MỤC LỤC
Về phía các doanh nghiệp, trên cả nước hiện có khoảng gần 1000 doanh nghiệp tư vấn xây dựng, bao gồm đủ các ngành chủ chốt xây dựng, từ trung ương đến địa phương, bao gồm đủ mọi thành phần kinh tế, trong đó 70% là doanh nghiệp nhà nước, 27% là công ty ngoài quốc doanh và 3% công ty liên doanh nước ngoài , một số rất ít công ty tư vấn xây dựng với 100% vốn nước ngoài và công ty cổ phần, khoảng 300 tổ chức chuyên về tư vấn xây dựng , số còn lại làm thêm nhiều việc khác. Các doanh nghiệp này đã cố gắng đầu tư chiều sâu: Nơi làm việc, thiết bị văn phòng, máy móc do đạc, thí nghiệm, nối mạng máy tính, lập các cơ sở dữ liệu (đã có nhưng còn rất ít), trang bị các phần mềm; Chú trọng đào tạo, huấn luyện bằng mọi hình thức: Tại chỗ, cử đi học, tìm đối tác liên doanh để được chuyển giao công nghệ, nắm bắt các kỹ thuật mới; Cải tiến quản lý theo cơ chế thi trường, chủ động tìm việc, tăng cường chất lượng, hạ giá thành, tạo uy tín trong và ngoài nước.
Trong hệ thống thiết bị kiểm tra sức chịu tải CKN theo phương pháp thử tải tĩnh truyền thống ta cần phải quan tâm giải quyết vấn đề tự động bù tải và lưu giữ số liệu nhằm đánh giá chính xác sức chịu tải của CKN đảm bảo độ tin cậy cần thiết đồng thời cũng giúp cho công việc kiểm tra đánh giá thử nghiệm chất lượng cọc được thực hiện thuận tiện: tự động bù tải, tự động lưu giữ số liệu, khống chế lực nén, khống chế độ lún theo yêu cầu… Những công việc này hiện nay ở nước ta vẫn tiến hành theo cách thủ công. Căn cứ vào các yêu cầu cụ thể của qui trình kiểm tra sức chịu tải CKN theo phương pháp thử tải tĩnh, dựa trên các thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới, nhóm nghiên cứu đề xuất sử dụng BNTLTĐBT nhằm tự động hóa các thao tác thí nghiệm kiểm tra; “số hóa” toàn bộ quá trình thu nhận số liệu; tự động bù tải, tự động lưu giữ số liệu, khống chế lực nén, khống chế độ lún theo yêu cầu….
Do đó, để tăng sức chịu tải của đáy CKN có thể sử dụng các giải pháp tăng diện tích mặt cắt ngang đáy cọc bằng cách mở rộng đáy (có thể trước và sau khi đổ bê tông cọc); tăng cường độ đất nền đáy cọc và huy động sớm sức chịu tải đáy cọc ở trong giới hạn độ lún cho phép bằng cách gia tải trước. Tại Trung Quốc, người ta đã thông qua thử nghiệm trên mô hình và thử nghiệm ngay tại hiện trường để rút ra kết luận về cơ chế phá hoại sơ bộ của đất nền và thu được những số liệu chứng tỏ trạng thái chịu lực của đất nền thi công CKN mở rộng đáy là phù hợp với kết quả thực hiện trên mô hình.
