Ngôi nhà của người Thái Trắng ở xã Mường Chiền, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La: những giá trị văn hóa dân tộc và sự biến đổi

MỤC LỤC

Đối tượng, phạm vi, địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu về các yếu tố phong tục tập quán, nghi lễ liên quan đến ngôi nhà đồng thời tìm hiểu, đưa ra những giá trị văn hóa tộc người thể hiện qua ngôi nhà của người Thái. Địa bàn nghiên cứu chính để chúng tôi thực luận văn này là xã Mường Chiên huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, là nơi người Thái Trắng cư trú tập trung; đồng thời nơi đây và nhà ở truyền thống của người Thái còn nhiều và cũng có sự biến đổi mạnh về nhà ở của đồng bào dân tộc qua thời gian.

Nguồn tư liệu, Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 1. Nguồn tư liệu

Phương pháp luận

Đề tài căn cứ vào những lý thuyết nghiên cứu, quan điểm duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lê nin; Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta và tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa văn hóa truyền thống; về xây dựng đời sống văn hóa mới tại địa phương.

Phương pháp nghiên cứu

+ So sánh lịch đại: So sánh nhà của người Thái hiện nay với nhà của người thái trước thời điểm 1986 nhằm tìm ra sự biến đổi trong tập quán cư trú của người Thái trong thời điểm hiện tại và trước thời ký đổi mới. - So sánh đồng đại: So sánh nhà sàn của Thái trắng với nhà sàn của người Thái trắng ở địa phương khác trong khu vực cũng như các khu vực phụ cận, nhằm tìm ra sự giống và khác nhau trong cách bố trí, sắp xếp không gian sinh hoạt và tập quán cư trú của người Thái trắng với một số tộc người khác trong khu vực.

Đóng góp của luận văn

Bờn cạnh đú, tỏc giả cũng lưu ý phỏng vấn cả những người trẻ tuổi để thấy rừ xu hướng thay đổi về nhà ở của người Thái trắng hiện nay. - Thảo luận nhóm: Để có được những nhận định, đánh giá về đặc điểm, giá trị và sự biến đổi về ngôi nhà truyền thống của người Thái Trắng.

Bố cục luận văn

Cơ sở lý luận

Ngôi nhà để ở, sản phẩm lao động của mỗi dân tộc là một công trình văn hóa mang tính tổng hợp, mang những sắc thái văn hóa riêng của từng dân tộc, một tiên nghi thích hợp với đặc điểm môi trường thiên nhiên, một trung tâm của mọi hoạt động sản xuất, một biểu hiện của cơ cấu xã hội và của tổ chức gia đình”. Trong nhiều trường hợp, văn hóa tộc người được quan niệm là: toàn bộ những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do các cộng đồng tộc người sáng tạo ra trong quá trình sinh tồn và phát triển, gắn với môi trường tự nhiên và xã hội; nó phản ánh những đặc điểm trong tư duy và lao động sáng tạo của các tộc người trong các giai đoạn phát triển với các thông tin về nội hàm và ngoại hàm phản ánh sự vận động nội tại và trong mối quan hệ văn hóa với các tộc người khách nhau và với văn hóa quốc gia.

Cơ sở lý thuyết

Kiểu nhà đó phụ thuộc vào địa hình của nơi cư trú, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu xây dựng có sẵn ở địa phương và trình độ kĩ thuật của dân cư, vào phương thức sinh hoạt kinh tế của cộng đồng, vào thang bậc của chế độ xã hội mà cư dân đạt tới, vào hình thức tổ chức của gia đình, vào khiếu thẩm mỹ, vào khả năng kinh tế và nhất là các truyền thống văn hóa của mỗi tộc người". Thuyết cấu trúc - chức năng đòi hỏi nhà nghiên cứu văn hóa tộc người, trong đó có nghiên cứu về tập quán cư trú của một tộc người phải thấy được ý nghĩa giá trị văn hóa bên trong, những ý nghĩa sâu sắc, những quan niệm tập tục, về trí thức dân gian, về thế giới quan nhân sinh quan của một tộc người được thể hiện qua kỹ thuật, phong tục làm nhà truyền thống cũng như cách thức sử dụng mặt bằng sinh hoạt, các ghi thức, ghi lễ có liên quan trong ngôi nhà.

