Một số biện pháp quản lý nhằm tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh hoà bình để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học

MỤC LỤC

Khái quát lịch sử vấn đề nghiên cứu

Để thực hiện chủ trương XHH, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 về Phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá; Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về chính sách XHH, nhằm khuyến khích, huy động các nguồn lực trong nhân dân, trong các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế để phát triển các hoạt động XHH lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao. Nguyên Bộ trưởng Phạm Minh Hạc đã khẳng định: ''Xã hội hoá công tác giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường phát triển giáo dục nước ta''[35;16]; tác giả Phạm Tất Dong cũng nhấn mạnh: Phát triển giáo dục theo tinh thần xã hội hoá và đề cao việc huy động toàn dân vào sự nghiệp cách mạng, coi đó là tư tưởng chiến lược của Đảng.

Các khái niệm cơ bản của đề tài 1. Khái niệm về quản lý

Đó là việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội nước nhà và của thời đại cũng như tổ chức thực hiện thành công các vấn đề đó, nhằm không ngừng nâng cao trình độ dân trí của dân và tạo cho đất nước một đội ngũ nhân lực có trình độ cao, bảo đảm thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quản lý giáo dục là: Hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp với qui luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo nguyên lý và đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.

Quản lý Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở

Biện pháp quản lý XHH GDTHCS là các nội dung, cách thức tiến hành, giải quyết cụ thể của chính quyền, cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ quản lý..nhằm tác động làm biến đổi các nhân tố trong kết cấu của giáo dục THCS, vận hành và phát triển đạt được mục tiêu đề ra theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Các biện pháp quản lý XHH GDTHCS không thể là ý tưởng chủ quan, đƣợc đề ra tuỳ tiện, duy ý chí, mà biện pháp giải quyết phải dựa trên sự phân tích, hoàn cảnh cụ thể, dựa trên mâu thuẫn nội tại, những bước đi trệch hướng của sự phát triển.

Khái quát tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới công tác Xã hội hoá giáo dục

Vùng đất Hòa Bình có nhiều cảnh quan kỳ thú, lại có những sản phẩm thủ công mang đậm sắc thái dân tộc, với những sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng đang mở ra những triển vọng to lớn của ngành du lịch; Hòa Bình còn là cửa ngừ vựng Tõy Bắc, gần Thủ đụ Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ rộng lớn có đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 6 đi qua, tạo điều kiện giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội rất thuận lợi trong xu thế hội nhập với các tỉnh trong nước và các nước trong khu vực. + Tiềm năng du lịch: Hồ sông Đà - TP Hòa Bình, rừng nguyên sinh Thƣợng Tiến (Kim Bôi), rừng Hang Kia – Pà Cò (Mai Châu), rừng Phu Canh (Đà Bắc), Suối Ngọc – Vua Bà (Lương Sơn)… Ngoài ra, tỉnh Hoà Bình còn nổi tiếng với suối nước nóng Kim Bôi, Lạc Sơn, có núi cao, hồ lớn, khí hậu điều hoà tạo điều kiện cho du lịch nghỉ dƣỡng phát triển.

Bảng 2.2: Quy mô phát triển trường TH năm 2004-2008
Bảng 2.2: Quy mô phát triển trường TH năm 2004-2008

Thực trạng và các biện pháp quản lý XHH GDTHCS tỉnh Hoà Bình 1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của cá biện pháp quản lý

Qua tổ chức thực hiện điều tra, khảo sát, tiếp xúc lấy ý kiến của các cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS trong toàn tỉnh, có thể thấy mức độ thực hiện tốt ở nội dung này còn rất thấp (trung bình 66,9%); mức độ chƣa tốt còn khá cao (trung bình 19,1%). Trong thực tế, một số yếu tố sau đây đã ảnh hưởng trực tiếp tới chất lƣợng và hiệu quả thực hiện các biện pháp quản lý XHH GDTHCS tỉnh Hoà Bình, đó là: Sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý GDTHCS, chất lƣợng đội ngũ giáo viên, sự lãnh đạo của cơ quan quản lý GD, công tác tham mưu của đội ngũ cán bộ quản lý, sự phối hợp giữa các môI trường giáo dục và sự ủng hộ của các lực lượng xã hội.

Bảng 2.17: Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý XHH GDTHCS
Bảng 2.17: Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý XHH GDTHCS

Đánh giá kết quả thực trạng quản lý công tác Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở ở tỉnh Hoà Bình

Chƣa đƣa ra đƣợc giải pháp tổ chức phát huy sức mạnh tổng hợp của các LLXH, của nhân dân, gia đình trong việc thực hiện trách nhiệm xây dựng môi trường GD, quản lý, chăm sóc, xây dựng cơ sở vật chất, thu hút học sinh đến trường, khắc phục tư tưởng lệch lạc về việc tiếp thu kiến thức phổ thông và bỏ học để tham gia cuộc sống lao động trong khi bản thân còn thiếu tri thức cơ bản. Chính vì thế việc khai thác tiềm năng, huy động sự đóng góp về nhân lực, vật lực, tài lực trong nhân dân để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tại các cơ sở GDPT nói chung và GDTHCS nói riêng trên địa bàn tỉnh Hoà Bình còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến sức mạnh toàn dân chăm lo cho GD và quá trình thực hiện chủ trương XHHGD THCS.

