MỤC LỤC
Đào tạo qua máy tính (Computer Based Training – CBT); Dạy học được quản lý trên máy tính (Computer Managed Instruction – CMI); Dạy học tương tác qua đa phương tiện (Interactive Multimedia Instruction – IMI); Hệ thống học tập tích hợp (Integrated Learning Systems – ILS); Đào tạo trên mạng (Web Based Training – WBT)… và học tập điện tử (Electronic Learning, E-learning) [6, p57] .Có thể thấy với mỗi mức độ ứng dụng của CNTT & TT lại có môt hình dạy học tương ứng. - Vai trò, hoạt động của giáo viên và học sinh có sự thay đổi lớn so với dạy học truyền thống, Trong đó, giáo viên chuyển từ vị trí là trung tâm của quá trình dạy học sang vai trò là người tổ chức hướng dẫn cho các hoạt động học sinh; hoạt động dạy là hoạt động chính được thay bằng hoạt động tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức của học sinh, hoc sinh trở thành trung tâm của các quá trình dạy học.
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội - Khoa Sinh học Bộ môn Phương pháp dạy học sinh học.
Moodle cung cấp cho người sử dụng những module theo ba dạng (1) Các module tạo tài nguyên tĩnh như: soạn thảo một trang văn bản hoặc một trang web, hiển thị các thư mục, link tới một file hoặc một website, tạo một light books, hiển thị một thư mục,. § Cho phép giáo viên đưa tài liệu và các bài giảng lên Website, cũng như quản lý các bài giảng của mình dưới nhiều dạng khác nhau, với nhiều mức quyền truy cập và nhiều cách bố trí khác nhau (theo chủ đề, theo thời gian, theo kiểu diễn đàn, ..). § Tính phù hợp: Moodle được thiết kế phù hợp với nhiều cấp học, bậc học, trình độ và hình thức đào tạo khác nhau, không chỉ áp dụng trong nhà trường mà có thể áp dụng trong các công ty, tập đoàn, tổ chức.
- Vận dụng, rèn luyện những kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá kiến thức: kỹ năng đọc sách; phân tích kênh hình; liên hệ thực tiễn, so sánh; kỹ năng làm việc theo cá nhân, theo nhóm,. - Hình thành và rèn luyện nhóm kỹ năng về sử dụng phương tiện kỹ thuật, công nghệ khai thác kiến thức: kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm công cụ; kỹ năng sử dụng và khai thác mạng,. Đây là chương có nhiều kiến thức thực tế nên chúng tôi đặt mục tiêu rèn luyện cho người học ý thức đúng đắn trong việc bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường sống, tích cực phòng chống bệnh truyền nhiễm, tuyên truyền lối sống lành mạnh, tích cực.
Nội dung chính của chương bao gồm hai phần là phần kiến thức cơ bản và phần kiến thức nâng cao, trong đó, kiến thức cơ bản là chủ yếu với những nội dung khái quát về cấu trúc, hoạt động sống,vai trò, ý nghĩa của virut trong cuộc sống cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và thực tế về virus, bệnh truyền nhiễm, miễn dịch. Có thể thấy, đây là chương chứa nhiều nội dung khó, kiến thức trừu tượng, không chỉ yêu cầu học sinh phải chú ý, theo sát mò còn đòi hỏi phải có sự liên hệ thực tiễn. Tuy nhiên, thời lượng giành cho chương này chưa tương xứng với khối lượng kiến thức, do vậy, nhiều kiến thức chưa được đi sâu, trình bày kỹ.
Theo ThS Trương Tinh Hà, giám đốc điều hành mạng giaovien.net đã chỉ ra năm nhược điểm ở Website giỏo dục Việt Nam đú là: chưa nhận định rừ trỡnh độ và chưa xác định đúng đối tượng; chưa chuẩn bị tốt các tài liệu phục vụ công tác giảng dạy; Website mắc nhiều lỗi thiết kế; thiếu tính tương tác; thiếu tính cập nhật (http:/www.giaovien.net/). - Về mặt lý luận dạy học: Việc dạy học qua mạng mới thực sự chỉ được tiến hành hiệu quả ở một số khâu của quá trình dạy học (như ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh giá), trong khi một quá trình dạy học hoàn thiện, đòi hỏi phải được thực hiện theo một trình tự gồm các bước: kiểm tra kiến thức đầu vào → học kiến thức mới → ôn tập củng cố → kiểm tra đánh giá. Do vậy kiến thức được đưa lên phải khắc phục được tính khô cứng, tránh những kiến thức gây nhàm chán đối với học sinh, tăng lượng kiến thức mang tính ứng dụng cao, kiến thức liên quan theo chủ đề được quan tâm, kiến thức bổ sung cho sách giáo khoa và kiến thức trên lớp, có thể dựa theo nhu cầu của người học nhưng vẫn phải đảm bảo nội dung chương trình.