Các giải pháp được đề xuất điều khiển tự động thiết bị nhằm điều khiển và tự động hóa toàn bộ các hoạt động của dây chuyền thiết bị: Số hóa và kiểm soát chiều sâu của CXMĐ, trọng lượng xi măng phun vào đất nền và hiển thị trên màn hình trong suốt quá trình thi công; Sử dụng biến tần thay đổi tốc độ quay của động cơ điều chỉnh lượng xi măng phun; Tự động điều chỉnh lượng xi măng phun theo tốc độ rút của mũi khoan đảm bảo độ đồng đều tỷ lệ xi măng đất theo yêu cầu thiết kế với sai số ≤4%; Tự động đóng mở các van xi măng - khí phù hợp với các thao tác; Lưu giữ kết quả thi công cho từng CXMĐ. Phần thép nằm trong vùng mực nước thay đổi (splash zone) được thiết kế bọc bê tông từ sàn bê tông đến dưới mực nước thấp nhất 1m. Phương án bảo vệ cho phần thép ngập trong nước biển và trong bùn sẽ kết hợp hai phương pháp sơn phủ và bảo vệ catốt bằng anốt hy sinh. Viện Khoa học và công nghệ Giao thông Vân tải là thầu phụ thiết kế và giám sát quá trình thi công hệ thống chống ăn mòn cho các cọc thép, ngoài ra còn kiểm tra hiệu quả bảo vệ và đưa ra các quy trình bảo trì, bảo dưỡng cho hệ thống. Toàn cảnh cảng xuất sản phẩm NMLD Dung Quất. Trong quá trình thi công đã nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến chống ăn mòn. Việc bọc bê tông cho phần splash zone trở nên không khả thi vì một phần do tiến độ thi công, một phần do kỹ thuật thi công. Nếu bọc xong lớp vỏ bê tông trước khi đổ sàn mũ phía trên thì không thi công được hệ thống ván khuôn mà không làm hư hỏng lớp vỏ bọc, còn nếu đổ sàn bê tông trước thì không thể bọc lớp vỏ bê tông đến sát đáy dưới của sàn bê tông mà phải có khoảng cách 1m để thực hiện các thao tác bơm và đầm bê tông. Như vậy phương án bọc bê tông để chống ăn mòn cho vùng splash zone đã bị loại bỏ. Việc thay thế phương pháp bảo vệ khác cũng gặp khó khăn, lúc đầu Ban QLDA dự định sử dụng băng quấn chống ăn mòn để thay thế nhưng băng quấn chỉ bảo vệ tốt phần trên mặt nước còn phần dưới nước khoảng 2,5 m thì không thi công được, thêm vào đó công tác bảo dưỡng sau này gặp nhiều khó khăn. Các phương pháp khác như bọc bằng các lớp nhựa hữu cơ hay cao su clo hoá đều không khả thi, cuối cùng phương án được lựa chọn là sử dụng sơn Alocit tự khô trong nước do hãng IEV cung cấp. Phương án này đảm bảo về kỹ thuật nhưng rất đắt cả về giá sơn, cả về thi công dưới nước. Phần cọc thép ngập trong nước và trong bùn được thiết kế chống ăn mòn bằng 3 lớp sơn dầy 350 àm kết hợp với anốt hy sinh hệ nhụm, mỗi cọc được gắn 1 chiếc anốt A1250 cú khối lượng vật liệu 125 kg. Do tiến độ thi công gấp rút và yêu cầu phải chống ăn mòn cho các cọc thép nên đơn vị thi công đã dựa trên thiết kế cơ sở để đặt mua anốt và lắp đặt từng phần. Trong quá trình thi công thực tế đã gặp phải một số vấn đề chuyên môn về chống ăn mòn mà nhà thầu chính không giải quyết được, do vậy Ban QLDA đã mời Viện KHCN GTVT đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này tham gia giải quyết với tư cách là nhà thiết kế chi tiết chống ăn mòn. Các vấn đề lớn làm chậm tiến độ thi công bao gồm:. Tại một số vị trí do có bãi đá nhô cao nên không thế đóng cọc theo cách thông thường mà phải dùng phương pháp khoan khít. Để thực hiện phương án này cần đổ đất đá đầy lên bề mặt thi công sau đó dựng máy khoan vì