Những định hướng về xã hội hoá giáo dục ở tỉnh Hoà Bình 1. Quan điểm và định hướng phát triển giáo dục

Từ tầm nhìn chiến lược đó, Nhà nước đã khẳng định mục tiêu cụ thể của GDPT trong thời kỳ CNH-HĐH là: ''Giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc''; ''Giáo dục Trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động''. Trong hoạch định chiến lƣợc phát triển, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, thành phố, các huyện và các ngành của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006-2010 tầm nhìn 2020, kế hoạch 5 năm 2006-2010, về mục tiêu- chỉ tiêu phát triển XHH các hoạt động giáo dục phải đƣợc xác định phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, điều kiện nguồn lực có thể huy động của toàn xã hội, xác định lộ trình, bước đi cho từng thời kỳ.

Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường công tác Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn hiện nay

- Tổ chức trao đổi, toạ đàm, tƣ vấn: Hình thức này đơn giản và tiện lợi, có thể tiến hành nhiều nơi với nhiều chuyên đề cụ thể và phong phú về XHHGD, cách thức giáo dục học sinh, tƣ vấn kiến thức, kỹ năng làm cha làm mẹ.., với các đối tƣợng là dân cƣ trên địa bàn, cha mẹ học sinh..Cách làm này có ƣu điểm là tác động động trực tiếp, tạo không khí thân mật, cởi mở, gẫn gũi, dễ thu hút được nhiều người tham dự. Phòng GD&ĐT, các trường THCS là nhân tố chính trong việc tham mưu với các cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương về XHH GDTHCS, bởi không ai hiểu giáo dục chính bằng những người làm công tác giáo dục, hiểu đường lối chính sách giáo dục, nhiệm vụ năm học, hiểu thực tế giảng dạy, nắm đƣợc thực chất chất lƣợng giáo dục, những nguyên nhân cần thiết để đảm bảo số lượng và chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

Khảo nghiệm tính khả thi các các nhóm biện pháp quản lý tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở

Kết quả bảng 3.2 cho chúng ta thấy các nhóm biện pháp quản lý nhằm tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn hiện nay, đƣợc vận dụng vào điều kiện thực tiễn của tỉnh Hòa Bình, đƣợc các cấp quản lý, các lực lƣợng xã hội đánh giá cao về tính khả thi của chúng; đƣợc phối hợp thực hiện một cách nhịp nhàng sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Tuy tính, cấp thiết của các nhóm biện pháp là rất cao, song việc thực hiện chúng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, như các nhóm biện pháp phát huy vai trò quản lý của nhà trường, đa dạng hoá các loại hình giáo dục trung học cơ sở; xây dựng cơ chế quản lý, phối hợp, huy động các lực lƣợng xã hội tham gia quản lý công tác xã hội hóa GDTHCS sẽ gặp rất nhiều khó khăn, điều đú được thấy rừ qua kết quả tại biểu đồ dưới đõy.

Bảng 3.1: Khảo nghiệm tính cấp thiết của nhóm biện pháp
Bảng 3.1: Khảo nghiệm tính cấp thiết của nhóm biện pháp

Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp

Các biện pháp đề cập những nội dung, phương pháp tác động từ nhiều phía để đẩy mạnh XHH GDTHCS, các biện pháp trong các nhóm biện pháp cùng một thể thống nhất và liên quan mật thiết với nhau, nếu thực hiện tốt các nhóm biện pháp này sẽ là cơ sở, là tiền đề để các biện pháp khác phát huy mạnh mẽ tác dụng, hiệu quả, nếu tổ chức đơn phương từng nhóm biện pháp sẽ không tạo ra sức mạnh tổng hợp trong XHH GDTHCS. Xây dựng mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cực; đảm bảo 100% các em học sinh đƣợc tuyển sinh vào học lớp 6 THCS không bỏ học trong quá trình học từ lớp 6 đến khi tốt nghiệp THCS, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện và tạo cơ sở để các em có đủ điều kiện vào lớp 10 THPT, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

  • Bằng hiểu biết của bản thân, đề nghị ông (bà) đánh giá mức độ thực hiện các nhiệm vụ XHHGD THCS ?

    Ông (bà) đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp quản lý Xã hội hoá GDTHCS được triển khai tại tỉnh Hoà Bình ?. Nhằm tăng cường quản lý công tác XHH GDTHCS trong thời gian tới, theo ông (bà) các nhóm các biện pháp sau có tính cấp thiết như thế nào ?.