Giải pháp nâng cao năng lực đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty Cổ phần May 10

MỤC LỤC

Các hoạt động chủ yếu của công ty

Công ty Cổ phần May 10 là doanh nghiệp được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam Vinatex. Vận động theo sự chuyển mình của quốc gia, Công ty May 10 đang dần chuyển dịch từ hình thức may gia công theo đơn đặt. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất, kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu ngành may phục vụ cho xuất khẩu và cả tiêu dùng nội địa.

Đồng thời, công ty cũng tham gia vào một số lĩnh vực khác như kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp tiêu dùng; kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân và đào tạo nghề.

Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để đáp ứng các rào cản của nước nhập khẩu

- Luật kiểm soát các sản phẩm gia dụng có chứa các chất nguy hiểm (được kiểm soát bởi Văn phòng An toàn Hóa chất, Phòng Đánh giá và Cấp phép, Cục An toàn Y- dược Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi) mục tiêu của luật này là hạn chế các sản phẩm gia dụng có chứa các chất nguy hiểm, nhờ vậy mà đóng góp vào bảo vệ sức khỏe của dân tộc. Bộ Phỳc lợi và Lao động Nhật Bản chỉ rừ 20 chất nguy hiểm và cú bằng chứng là gây nguy hiểm cho sức khỏe con người như sau (cho đến tháng 9/2007): Hydro clorua, Vinyl Clorua, 4.6-Diclo-7, Kali hydroxit, Natri hydroxit, Tetra clo etylen, Triclo etylen, Tris phosphin oxit, Hợp chất Tris phosphat, hợp chất tributil thiếc, hợp chất triphenil thiếc, hợp chất Bis phosphat, Dieldrin, Benzo anthracen, Benzo pyren, Formaldehyde, Metanol, hợp chất thủy ngân hữu cơ, Axit sunfuric. Tiếp tục cải tiến công tác quản lý, cải tiến các quy trình làm việc đảm bảo ngày càng khoa học hơn; giảm thiểu được các bất cập và lãng phí trong quá trình sản xuất; tăng năng suất lao động góp phần làm tăng trưởng sản xuất kinh doanh.

- Tư vấn về công tác quản lý, tổ chức sản xuất đào tạo, chuyển giao công nghệ…cho các doanh nghiệp trong ngành nhằm tạo ra một hệ thống các doanh nghiệp có trình độ tương đương, có khả năng liên kết, hỗ trợ nhau cùng sản xuất kinh doanh, đối phó với những khó khăn trên thị trường quốc tế. - Tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm bằng cách tập trung nghiên cứu thiết kế mẫu mốt thời trang; tăng cường nghiệp vụ marketing; tìm hiểu và có kế hoạch tiếp cận các thị trường mới giàu tiềm năng; dành 3% doanh thu hàng năm cho việc quảng bá và phát triển thương hiệu. - Thành lập bộ phận marketing chuyên nghiên cứu thị trường và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động quảng cáo, đồng thời xây dựng kế hoạch và đầu tư hàng tỷ đồng mỗi năm vào công tác quảng bá thương hiệu.

Đánh giá chung về mức độ đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc xuất khẩu của công ty

Đối với các doanh nghiệp dệt may, nguyên phụ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng như về màu sắc, chất lượng, độ bền…, trong khi công ty lại không tự sản xuất được nguyên phụ liệu. Nhưng trước những vấn đề về an toàn vệ sinh mà Trung Quốc đã gặp phải trong thời gian qua, thì nguyên phụ liệu nhập khẩu từ thị trường này khó đảm bảo được những yêu cầu khắt khe của các thị trường nhập khẩu hàng may mặc đưa ra. Đối với tiêu chuẩn SA 8000 rất được các nước phát triển sử dụng đối với các mặt hàng sử dụng nhiều lao động, hiện nay công ty cũng mới chỉ đáp ứng được phần nào.

Ngoài ra còn phải kể đến vấn đề môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức, nhất là trong bối cảnh các nước phát triển ngày càng tích cực sử dụng các rào cản xanh để ngăn hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Nếu như ô nhiễm nước thải không được kiểm soát, thì doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều vấn đề nghiêm trọng, phải tốn rất nhiều kinh phí cho việc xử lý môi trường, mới đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định về môi trường, cũng như để phát triển sản xuất, xuất khẩu bền vững, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn “Eco friendly” về môi trường. Việc nâng cấp những máy móc thiết bị đang là hiện đại nhất trên thế giới sẽ gặp phải nhiều khó khăn do trình độ của người lao động Việt Nam còn hạn chế, đa phần là lao động phổ thông, ít được tiếp xúc với khoa học kĩ thuật tiên tiến nên khó vận hành.

