MỤC LỤC
Ðể nhân tố con người trở thành nguồn lực mạnh mẽ bao gồm những người lao động, có ý thức tốt, trình độ cao, dồi dào tinh thần yêu nước, trách nhiệm với công việc, sống có văn hóa, cầu thị chính là mục tiêu và kết quả của giáo dục - đào tạo. Việc hiểu rừ yếu tố lao động theo hai nội dung cú ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phân tích lợi thế và vai trò của yếu tố này trong TTKT của các nước phát triển và các nước đang phát triển. Hơn nữa, ngày nay các nước nghèo có thể “nhảy vọt “ trong quá trình phát triển của mình với điều kiện có thể tiếp thu các tri thức tiên tiến của toàn cầu và điều chỉnh nó phù hợp với nhu câu phát triển của nền kinh tế nước họ.
Để tạo ra hiệu suất kinh tế, giáo dục và đào tạo phải đáp ứng các nhu cầu thường xuyên thay đổi của thị trường lao động, đó là giáo dục và đào tạo phải trang bị cho các h ọc viên kiến thức và kỹ năng cần thiết trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế của một nước. Những nước đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thường cần nhiều người được đào tạo về kinh tế và quản lý kinh doanh để làm việc trong những lĩnh vực tư nhân mới nổi cũng như trong các lĩnh vực Nhà nước đã cải tổ.
Nhà nước cũng trú trọng tới việc phát triển các khu vực vùng sâu vùng xa như có chính sách đãi ngộ đặc biệt với giáo viên (phân nhà, chế độ lương và thưởng đặc biệt…), hay ưu tiên các học sinh sinh viên trong khu vực vùng cao có điều kiện tiếp cận và theo học chương trình giáo dục tại miền xuôi. Trong thời kỳ còn chiến tranh hay trong cơ chế bao cấp, nền giáo dục XHCN của nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, chất lượng giáo dục ở nhiều mặt đã được khẳng định, và chính nguồn nhân lực do ngành giáo dục và đào tạo đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, như chúng ta đang chứng kiến. Mâu thuẫn lớn trong GDPT hiện nay là một mặt ta lên án học vẹt, học vì bằng, luôn hô hào cải tiến phương pháp dạy học, phát huy chủ động của học sinh, học đi đôi với hành,… nhưng mặt khác vẫn duy trì cách thi cử cổ lỗ, vẫn dung túng dạy thêm, học thêm tràn lan.
Trước đây ta xây dựng đại học theo mô hình Liên xô cũ, nó không còn thích hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, song những biện pháp sửa đổi chắp vá thời gian qua đã phá vỡ tính hệ thống của nó, rốt cuộc tạo ra cảnh tượng lộn xộn, không còn chuẩn mực, không theo quy củ, tuỳ tiện, và kém hiệu quả. Chương trình ở Việt Nam không trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và toàn diện, khoa học tự nhiên, nhân văn, văn chương và nghệ thuật, không có một lớp nào về phương pháp nghiên cứu và viết luận văn… Đó là những kiến thức cơ bản rất cần thiết mà rất nhiều sinh viên muốn biết.
Như vậy so với mức trần trong cân đối ngân sách, việc đề xuất chi tiêu của ngành Giáo dục và Đào tạo trung bình vượt mức trần trong cân đối ngân sách hàng năm thời kỳ 2007-2009 khoảng 50%; thiếu hụt so với mức trần trong cân đối ngân sách hàng năm khoảng trên dưới 13.000 tỷ đồng. Nguồn ngân sách cho ngành giáo dục chủ yếu là chi thường xuyên, chiếm khoảng 75% tổng chi toàn ngành, trong đó khoảng 80% chi thường xuyên là chi lương. Theo tính toán thì nguồn thu ngoài cân đối ngân sách của toàn ngành là khá lớn, chiếm khoảng xấp xỉ 40% mức trần; giúp cho bù đắp các khoản thiếu hụt so với mức trần trong tài khóa.
Tuy vậy, khoản thiếu hụt ngân sách chưa có nguồn bù đắp trong các năm trong cả thời kỳ trung hạn vẫn còn cao. Vấn đề đặt ra đối với ngành là phải nhanh chóng thực hiện chủ trương xã hội hóa lĩnh vực hoạt động giáo dục và đào tạo; huy động thêm các nguồn vốn của dan cư, kể cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành ở các bậc học;.
