MỤC LỤC
1(() Nguồn: Phòng quản lý khách sạn và du lịch, Sở du lịch An giang. Sinh viên thực hiện: Lư Hoàng Phố Trang 1. Mục tiêu nghiên cứu. Với cơ sở hình thành của đề tài thì việc nghiên cứu “Hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc” nhằm đạt được ba mục tiêu:. 1) Mô tả hành vi của khách du lịch tham quan ở Miếu Bà Chúa Xứ;. 2) Tìm hiểu quá trình ra quyết định chọn các địa điểm tham quan ở Miếu Bà Chúa Xứ của khách du lịch;. 3) Tìm hiểu các đặc tính của khách du lịch và phân tích mối quan hệ giữa các đặc điểm với hành vi của khách du lịch khi tham quan ở Miếu Bà. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho Ban quản trị Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc thấy được những phản ứng đáp lại của khách du lịch đối với cách quảng bá hình ảnh các điểm tham quan ở Miếu Bà đến với mọi người; đối với các hoạt động trong và xung quanh Miếu Bà như anh ninh trật tự, mua bán, ăn uống,…Từ đó, Ban quản trị Miếu sẽ có những điều chỉnh tình hình hoạt động sao cho phù hợp với thị hiếu của khách nhằm thu hút ngày càng đông khách du lịch hơn.
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó (theo GS.TS Nguyễn Văn Đính và TS Trần Thị Minh Hòa, 2004). Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch; được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.
Lễ xây chầu được nối tiếp khi ông chánh bái cầm nhành dương vãi nước và đọc: “Nhất xái thiên thanh, nhị xái địa ninh, tam xái nhơn trường, tứ xái quỹ diệt hình” (có nghĩa là thứ nhất vãi lên trời xanh mong điều cao đẹp, thứ hai vãi xuống đất cho được màu mỡ và trúng mùa, thứ ba vãi loài người được trường thọ, thứ tư vãi diệt loài quỹ dữ). Lễ Vía Bà được tổ chức từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch hàng năm tại Miếu Bà với các nghi lễ như lễ tắm Bà, lễ tút yết và lễ xây chầu (đây là hai nghi lễ chính của lễ Vía Bà), lễ chánh tế, lễ thỉnh sắc và hồi sắc bài vị ông Thoại Ngọc Hầu và hai phu nhân.
1 Nghiên cứu sơ bộ Định tính Phỏng vấn sâu 2 Nghiên cứu thăm dò Định lượng Phỏng vấn trực tiếp 3 Nghiên cứu chính thức Định lượng Phỏng vấn trực tiếp Trong đó, bước nghiên cứu sơ bộ được sử dụng bằng phương pháp định tính để phỏng vấn chuyên sâu với 5 khách du lịch đã tham quan các địa điểm ở Miếu Bà. Tuy nhiên với bảng câu hỏi này thì chắc chắn vẫn còn nhiều sai sót, bởi vì trong quá trình thảo luận tác giả có thể quên một số biến có liên quan hoặc trong quá trình thiết lập bảng câu hỏi còn mang tính chất chủ quan,…Vì vậy, để có thể thiết lập bảng câu hỏi hoàn chỉnh nhất thì bước tiếp theo tác giả quyết định phỏng vấn thử khoảng 10 khách du lịch đã tham quan các địa điểm ở Miếu Bà. Để đảm bảo các đối tượng được phỏng vấn mang tính đại diện cho tổng thể thì tác giả cố gắng phán đoán, lựa chọn khách du lịch giữa nam và nữ gần cân bằng nhau, giữa khách trong và ngoài tỉnh cho phù hợp với cơ cấu khách đến tham quan ở Miếu.
Thứ hai, dữ liệu thu thập không đại diện cho tổng thể, vì có thể người khác trả lời mà người đó chưa từng tham quan ở Miếu hoặc sau một thời gian thì khách du lịch sẽ quên những hành vi ở Miếu Bà; Thứ ba, không có ai để khuyến khích hay hướng dẫn đáp viên trả lời.
Do đó, mỗi khách du lịch đến tham quan Miếu ngày càng nhiều lần hơn để được Bà phù hộ và giúp đỡ về mọi mặt như: mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn,… Như vậy, đối với khách du lịch đã đến Miếu từ hai lần trở lên thì bao lâu một lần họ sẽ tham quan Miếu Bà. Tuy nhiên, nếu chọn đúng vào dịp Lễ Vía Bà diễn ra từ ngày 23 đến hết ngày 27 tháng 04 âm lịch hàng năm thì khách du lịch có thể thưởng thức hoặc tham gia vào nhiều nghi thức của Lễ Vía như lễ tắm Bà, lễ xây chầu, lễ túc yết,… hay có thể tham gia vào các loại hình vui chơi giải trí khác do chính quyền địa phương (thị xã Châu Đốc) đứng ra tổ chức như trại điêu khắc quốc tế, múa Lân, đua thuyền, văn hóa thể thao,…. Tuy nhiên, với hình thức đi du lịch thì còn có rất nhiều lựa chọn khác thay thế tiện lợi hơn (nhất là cho các chuyến đi chơi xa) như xe buýt, xe đò, xe khách chất lượng cao, ôtô thuê,… Do đó, tùy theo từng loại công việc và hình thức giải trí mà khách du lịch sử dụng các phương tiện khác nhau sao cho phù hợp nhất.