Bảng 1.10: Thị trường nhập nguyên phụ liệu theo hợp đồng FOB
Bảng 1.10: Thị trường nhập nguyên phụ liệu theo hợp đồng FOB

CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10

Quan điểm, định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam (bao gồm hàng may mặc)

Chuyển các doanh nghiệp dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang Dệt may Việt Nam tại các đô thị và thành phố lớn. Xây dựng chương trình phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng các vùng trồng bông có tưới nhằm tăng năng suất và chất lượng bông xơ của Việt Nam để cung cấp cho ngành dệt. Xây dựng các trung tâm thời trang, các đơn vị nghiên cứu thiết kế mẫu, các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu và thương mại tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn.

Đối với các doanh nghiệp sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải: xây dựng các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành dệt may có cơ sở hạ tầng đủ điều kiện cung cấp điện, nước, xử lý nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Nhà nước. Triển khai xây dựng các Khu, Cụm công nghiệp dệt may có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường để di dời các cơ sở dệt may có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vào khu công nghiệp. Triển khai chương trình sản xuất sạch hơn trong ngành dệt may, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA8000.

Bảng 2.1: Mục tiêu phát triển
Bảng 2.1: Mục tiêu phát triển

Một số giải pháp thích nghi với các rào cản kĩ thuật nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty cổ phần May 10

    Bên cạnh đó, công ty nên chấm dứt tình trạng giao hàng cho các hộ dân cư gia công tại nhà, vì việc này có thể sử dụng đến lao động trẻ em và điều kiện làm việc tại nhà không đáp ứng được các tiêu chuẩn khi làm việc được quy định như điều kiện ánh sáng, sự thông thoáng cần thiết do đặc điểm của các sản phẩm may mặc là có hàm lượng bông sợi lớn, có thể bay lơ lửng trong không khí. Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, công nghệ, quy trình sản xuất theo đúng mẫu hàng và tài liệu kĩ thuật bên đặt hàng cung cấp về mã hàng, quy cách kĩ thuật, nhãn mác, đóng gói, bao bì.Doanh nghiệp cần phấn đấu xuất khẩu theo điều kiện CIF, chủ động thuê tàu vận chuyển và bảo hiểm, tránh rủi ro tổn thất và suy giảm chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, các yêu cầu về môi trường thay đổi rất nhiều với các mức độ phát triển kinh tế, nên khi xây dựng chính sách về môi trường, mức độ phát triển của đất nước và cơ sở hạ tầng về môi trường của mình nên được cân nhắc đầy đủ, tránh đưa ra mục tiêu không thể đạt được và tạo áp lực lớn cho các doanh nghiệp.

    - Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: cần tổ chức các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng nguồn lao động; mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế- kỹ thuật và cán bộ pháp chế, cán bộ bán hàng chuyên ngành Dệt may; mở các khóa đào tạo về thiết kế và phân tích vải, kỹ năng quản lý sản xuất; cử cán bộ, học sinh tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài chuyên về quản lý và thiết kế thời trang; xây dựng trường Đại học Dệt may và Thời trang để tạo cơ sở vật chất cho các lớp đào tạo. Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, các nước phát triển luôn thúc ép các nước đang phát triển phải đẩy nhanh quá trình hội nhập, mở cửa thị trường, thực hiện tự do hóa thương mại, cắt giảm thuế quan.Nhưng ngược lại, những nước phát triển lại luôn luôn tìm mọi cách đặt ra các rào cản thương mại nhằm mục đích bảo hộ sản xuất trong nước, làm giảm sức cạnh tranh của những hàng hóa xuất khẩu của những nước nghèo đang phát triển. Tuy nhiên, với thực lực của các doanh nghiệp trong ngành dệt may của Việt Nam như hiện nay, trình độ sản xuất vẫn còn yếu kém nên khó có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của thị trường quốc tế, thiếu kĩ năng và kinh ngiệm trong thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế, cộng với sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các nước đang phát triển…thì để có thể tạo dựng được thị phần tại các thị trường khó tính, không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng của từng doanh nghiệp riêng lẻ như công ty cổ phần May 10, mà còn cần sự tác động tích cực từ phía Hiệp hội dệt may và Nhà nước.