, góp phần quan trọng trong sự phát triển của thi ca dân tộc.
Chẳng hạn Hà Minh Đức trong Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại (viết chung với Bùi Văn Nguyên) cũng khẳng định: “Thơ mới đã vận dụng nhiều hình thức nhưng phổ biến hơn cả là thể thơ 5 từ, 7 từ và 8 từ” (171;. Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên dành hẳn một tiết của chương IV, thiên thức ba (tập 3) để nói về “sự đổi mới về thể cách” của Thơ mới. Ông nói thêm “lục bát về sau được đưa lên chỗ danh dự”, song thất lục bát “bị sa thải”, “thơ hát nói biến thành lối thơ 8 chữ.
Như vậy các nhà nghiên cứu đều thống nhất nhận định thể cách của thơ mới là các thể 5 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng rất phát triển; các thể thơ khác có biến đổi nhất định. Nhận xét đầu tiên của chúng tôi là những thể loại Xuân Diệu sử dụng rất đặc trưng cho cỏc thể thịnh hành trong Thơ mới. Nhìn vào ba bảng thống kê chúng ta nhận thấy rằng trong thơ Xuân Diệu có hầu hết các thể thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới với một tỉ lệ tương ứng.
Điều dễ nhận thấy nhất là gần như tất cả cỏc bài 7 tiếng của Xuân Diệu đều được chia thành khổ, mỗi khổ 4 câu như một bài tứ tuyệt. Ngoài ra trong Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Bùi Văn Nguyên cũng đã dẫn ra hai bài 8 tiếng, một của ca dao, một của Phan Bội Châu (171;. Phải đến phong trào Thơ mới, thể tám tiếng mới có một vị trí quan trọng, mới thật sự trở thành một thể thơ có ý nghĩa.
Từ những phân tích trên cho thấy khuynh hướng cách tân của Xuân Diệu về thể loại cú đặc điểm rất rừ là: một mặt những thể mà ụng sử dụng dự đó cú hoặc chưa có trong thơ ca dân tộc, đến ông đều có những biến đổi, cách tân mới mẻ; một mặt khác, trong chiều sâu của tư duy loại thể, ông vẫn giữ những nét rất truyền thống của dân tộc.
Từ những phân tích trên cho thấy câu thơ Xuân Diệu về mặt loại hình nghiêng về loại câu đều đặn, và nhịp điệu nghiêng về nhịp điệu ổn định, đều đặn gần với nhịp điệu của các thể thơ ca truyền thống. Như đã phân tích ở trên, nếu xét về mặt loại hình nhiều loại câu thơ Xuân Diệu trùng với loại hình câu thơ cổ điển như câu 5 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng.., Tuy nhiên về cấu trúc thì đây lại là những câu thơ mang tính chất tự do chứ không phải là loại câu cách luật như thơ cổ điển. Thậm chí, Xuân Diệu còn đưa cả những câu thoại vào thơ dưới dạng những cõu thơ cú gạch đầu dũng; một loại cõu mang hỡnh thức lời núi rất rừ (dạng câu đối thoại) mà thơ trữ tình cổ điển chưa có với một số lượng khá lớn (35 câu/97 bài).
Chiãnh những yếu tố của lời nói này đã làm cho thơ Xuân Diệu cũng như Thơ mới nói chung gần với lời nói, vì thế có người đã gọi đây là “thơ trữ tình điệu nói” (Trần Đình Sử; 198; tr.109). Hoàng Trung Thông trong “Lời giới thiệu Tuyển tập Xuân Diệu” (tập I) cho rằng: “Xuân Diệu là một nhà thơ lãng mạn chủ nghĩa” và trong lãng mạn của Xuân Diệu “có yếu tố hiện thực” (260; tr.51). Sau đó trong “Những thế giới nghệ thuật thơ” ông cũng khẳng định như vậy: “Xuân Diệu viết bài Huyền diệu với lời đề từ lấy từ thơ Baudelaire, nhưng chẳng có chút bi phẫn nào của “ông tổ tượng trưng”, ngược lại bài thơ lồ lộ một cái tôi khát khao giao cảm và chứa chan cảm xúc lãng mạn ngọt ngào, với tình cảm bộc trực” (198; tr.81).
Hoàng Ngọc Hiến trong tiểu luận “Baudelaire, chủ nghĩa tượng trưng và Thơ mới” đã đặt ra vấn đề để khẳng định ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp với Thơ mới và cho rằng ảnh hưởng đó đã làm cho Thơ mới có được mặt bằng sau Baudelaire chứ không phải chủ nghĩa lãng mạn. Từ những ý kiến trên, căn cứ vào những đặc điểm cụ thể của thơ Xuân Diệu mà chúng tôi đã phân tích có thể rút ra những kết luận chủ yếu về kiểu tư duy nghệ thuật của thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932-1945. Tất cả những điều này cho thấy về mặt tư duy nghệ thuật, rừ ràng một mặt Xuõn Diệu tuõn thủ những nguyờn tắc lãng mạn chủ nghĩa; một mặt khác lại vượt ra bên ngoài nguyên tắc đó.
Hay nói như Hoài Thanh mà chúng tôi vừa trích là trong thơ Xuân Diệu diễn lại “cái lịch sử một trăm năm của thơ Pháp từ lãng mạn đến Thi sơn và những nhà sau tượng trưng”. Vấn đề chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là những ảnh hưởng đó thể hiện trong thơ Xuân Diệu như là những thành tố hợp thành tư duy thơ ông, chứ không chỉ như là những thủ pháp. Cảm giác trực tiếp về thế giới đã trở thành một nguyên tắc nghệ thuật quan trọng của tư duy thơ Xuân Diệu, giúp ông khám phá thế giới trong một chiều sâu mới mà thi ca trước đó chưa có được.