MỤC LỤC
Ngày nay, trong công tác thẩm định dự án đã coi trọng quyền lợi của cộng đồng sở tại và đã phải đưa ra những nguyên tắc mang tính chất biện pháp bắt buộc để đảm bảo cộng đồng sở tại được bảo vệ, đảm bảo ý nghĩa của việc đánh giá tác động môi trường. Đây là phương pháp dùng trong chuẩn bị đánh giá tác động môi trường mà trong đó, những cộng đồng sẽ chịu ảnh hưởng của tác động môi trường có thể thấy trước của dự án (gồm cả cộng đồng trong và ngoài vùng dự án) đều được tham khảo ý kiến đầy đủ và phải được phép tham gia đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, yêu cầu này muốn nói rằng phải có sự thống nhất chung giữa các thành viên cộng đồng sở tại về việc chấp nhận rủi ro môi trường do dự án gây ra sau khi dự án được phê chuẩn và có những biện pháp khắc phục cũng như hạn chế những rủi ro.
Nếu thiếu đi sự tích cực của công chung sẽ dẫn đến việc cấu kết của những nhóm lợi ích hẹp và đưa ra những đánh giá thiếu tính khách quan, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường trong tương lai mà chưa có những biện pháp để khắc phục.
Dự án Nhà máy thủy điện Sơn La được Nhà nước ta đặt ra từ những năm 60 và được đẩy mạnh nghiên cứu vào những năm 80 của thế kỷ XX, ngay khi xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, năm 1978, báo cáo tổng quan khai thác thủy điện sông Đà đã được Nhà nước phê duyệt với nội dung sẽ xây dựng hai đập thủy điện là Hòa Bình(thuộc tỉnh Hòa Bình) và Tạ Bú(thuộc tỉnh Sơn La). Công trình thủy điện Sơn La được Chính phủ quyết định xây dựng tại tuyến Pá Vinh II, xã Ít Ong, huyện Mường La tỉnh Sơn La, trên sông Đà là hệ thống phụ lưu lớn nhất trên hệ thống sông Hồng, bắt nguồn từ vùng núi Ngụy Sơn – Vân Nam, Trung Quốc, tổng chiều dài sông Đà 980 km, trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam là 540km. Nhà máy thủy điện Sơ La được xây dựng theo phương án quy hoạch thủy điện trên sông Đà gồm ba bậc: Hòa Bình – Sơn La thấp và Lai Châu( Nậm Nhùn); quy mô công trình ở mực nước dâng bình thường trong khoảng 210-215m (độ cao tùy thuộc vào nghiên cứu thiết kế kỹ thuật, nhưng tối đa không vượt quá 215m).
Bên cạnh đó Sơn La chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho những khu đô thị tập trung lớn và những khu công nghiệp, do đ ó lượng nước thải từ sinh hoạt và hoạt động sản xuất thải trực tiếp vào nguồn nước hoặc ngấm xuống làm ô nhiễm nước mặt lẫn nước ngầm. Một số nguồn gen, loài động thực vật được người dân và các tổ chức, các doanh nghiệp sử dụng, khai thác phục vụ cho mục đích bảo tồn hay cho phát triển kinh tế như cây Măng lay, cây Sơn trà, giống gà đen bổ dưỡng… Tuy nhiên cùng với đó là mâu thuẫn giữa khai thác vì giá trị kinh tế và bảo tồn ngày càng có sự mâu thuẫn. Đặc biệt do khai thác chế biến đá, khai thác cát, sét, sản xuất gạch, ngói, xi măng… và các loại xe vận chuyển cho các công trình xây dựng cùng với việc sinh hoạt đun nấu bằng củi, cháy rừng là những nguyên nhân gây ô nhiễm.Các tuyến đường giao thông đô thị bị ô nhiễm do các loại phương tiện giao thông gây ra.
- Tài nguyên khoáng sản: Sơn La có 2 nguồn nguyên vật liệu xây dựng chủ yếu là đá vôi và sét với trữ lượng khá lớn phân bố tương đối rộng trên địa bàn toàn tỉnh, hiện đang được khai thác mạnh để sản xuất xi măng, gạch, ngói phục vụ nhu cầu xây dựng trong tỉnh và công trình thuỷ điện Sơn La; mỏ sét Nà Pó trữ lượng 16 triệu tấn, mỏ sét xi măng Chiềng Sinh trữ lượng 760 ngàn tấn. Rừng là nơi cung cấp toàn bộ dinh dưỡng cho hệ sinh thái của dòng sông, nhưng đập thủy điện sẽ ngăn nguồn dinh dưỡng này lại, tất cả những chất hữu cơ, dinh dưỡng cho đến dòng sông hạ lưu bên dưới sẽ hoàn toàn bị cạn kiệt thì cá chẳng thể có thức ăn mà sống. Tốc độ dòng chảy khi chảy vào hồ sẽ bị giảm đột ngột, dẫn đến phần lớn bùn cát bị lắng đọng lại trong hồ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sinh thái-môi trường nghiêm trọng trong lòng hồ, vùng thượng lưu hồ và hạ lưu đập, là nguyên nhân của nhiều vấn đề kỹ thuật phức tạp.