Khái quát về địa bàn nghiên cứu 1. Khái quát về tỉnh Sơn La

Theo huyền sử thì “Tổ tiên của họ là tạo Xuông, tạo Ngần bay từ mường trời xuống và phải qua con sông rộng, lắm sóng dữ, ghềnh thác,…” để đến vùng Tây Bắc: Theo “Quam tô mương” (Kể chuyện bản mường): Ngành Thái Trắng chia làm hai ngả vào Tây Bắc Việt Nam: Một ngả từ đầu nguồn sông Đà (Nặm Te), sông Nặm Na di cư xuống và lập mường ở các địa phương thuộc Điện Biên, Lai Châu và ở Mường Chiên - Quỳnh Nhai, Mường Trai và Ngọc Chiến - Mường La. Về sự có mặt của người Thái ở các tỉnh trong vùng Tây Bắc, cho đến ngày nay tuy còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng: cư dân thuộc nhóm tiếng Tày - Thái vốn sinh sống ở vùng cao nguyên Thanh Tạng (Tây Tạng - Trung Quốc), do không chịu thần phục chính sách đồng hóa thôn tính của các triều đại phong kiến Hán tộc nên vào thời điểm cuối thiên niên kỷ thứ nhất đầu thiên nhiên kỷ thứ hai sau công nguyên họ đã ồ ạt tìm đường thiên di xuống phía Nam theo đường sông Mê Công và sông Hồng (người Thái gọi là Nặm Tao) đổ bộ lên Myanma, Lào vào vùng Tây Bắc Việt Nam.

Những tri thức dân gian về xây dựng và bố trí nhà ở truyền thống Nhà sàn của người Thái nói chung, người Thái Trắng ở xã Mường

Người Thái rất chú trọng đến không gian dành cho việc dệt vải, người Thái quan niệm: “Ngày xưa con gái mà không biết dệt vải thì không lấy được chồng" vì những của hồi môn của người Thái ngày xưa do chính bàn tay các cô gái làm ra như cái gối, cái chăn, cái đệm, cuộn vải. Về mùa đông, bếp lửa dùng để tiếp khách cả chủ và khách ngồi quây quần, chia sẻ những câu chuyện về cuộc sống để thấy mối quan hệ thêm khăng khít, gần nhau hơn.

Mặt bằng sinh hoạt thể hiện trong nhà ở của người Thái Trắng

Khu vực phía trước (còn gọi phí quản) và phía ngoài gần như dành riêng cho con trai chưa vợ của gia chủ và khách nam, khu vực phía sau (còn gọi phí xí) và phía trong chủ yếu dành cho con gái gia chủ, nối tiếp gian thờ tổ tiên là gian ngủ của bố mẹ (chủ nhà) tiếp đó các gian được ngăn bằng màn gió hoặc chăn đệm ra thành từng gian làm buồng ngủ cho con trai đã có vợ xếp theo thứ bậc từ trên xuống dưới sau đó mới đến gian ngủ của vợ chồng con gái chưa về nhà chồng (pày tốc pậư). Trong gian ngủ phần phí trên đầu giường (tính hồ) của từng gian ngủ được trang trí rất gọn gàng và đẹp mắt của các bộ chăn đệm, gối thêu hoa văn, gian ngủ của các thành viên trong gia đình còn là nơi cất giữ quần áo, tư trang, tiền bạc cất trong cái giỏ đan bằng mây (gọi là bem) hoặc hòm gỗ (đặc biệt là gian ngủ của con dâu và con gái được quan tâm trang trí nhiều hơn).

Một số dụng cụ gia đình được đặt ở vị trí trong ngôi nhà

Ống nước hay còn gọi là ống bương (bẳng nặm) là gióng mai to với một bên đầu mắt để làm đấy có đường kính khoảng 10cm, dài khoang 50cm, được tước bỏ lớp vỏ ngoài cho thành mỏng và nhẹ hơn rồi vạc bớt một phần miệng, phần còn lại khoét lỗ tạo thành tai ống để mắc vào đòn gánh. Các hình thức bố trí mặt bằng sinh hoạt, các dụng cụ được sử dụng trong gia đình truyền thống, các phong tục tập quán cũng là hệ thống các tri thức dân gian cũng như hệ thống quan niệm sống, cái nhìn nhân sinh quan, vũ trụ quan của con người đối với cuộc sống của họ đồng thời còn thể hiện giá trị vật chất, giá trị tinh thần được chứa đựng trong ngôi nhà.

Phong tục, tập quán diễn ra trong ngôi nhà

Vào dịp tết lễ, nhất là tết Thanh Minh người Thái có tập quán làm xôi màu gọi là xôi ngũ sắc, đây là món ăn đặc trưng, thể hiện văn hóa ẩm thực, độc đáo của người Thái (màu trắng, vàng, xanh, đỏ, tím tượng trưng cho Ngũ hành: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, trong đó màu đỏ tượng trưng cho mặt trời, màu vàng tượng trưng cho mặt trăng) để dâng cúng tổ tiên với quan niệm cho rằng khi dùng loại xôi này làm lễ cúng thì ma quỷ không dám đến tranh cướp, giành phần. Đứa trẻ khi sinh ra được một bà mụ đỡ, tắm rửa và cắt rốn, cuống rốn đứa trẻ được phơi khô và cất kĩ, đến khi sinh con thứ hai, thứ ba trở đi người mẹ sẽ lấy cuống rốn khô của các con buộc lại với nhau, vì quan niệm của đồng bào làm như vậy để các con được khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, biết đoàn kết đùm bọc lẫn nhau.