tầu khoan không vào được bãi đá. PMC đã không đồng ý sử dụng phương pháp này nếu không có phương án chống ăn mòn cho cọc thép một cách hữu hiệu. Tại mố cầu dẫn các cọc thép cũng nằm trong đất đá không thể bảo vệ bằng các anốt hy sinh như thiết kế cơ sở, PMC cũng không cho lấp kè đá nếu không có biện pháp chống ăn mòn các cọc thép. Các cọc thép trước khi đóng đều được sơn vùng ngập nước như thiết kế nhưng khi đóng rất nhiều cọc đã không đóng đến độ sâu như tính toán vì vướng đá do vậy một phần cọc thép ngập trong nước không được sơn, điều này dẫn đến các anốt A1250 không đủ cho tuổi thọ làm việc là 25 năm. Phương án giải quyết dự định là sơn vá các vị trí hở sơn bằng sơn alocit tự khô trong nước. Phương án này quá tốn kém và khó kiểm soát chất lượng. Ngoài ra còn một số vấn đề khác như tại các vị trí nông không thể hàn anốt vào cọc như thiết kế hay các cọc D912 đã không sơn trước khi đóng do công nghệ đóng cọc sử dụng các ống dẫn hướng sẽ làm bong phần lớn lớp sơn. Xây dựng hệ thống bảo vệ catốt bằng anốt hy sinh. Từ các khó khăn trên Viện KH&CN GTVT đã cử đoàn cán bộ đi khảo sát hiện trường, làm việc với các bên liên quan, đưa ra các giải pháp và thiết kế chi tiết. Bản thiết kế đã được PMC, BV và Viện công trình biển thẩm định và Ban QLDA phê duyệt để thực hiện. Theo thiết kế và cũng là thực tế lắp đặt hệ thống chống ăn mòn, trên toàn cảng lắp đặt 5 loại anốt hy sinh khác nhau trên 2110 cọc với tổng khối lượng lên đến 363 915 kg vật liệu anốt, ngoài ra còn lắp đặt 2 hệ thống bảo vệ bằng dòng điện ngoài để bảo vệ cho 128 cọc thép tại các vị trí không lắp được anốt hy sinh. Đây là hệ thống bảo vệ catốt lớn nhất ở Việt Nam hiện nay, hệ thống sử dụng nhiều loại anốt cả về chủng loại và khối lượng đồng thời kết hợp cả hai phương pháp bảo vệ là anốt hy sinh và dòng điện ngoài. Hệ thống còn được lắp đặt trên cảng xuất sản phẩm dầu rất phức tạp về cấu trúc cũng như các thiết bị đặt phía trên. Tại 6 bến cảng và một số vị trí đặt máy quan trọng có yêu cầu khắt khe về chống cháy nổ. Trên mặt cảng bên cạnh đường đi là hệ thống đường ống dẫn gồm hơn 10 đường ống thép kích thước khác nhau chạy dọc theo cảng vào bờ và đi vào nhà máy trên các khay đỡ. Sau khi lắp đặt xong các anốt hy sinh, chúng tôi đã tiến hành đo điện thế bảo vệ các cọc thép trên toàn bộ bến. Mỗi cọc được đo từ 3-4 điểm, gần anốt nhất, trên mặt nước và dưới đáy bùn. Kết quả trung bình cho mỗi trụ được thể hiện trong bảng 1. Hệ thống bảo vệ bằng dòng ngoài lắp đặt sau và do hãng IEV đảm nhận. Điện thế bảo vệ trung bình của các trục. mV) TT Trụ Trục.
Đối với phương tiện sử dụng trên đường sắt điện khí hoá là loại hình phương tiện chưa được sử dụng ở Việt Nam, việc nghiên cứu đưa ra cấp, chu kỳ và nội dung của các cấp sửa chữa là cần thiết để đưa ra quy trình công nghệ, thiết kế và xây dựng các cơ sở bảo dưỡng sửa chữa trước khi đưa các hệ thống đường sắt điện khí hoá chạy trên đường sắt quốc gia cũng như đường sắt đô thị và vận hành. Thiết bị loại này thích hợp với thiết bị khoan lỗ đường kính nhỏ, chiều sâu thấp (<30m), do thiết bị gọn nhẹ nên có thể vác vai thi công trên các địa hình hẹp, số lượng ít. + Thiết bị khoan xiên dẫn động điện. Dùng động cơ điện liền hộp giảm tốc cơ khí dẫn động cần khoan, loại này có