Dự án sẽ làm diện tích mặt nước của toàn tỉnh tăng lên, tuy nhiên, như phân tích tác động môi trường ở trên chúng ta thấy rằng, nếu không khắc phục được vấn đề ô nhiễm nguồn nước thì không những mặt nước mở rộng này không có giá trị gì về thủy sản mà ngược lại nó còn. Rừng Sơn La có rất nhiều động thực vật quý hiếm, nó bị thu hẹp sẽ làm mất đi nơi cư trú của rất nhiều loài động thực vật quý hiếm đó, làm mất đi sự cân bằng sinh thái tạm thời và làm suy giảm về số lượng cá thể trong các loại động thực vật quý hiếm. Rừng trên địa bàn tỉnh là mái nhà xanh của đồng bằng Bắc bộ, có chức năng điều tiết cho khí hậu, là rừng phòng hộ ngăn lũ, là nơi có giá trị to lớn về kinh tế, phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và là nơi có nhiều triển vọng cho du lịch sinh thái.
Các chuyên gia cảnh báo rằng, do những trung tâm dân cư ở vùng châu thổ sông Hồng nằm dưới mực nước lũ, vì rừng đã mất, biến đổi khí hậu làm cho mưa bão càng ngày càng nhiều và càng lớn., Sơn La lại là nơi có động đất thường xuyên và mạnh nhất ở Việt Nam( giới chuyên môn đã xác định có sáu nếp gấp địa chất chính, có thể gây ra động đất, gây ảnh hưởng đến công trình thủy điện Sơn La, đứt gãy sông Hồng, Lai Châu- Điện Biên, Sơn La, sông Mã-Pu Mây Tun, sông Đà, Phong Thổ-Nậm Pìa, theo kết quả đo đạc thì từ năm 1990 đến năm 2003, trên khu vực có bán kính 200km quanh công trình thủy điện Sơn La đã xảy ra 1.089 vụ động đất, trong sáu nếp gấp vừa kể, nếp gấp Phong Thổ-Nậm Pìa chỉ cách đập thủy điện Sơn La 5 cây số và trên thực tế, những địa chất ở nếp gấp này đã từng gây ra những trận động đất mạnh đến 5 độ Richter), nên đập thủy điện Sơn La rất dễ vỡ.
- Cùng với việc xây dựng thủy điện, hệ thống đường giao thông, cơ sở hạ tầng cũng được Đảng và Nhà nước chú trọng đầu tư. Vấn đề giao thông sẽ trở nên dễ dàng, tạo ra một môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Nó không những mở ra những tiềm năng du lịch, mà theo đó, nhu cầu sử dụng hàng hóa tăng lên, kích thích sản xuất và đầu tư.
Từ đó mở rộng khả năng lựa chọn các loại hàng hóa đồng thời làm cho giá cả hàng hóa hợp lý hơn đối với người tiêu dùng ở khu vực Tây Bắc. Nhiều nơi trước kia là vùng núi xa xôi hẻo lánh, khi có dự án sẽ trở thành những trung tâm kinh tế, những mảnh đất ven đường, giá trị đất đai ở đây sẽ tăng lên rất nhiều. - Một bộ phận người dân nơi đây sẽ được hưởng sự hỗ trợ về đào tạo của Nhà nước.
Sẽ có thêm nhiều lao động trình độ cao và có tay nghề sẽ được thu hút về Sơn La và công trường thủy điện. Nếu không quản lý tốt, bộ máy quản lý Nhà nước nếu không theo kịp với sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế thì cùng với sự tăng trưởng kinh tế sẽ là vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên vì khai thác bừa bãi cho mục tiêu tăng trưởng, tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình ổn định chính trị gặp nhiều vấn đề…. - Làm suy giảm nguồn tài nguyên đất, suy giảm về mặt chất lượng đất do khả năng chống xói mòn, sạt lở của đất bị giảm nghiêm trọng.
- Tốn kém chi phí và khó khăn trong việc giải quyết bài toán di dân tái định cư sao cho đảm bảo lợi ích của người dân một cách tốt nhất. - Những lo ngại liên quan đến độ an toàn của đập thủy điện Sơn La đối với toàn bộ vùng đồng bằng Bắc bộ.