Những giá trị văn hóa dân tộc thể hiện qua ngôi nhà

Sàn nhà là nơi sinh hoạt của con người, trong đó bao gồm sinh hoạt tự nhiên như ăn, uống, nghỉ đến các hoạt động lao động sản xuất thủ công trong gia đình như đan lát, dệt vải, thêu thùa, giã gạo, chế biến lương thực, thực phẩm và các hoạt động văn hóa tinh thần khác. Tất cả những kiêng kỵ trong quá trình làm nhà cũng như diễn ra trong ngôi nhà sàn đều mang tính triết lý thể hiện đời sống tinh thần và quan niệm về thế giới quan, nhân sinh quan của người Thái trong đó nó hàm chứa những ý nghĩa nhất định cả về tâm linh và thực tiễn mang tính nhân quả nhất định.

Các yếu tố biến đổi về nhà ở

Theo ông Lù Văn Hương (57 tuổi) ở bản Quyền xã Mường Chiên cho biết: "Sự biến đổi về các nguyên vật liệu, kiến trúc và không gian sinh hoạt của ngôi nhà sàn hiện nay mặc dù làm mất đi tính truyền thống nhưng đã tạo sự tiện ích trong sinh hoạt của đồng bào, mở rộng không gian sinh hoạt, đồng thời tạo môi trường sạch sẽ hơn trong sinh hoạt khi không nhốt gia súc gia cầm dưới gầm sàn". Một số gia đình người Thái vẫn sống trong ngôi nhà sàn của mình nhưng cho dựng thêm nhà phụ là nhà trệt dùng làm kho chứa thóc lúa, đồ gia dụng và đồng thời là nhà bếp để nấu nướng, ăn uống hàng ngày, vì thế, một số bộ phận trong ngôi nhà sàn được thay đổi như bếp nấu ăn đặt tại vị trí truyền thống nay đã làm bỏ hẳn hoặc chỉ còn lại phần nền bếp; gác bếp, gác xép cũng được bỏ đi tạo sự thoáng mát và rộng hơn cho không gian ngôi nhà sàn.

Các yếu tố tác động đến sự biến đổi

Hiện nay, số lượng nhà sàn ở xã Mường Chiên vẫn duy trì, mặc dù vậy, trong tương lai khả năng để duy trì xây dựng các ngôi nhà khác là rất khó bởi không còn nguồn nguyên vật liệu tự nhiên khai thác cho việc dựng nhà mới, thậm chí, những ngôi nhà cũ còn lại do tồn tại lâu năm nên một số bộ phận hư hỏng cần thay thế, việc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu để thay thế đối với đồng bào cũng là vấn đề khó khăn vì nguồn tài nguyên rừng hầu như bị cạn kiệt, đồng thời với các chính sách cấm khai thác rừng được áp dụng chặt chẽ. Nền kinh tế thị trường được hình thành ở Mường Chiên cùng với sự thông thương buôn bán với các vùng miền khác; sự phát triển của cơ sở hạ tầng, các hình thức tiếp cận văn hóa mới xuất hiện như truyền thanh, truyền hình; số lượng con em dân tộc Thái đi các tỉnh thành khác học tập, lao động ngày càng nhiều có sự giao lưu thường xuyên với các dân tộc khác tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao lưu, hội nhập và phát triển.

Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa về nhà ở của người Thái

Các di sản văn hóa của người Thái cần được chú ý kiểm kê bao gồm: Di sản văn hóa vật thể (trang phục, nhà ở truyền thống, các vật dụng phục vụ sinh hoạt truyền thống của đồng bào) và di sản văn hóa phi vật thể (tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian, bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyền cười, truyện ngụ ngôn, hát ru, hát then và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết; nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát và các hình thức trình diễn dân gian khác;. Tiến hành nghiên cứu, sưu tâm các hiện vật gốc và mang tính lịch sử liên quan đến văn hóa ngôi nhà sàn truyền thống của người Thái Trắng ở tỉnh Sơn La nhằm mục đích bảo quản, lưu giữ chúng để làm tư liệu phục vụ các công tác nghiên cứu khác đồng thời nhằm phát huy giá trị văn hóa của các hiện vật nhằm phục vụ cho công tác trưng bày, tuyên truyền, giới thiệu khách tham quan, giáo dục cho quần chúng nhân dân về truyền thống văn hóa dân tộc, tạo niềm tự hào về văn hóa dân tộc.