MỤC LỤC
- Việc nâng cao vốn tự có của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay sẽ góp phần giảm lãi suất cho vay trong nền kinh tế vì hai lẽ: một mặt vì vốn tự có không phải trả lãi, nên ngân hàng có điều kiện giảm được chi phí đầu vào từ đó giảm được lãi suất cho vay trong nền kinh tế. Trong thực tế, không một ngân hàng nào trên thế giới này có thể đoán chắc rằng trong cuộc đời hoạt động của mình sẽ không gặp bất kỳ rủi ro tín dụng nào, dù rằng trước khi ra quyết định cho vay ngân hàng đã tính toán và cân nhắc kỹ các yếu tố liên quan đến uy tín, khả năng tài chính, khả năng trả nợ của người vay.
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho chúng ta thấy rằng, đến cuối năm 2005 tốc độ tăng của khu vực II(công nghiệp,xây dựng) và khu vực III(thương mại, dịch vụ) tăng khá cao trong GDP và đến tháng09 năm 2006, tiếp tục tăng cao ở khu vực III. Điều này chứng tỏ kinh tế của tỉnh Long An đã có bước chuyển biến mới: chuyển từ kinh tế nông nghiệp thuần túy sang hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển thương mại dịch vụ theo hướng hội nhập WTO.
+Các NHTM Cổ phần gồm NHTM cổ phần nông thôn Rạch Kiến và các chi nhánh NHTM CP như Sài Gòn Thương Tín, NHTMCP Đệ Nhất, NHTMCP Á Chaâu. Các Ngân hàng rất quan tâm đến xây dựng cơ sở vật chất từ trụ sở làm việc, các phương tiện giao dịch để mở ra nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, phong phú, cung cấp nhiều sản phẩm ngân hàng hiện đại để đưa đồng vốn đến tận vùng sâu, vùng xa của tỉnh đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh thúc đẩy kinh tế địa phương phát trieồn.
Từ khi ra đời, các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An đã thực hiện tốt các khoản thanh toán về chi trả hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp và cá nhân), việc thanh toán trở nên tiện lợi và tiết kiệm được nhiều chi phí, mọi quan hệ thanh toán được thực hiện bằng cách các chủ thể mở tài khoản tại ngân hàng và yêu cầu ngân hàng thực hiện các khoản chi trả hoặc ủy nhiệm cho ngân hàng thực hiện việc thu nhận các khoản tiền vào tài khoản của mình. Việc tạo tiền của Ngân hàng thương mại đến lúc nào đó, giới hạn nào đó sẽ lôi cuốn việc phát hành thêm tiền của Ngân hàng Nhà nước, bởi vì việc tạo tiền có khả năng làm cho các NHTM mất khả năng chi trả tiền mặt và lúc đó Ngân hàng Nhà nước phải cho các Ngân hàng thương mại vay để bù đắp thiếu hụt thanh khoản.
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc, thanh toán quốc tế khi được Tổng giám đốc cho phép; bảo lãnh và tái bảo lãnh, vay vốn đầu tư phát triển trong phạm vi được Tổng giám đốc uỷ quyền. Những khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh như ở huyện Bến Lức, huyện Cần Giuộc, huyện Đức Hòa do nước ngoài đầu tư tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh nên chủ yếu giao dịch với các Ngân hàng ở thành phố Hồ Chí Minh.
Long An là tỉnh giàu tiềm năng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng để khai thác có hiệu quả các tiềm năng đó cần phải có một nguồn lực để đầu tư cả chiều rộng lẫn chiều sâu; quan trọng hơn cả là khơi tăng nguồn vốn tín dụng Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. + Trong hệ thống NHTM QD thì chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với mạng lưới rộng khắp các huyện thị trong tỉnh luôn giữ thị phần trên 50%, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Tỉnh chiếm 17%, Chi nhánh Ngân hàng đầu tư phát triển Tỉnh 10%.
(Nguồn: Báo cáo của chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh Long An) Doanh số cho vay tăng lên hàng năm với tốc độ khá cao, đã chứng tỏ các NHTM trên địa bàn đang mở rộng mạng lưới đầu tư đến mọi thành phần kinh tế, tập trung mọi nguồn vốn đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, các dự án chương trình kinh tế trọng điểm, xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao doanh số cho vay một cách ổn ủũnh. Từ năm 2004, 2005, các chi nhánh NHTM cổ phần như Sài Gòn Thương Tín, NHTMCP Á Châu, NHTMCP Đệ nhất từ Thành phố Hồ Chí Minh mới mở chi nhánh tại Long An làm cho các NHTM trên địa bàn tỉnh thêm đa dạng, phong phú, cạnh tranh sôi nổi hơn (trước năm 2004, trên địa bàn chỉ có 1 NHTM CP nông thôn Rạch Kiến).