ưu điểm sau:. - Thiết bị gọn nhẹ. - Mô men quay lớn, có thể khoan được mũi khoan có đường kính lớn, độ sâu trung bình - Thiết bị rẻ tiền, các phụ kiện có sẵn trên thị trường, dễ thay thế. - Hiệu suất truyền động cao Nhược điểm. Kiểu truyền động này thường được dùng trên các máy khoan có đường kính mũi khoan từ Φ100 – Φ140 mm, chiều sâu lỗ khoan đến 60m. Qua phân tích đánh giá ta thấy, mỗi kiểu truyền động có những ưu nhược điểm khác nhau, mỗi loại phát huy được ưu điểm trong các điều kiện khai thác nhất định. Xét thấy điều kiện yêu cầu của ta là đường kính lỗ khoan Φ130 - Φ 180, chiều sâu khoan tối đa đến 60m, địa hình là mái dốc có độ cao lớn, diện tích rộng, phương án dùng động cơ điện liền hộp giảm tốc dẫn động cần khoan là phù hợp. Thiết bị loại này có kết cấu nhỏ gọn, nhẹ nhàng và tạo ra mô men quay tương đối lớn, hiệu suất truyền động cao vì dẫn động trực tiếp, không qua hệ khí nén hoặc thủy lực. Phương án thiết kế hệ di chuyển. Hiện có nhiều thiết bị khoan xiên với các kiểu di chuyển khác nhau tùy theo mức độ hiện đại, công suất thiết bị, tải trọng thiết bị, địa hình thi công.. Trong đó các kiểu di chuyển điển hình gồm có:. + Thiết bị khoan xiên tự hành gắn trên máy cơ sở có sẵn như máy xúc, cần cẩu.. + Thiết bị khoan xiên tự hành chuyên dụng. + Thiết bị khoan xiên không tự hành, di chuyển bằng tay trên giàn giáo + Thiết bị khoan xiên mini vác vai không cần giàn giáo. Thiết bị khoan tự hành bằng cáp treo Thiết bị khoan mini vác vai. Thiết bị khoan xiên di chuyển trên giàn giáo Thiết bị khoan xiên tự hành bánh xích Hình 2. Một số kiểu di chuyển điển hình của thiết bị khoan xiên. Sau khi khoan tạo lỗ xong, ta còn phải thực hiện các bước tiếp theo như: luồn cáp, bơm vữa, căng kéo cáp, bơm vữa bảo vệ và hoàn thiện bề mặt..do vậy phương án dùng máy khoan xiên di chuyển bằng tay trên giàn giáo có nhiều ưu điểm và phù hợp hơn cả, nó không những chỉ phục vụ cho mỗi công tác khoan lỗ mà còn dễ dàng cho nhiều người tiến hành thi công các công đoạn khác nhau, rút ngắn thời gian thi công và giảm giá thành. Nhóm nghiên cứu chọn phương án này làm phương án thiết kế cho đề tài. Phương án thiết kế hệ thống thay đổi góc nghiêng cần khoan. Trên các máy khoan kiểu cũ, thay đổi góc nghiêng cần khoan sử dụng hệ ê cu - thanh răng, hoặc bằng cách thay đổi vị trí chốt hãm của thanh giằng. Một số thiết bị hiện nay, việc thay đối góc nghiêng cần dùng xi lanh thủy lực, loại này có ưu điểm nổi bật là điều chỉnh góc nghiêng nhanh, liên tục, lực giữ lớn giúp ổn định giá khoan trong suốc quá trình làm việc. Ta chọn phương án dùng xi lanh thủy lực thay đổi góc nghiêng cần. Phương án thiết kế hệ thống điều khiển chiều sâu khoan. Trên máy khoan xiên, người ta ít dùng xi lanh khí nén điều khiển chiều sâu khoan vì lực nén thấp, điều khiển khó chính xác. Hệ thống điều chỉnh chiều sâu khoan chủ yếu dùng hệ thống truyền động thủy lực dạng xilanh thủy lực hoặc mô tơ thủy lực kết hợp xích tải, loại này có ưu điểm tạo ra lực lớn, ổn định, có khả năng hãm tải rất tốt, ngoài ra nó có thể điều chỉnh được vô cấp lực và tốc độ di chuyển đầu khoan, đây là ưu điểm quan trọng vì đảm bảo độ an toàn cao trong quá trình thi công ở trên sườn dốc có độ cao lớn. b) Phương án dùng mô tơ thủy lực kết hợp với xích tải.