GV và HS hiện nay còn thiếu kỹ năng dạy và học qua mạng, không chỉ về mặt sử dụng và khai thác công nghệ mà cả về phương pháp dạy và học, đây là một trở ngại không nhỏ cho việc dạy học sinh học nói riêng và dạy học nói chung, cả ở trong nhà trường và trong đào tạo qua mạng. Bài dạy kết hợp, tùy theo mức độ, được xây dựng dựa trên cơ sở: (1) những nguyên tắc dạy học trong lí luận dạy học bao gồm hệ thống 8 nguyên tắc; (2) những nguyên tắc xây dựng bài giảng E - learning, Website dạy học; (3) những nguyên tắc thiết kế nội dung dạy học bộ môn, cụ thể trong dạy học sinh học. Đối với các Website dạy học sinh học, ngoài những nguyên tắc xây dựng trên còn phải đảm bảo các nguyên tắc xây dựng nội dung môn sinh học ở trường THPT là nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và hợp trình độ học sinh; nguyên tắc hệ thống của nội dung bộ môn sinh học phổ thông; nguyên tắc kỹ thuật tổng hợp; nguyên tắc liên môn và nội môn [I.36,tr30-35].
- Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức, rèn kỹ năng sử dụng một số phần mềm thông dụng và mạng Internet. Với quy trình xây dựng cấu trúc và nội dung như đã trình bày trong hai ví dụ trên, việc phân chia nội dung và tỉ lệ kết hợp giữa các khâu của quá trình dạy học trong dạy học chương III "Virus và các bệnh truyền nhiễm" được tóm tắt trong bảng 2.6 và bảng 2.7. § GV: Tổ chức các hoạt động lĩnh hội tri thức mới cho học sinh viên, sử dụng những phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh, với sự hỗ trợ của CNTT & TT.
§ HS thực hiện những yêu cầu GV đã đưa ra theo trình tự trong hướng dẫn để lĩnh hội kiến thức mới như làm bài tập, trả lời câu hỏi, thảo luận chủ đề theo nhóm, tham gia diễn đàn,. Đây là dạng bài nghiên cứu thực tế chúng tôi đề xuất phương án dạy học kết hợp theo ba bước: (1) Chuẩn bị phân công trên lớp (2) Thu thập tài liệu, trao đổi và làm bài qua mạng (3) Trình bày, thảo luận, đánh giá kết quả trên lớp.
§ Khắc phục những hạn chế do tính chất định biên về mặt thời gian của một tiết học trên lớp với yêu cầu đòi hỏi học sinh phải nắm chắc, hiểu sâu nội dung bài học và hình thành nhiều kĩ năng, thái độ trong một thời gian ngắn. Giúp học sinh hình thành thói quen tự giác, tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng khai thác và xử lí thông tin, tư duy năng động, sáng tạo nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm đáp ứng yêu cầu của chương trình THPT trong tình hình mới. § Nội dung bài dạy do giáo viên thiết kế đưa ra để dạy qua mạng có thể chưa truyền tải được nội hàm tri thức khoa học một cách chính xác vì chưa được các chuyên gia thẩm định nên cần lường trước những sự cố ngoài ý muốn gây phản cảm và mất lòng tin ở học sinh.
§ Học kết hợp có thể áp dụng được với các đối tượng như: học sinh trường chuyên, lớp chọn; học sinh thành phố có học lực khá trở lên, tính tự giác cao; sử dụng với chương trình ôn luyện học sinh giỏi. Chúng tôi đã đề xuất quy trình xây dựng mô hình học kết hợp gồm bốn bước, áp dụng vào thiết kế cấu trúc và nội dung dạy học chương III “Virus và các bệnh truyền nhiễm” (Sinh học 10 THPT) bao gồm: (1) Phân tích cấu trúc nội dung của bài, của chương học hoặc của phần học muốn dạy kết hợp; (2) Xác định những mục tiêu cần đạt được tương ứng với nội dung; (3) Đánh giá đặc điểm và phương án dạy phù hợp với từng nội dung kiến thức cũng như từng khâu của quá trình dạy học; (4) Đề xuất cấu trúc bài dạy học kết hợp. Xây dựng được phương án tổ chức bài dạy theo mô hình học kết hợp chương III “Virus và các bệnh truyền nhiễm” (Sinh học 10 THPT, nâng cao) tại địa chỉ http://biology.edumoot.com/, được đánh giá là có ý nghĩa về mặt lý luận, có cấu trúc tương đối hợp lý và có thể triển khai thí điểm trong thực tế.
Chúng tôi đã xây dựng được mô hình học kết hợp giữa hình thức tổ chức dạy học trên lớp và hình thức tổ chức dạy học qua mạng Internet với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle. Nghiên cứu hoàn thiện mô hình đã xây dựng để áp dụng dạy chương trình sinh học lớp 10 và chương trình sinh học THPT trong nhà trường theo mô hình học kết hợp, tạo tiền đề hướng tới dạy học hoàn toàn qua mạng.