Mức độ tiêu tiền của khách du lịch vào các loại sản phẩm và dịch vụ ở Miếu Như chúng ta đã biết, khách du lịch muốn đến tham quan Miếu thì phải bỏ ra một chi phí nhất định cho việc đi lại, ăn uống tại Miếu (nếu không chuẩn bị sẵn ở nhà), có thể chi thêm cho mua sắm,… Do đó, mức độ tiêu tiền của khách du lịch còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, nếu muốn tiết kiệm chi phí thì cần phải có sự chuẩn bị và tính toán trước.
Chính vì vậy mà có rất nhiều tiêu chí khác nhau được đưa ra để chọn các điểm tham quan ở Miếu Bà như phong cảnh đẹp; an ninh, trật tự tốt; không khí trong lành; nhộn nhịp, đông vui; yên tĩnh, ít người;… và đây cũng chính là các phương án trả lời của câu hỏi này. Tóm lại, ngoại trừ phong cảnh đẹp là tiêu chí mà đa số khách du lịch chọn khi đến tham quan các địa điểm ở Miếu, thì hầu như các tiêu chí còn lại mà khách quan tâm là các vấn đề liên quan đến cá nhân của họ như an ninh, trật tự; nhộn nhịp, đông vui và cả vệ sinh, tắm rửa. Việc chọn các điểm tham quan là rất quan trọng trong một chuyến đi, vì nếu lựa chọn các điểm tham quan không hấp dẫn, không đáp ứng nhu cầu của mọi người cùng tham gia vào chuyến đi sẽ dễ dẫn đến sự nhàm chán, khó chịu,… và có thể ảnh hưởng đến chuyến đi, từ đó họ sẽ không muốn đi tiếp hoặc sẽ không tham gia vào các lần sau nữa.
Mức hài lòng của khách du lịch sau khi tham quan các địa điểm ở Miếu Như chúng ta đã biết, bất kỳ ai sau khi mua sản phẩm hay dịch vụ thì họ sẽ thể hiện mức độ hài lòng khác nhau (với 5 cấp độ: rất hài lòng, hài lòng, trung hòa, không hài lòng và rất không hài lòng) đối với sản phẩm và dịch vụ đó.
Tóm lại, những đối tượng tác động đến quyết định chọn các điểm tham quan ở Miếu chủ yếu là những thành viên trong gia đình của khách du lịch hoặc là những người cùng tham quan với khách du lịch (bạn bè, đồng nghiệp). Bởi vì ba nguyên nhân sau: thứ nhất, khách đến tham quan có thể cúng bái; tham quan, chiêm ngưỡng cảnh đẹp của Miếu và nhà lưu niệm; cảm thấy thoải mái hơn với các dịch vụ (vệ sinh, tắm rửa miễn phí) tại Miếu. Tuy nhiên, vẫn còn 5% khách du lịch không hài lòng sau khi tham quan vì theo họ chỗ cúng còn chật hẹp, các vật phẩm cúng Bà để lộn xộn và còn nhiều đối tượng buôn bán vé số, nhang đèn trước các cổng vào Miếu Bà.
Điều này cũng dễ hiểu vì đa số họ có sở thích này mới đi tham quan các địa điểm ở Miếu Bà (ngoại trừ một số khách không có sở thích này mà vẫn tham quan là do họ đi để cúng bái, đi theo gia đình hoặc muốn đi cho biết).
Lưu ý: Số trong ngoặc là phần trăm nghề nghiệp của khách du lịch theo cột Ta thấy, đối với khách du lịch làm nghề trồng trọt (chủ yếu là trồng lúa) thì vào khoảng tháng 2, 3 âm lịch là họ thu hoạch vụ đông xuân; nên có thời gian rảnh để tham quan Miếu, chiếm 40% số lượt khách tham quan vào thời gian trước Lễ Vía (xét theo hàng). Phần tiếp theo, tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai (Anova) một chiều để phân tích mối quan hệ cũng như sự khác biệt giữa các đối tượng (nhóm) cấu thành đặc tính của khách du lịch theo hành vi. Như vậy, ở mức ý nghĩa 5% thì độ tuổi của khách du lịch có mối quan hệ với mức độ hấp dẫn của nhà lưu niệm, hay nói cách khác mức độ hấp dẫn của nhà lưu niệm có sự khác biệt nhau giữa các nhóm tuổi của khách du lịch.
Từ bảng thống kê ta thấy, dường như tuổi càng lớn thì mức độ hấp dẫn của nhà lưu niệm càng giảm (ngoại trừ khách du lịch ở độ tuổi thanh-thiếu niên, vì họ chủ yếu đi theo gia đình để tham quan cho biết mà thôi).