Hiện nay, cơ chế thị trường cạnh tranh quyết liệt; các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất….đồng vốn của họ trực tiếp bỏ ra để đầu tư nên họ ra sức phấn đấu nâng cao năng lực quản trị điều hành, tăng gia sản xuất nên hiệu quả kinh doanh ngày càng được nâng cao. Năm 2004 dư nợ ngắn hạn tăng cao nguyên nhân là do năm 2003 một số doanh nghiệp nhà nước lớn trên địa bàn làm ăn thua lỗ, nợ ngân hàng bị đóng băng, làm chất lượng tín dụng giảm sút nghiêm trọng, nên bước sang năm 2004, các NHTM trên địa bàn đã đa dạng hóa các đối tượng đầu tư, tìm kiếm khách hàng mới với hy vọng nâng dư nợ cho vay để giảm tỷ lệ nợ quá hạn.
(Nguồn: Báo cáo của chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh Long An) Qua số liệu bảng 2.8 chúng ta thấy rằng mặc dù các NHTM cho vay ngành nông lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ vì tỉnh Long An chủ yếu phát triển về nông, lâm nghiệp. Long An không thể giữ mãi nông nghiệp truyền thống “con trâu đi trước cái cày” mà phải kịp thời tiếp thu những thành tựu khoa học, kỷ thuật mới để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy mạnh những mặt hàng xuất khẩu chủ lực có giá trị cao như tôm, cua, gạo thơm….
- Bên cạnh một đội ngũ cán bộ chủ chốt có trình độ, kinh nghiệm đã từng công tác trong lĩnh vực ngân hàng, các NHTM trên địa bàn có được đôị ngũ cán bộ trẻ, năng động nhiệt tình trong công tác, tích cực trong việc thu hồi gốc, lãi, nợ quá hạn. Điều này được phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà đến cuối tháng 09/2006 là 10,9%, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà từ nông nghiệp truyền thống sang công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
- Hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An trong những năm qua hầu như chỉ tập trung vào huy động vốn và cho vay vốn, chưa có biện pháp hữu hiệu nhằm khuyến khích và thu hút khách hàng sử dụng tích cực các hình thức khác của tín dụng như: Chiết khấu, bảo lãnh, tín dụng chứng từ, cho thuê tài chính nhằm đa dạng hoá các hình thức cung cấp vốn. Tuy nhiên, do muốn lôi kéo khách hàng về phía mình cho nên các NHTM đã dể dãi trong cho vay, đơn giản hóa thủ tục, không xem xét kỷ càng phương án sản xuất kinh doanh, không tuân theo nguyên tắc trong kiểm tra, thẩm định phương án vay vốn nên chất lượng tín dụng của các NHTM trên địa bàn đáng lo ngại.
Chính vì lẽ đó mà việc cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ cho vay là chưa đạt hiệu quả và chưa có tầm nhìn chiến lược vì lãi suất cho vay ngắn hạn thường thấp hơn lãi suất cho vay dài hạn, nên chưa tối đa hoá được lợi nhuận và có thể ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản. Vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An, cần phải thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, khắc phục triệt để những tồn tại, thiếu sót trên cơ sở phát huy hơn nữa những mặt tích cực, góp phần tạo nên những động lực mạnh mẽ đưa hoạt động của các NHTM trên địa bàn ngày càng mở rộng, ổn định, an toàn và hiệu quả.
Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là đẩy mạnh phát triển kinh tế, trên cơ sở phát huy những lợi thế về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, từng bước phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để tạo cơ sở vững chắc cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Cho vay vốn gắn với việc hình thành các vùng nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, phát triển kinh tế hộ, phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, thúc đẩy liên kết các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu vay vốn của các loại hình doanh nghiệp, cho vay tiêu thụ hàng hóa nông lâm thủy sản và mua vật tư.
- Chính Phủ cùng với các Bộ, Ban, ngành, chính quyền địa phương có giải pháp nhanh chóng triển khai hoạt động quỹ bảo lãnh tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì với thực trạng của các doanh nghiệp hiện nay hầu hết là có vốn tự có thấp, không đủ điều kiện về tài sản, uy tín để tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, hoạt động trong môi trường pháp lý chưa thật sự đồng bộ có nhiều kẻ hỡ; Một số doanh nghiệp làm ăn không đúng đắn, lợi dụng để lừa đảo. - Cơ cấu lại chi nhánh theo chiều sâu bao gồm các biện pháp: nâng cao sức cạnh tranh tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo an toàn về vốn, hiện đại hoá ngân hàng, giảm dần tỷ lệ nợ quá hạn, nâng cao năng lực quản trị ngân hàng, tối ưu hoá và cải thiện các dịch vụ kinh doanh truyền thống song song với việc mở rộng các hình thức mới, cung cấp các sản phẩm mới.