Dưới tác động của chính sách giảm dân số, có thể tập trung đầu tư nhiều hơn cho hệ thống giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, có nhiều cơ hội hơn để đầu tư các khoản chi ngoài lương nhằm cải thiện mạng lưới trường học. • Cơ sở giáo dục có cơ hội tiếp cận với chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế, nhu cầu tăng cường thiết bị, đổi mới nội dung, chương trình học, tăng chất lượng giáo dục. • Cơ hội tăng chi tiêu cho giáo dục từ gia đình ở khu vực đô thị, tăng khả năng cho con em đi học ở các đối tượng khó khăn( người nghèo, miền núi).
• Các cơ sở giáo dục vùng khó khăn vẫn phải đối mặt với những thách thức trong việc huy động trẻ trong độ tuổi đi học, thực hiện phổ cập giáo dục do các gia đình nghèo khó khăn trong việc bỏ các khoản chi phí trực tiếp và gián tiếp cho con em đi học. • Ngành giáo dục và đào tạo có cơ hội tăng các nguồn thu ngoài ngân sách từ chính sách tăng cường xã hội hóa giáo dục, đặc biệt ở các vùng đô thị. • Ngành giáo dục và đào tạo là ngành có cơ hội điều tiết ngân sách cho các bậc học cơ sở, vùng khó khăn không thực hiện được tự chủ tài chính do điều kiện kinh tế dân cư quá nghèo, tăng cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em vùng khó khăn, thiệt thòi.
Đối với giáo dục cơ bản (từ mầm non, tiểu học, THCS và THPT:. mỗi địa bàn xã, phường ít nhất 1 trường tiểu học và 1 trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Mỗi tỉnh xây dựng ít nhất một trường trung học phổ thông trọng điểm. Củng cố và mở them các trường phổ thong dân tộc nội trú. Chiến lược tài chính cao cấp. Chi tiêu công cho giáo dục được chú trọng vào: 1) Xây dựng đủ các phòng học phục vụ học 2 buổi/ngày ở các bậc học cơ bản; 2) Xây dựng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, xây dựng kí túc xá sinh viên cho các trường đại học; 3) Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ QLGD ở tất cả các cấp học; 4) Đưa CNTT vào các trường phổ thong; 5) Hỗ trợ các trường ngoài công lập (chuyển từ bán công sang tư thục) hoặc các trường công lập tự chủ tài chính; 6) Hỗ trợ học sinh nghèo. Có cơ hội nâng cao chất lượng giáo dục, tăng nguồn kinh phí phục vụ cho mục đích phát triển chất lượng giáo dục và đa dạng hóa các loại hình giáo dục. Có cơ hội tăng cường đầu tư giáo dục ở các khu vực ưu tiên, nâng cao chất lượng giáo dục và mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục, giúp nền giáo dục Việt Nam hội nhập được với nền giáo.
Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục nghề nghiệp bằng cách mở rộng và nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề, xây dựng mới 40 trường dạy nghề chất lượng cao trên phạm vi toàn quốc. Giáo dục ngoài công lập sẽ được khuyến khích phát triển mạnh ở các bậc mẫu giáo, trung học phổ thông, THCN, dạy nghề và đại học (Chính phủ sẽ có những định hướng cụ thể cho các chiến lược này). Xây dựng 14 trường đại học trọng điểm đến năm 2010 cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 đầu tư xây dựng2 đại học quốc gia và 2 trường đại học sư phạm trọng điểm.
Áp dụng tiêu chí của các nước phát triển để đánh giá chất lượng đào tạo ở một số lĩnh vực cụ thể; chuẩn bị điều kiện để tham gia vào hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế. Do các yêu cầu phát triển nguồn nhân lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn này, các sang kiến sẽ tập trung vào việc đào tạo nhân lực (các bậc học giáo dục nghề nghiệp, đại học, cao đẳng…) Đồng thời, vẫn tiếp tục nâng cao chất lượng các bậc học cơ bản bằng các chương trình kiên cố hóa trường học, xây dựng phòng học 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học và THCS.