Nghiên cứu về dòng họ Trịnh Văn ở xã Yên Bái, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

MỤC LỤC

Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 1. Nguồn tài liệu

- Để tăng thêm sự phong phú cho đề tài trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn tìm hiểu, khảo cứu, đi điền dã tại bia ký và nhà thờ Trịnh Cảnh Khuất, Trịnh Cảnh Thụy, nhà thờ họ Nguyễn Hữu và một số dòng họ khác để quay phim, chụp ảnh, nghiên cứu thực địa, thu thập tư liệu. Đồng thời chúng tôi có vinh dự được gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với bác Trịnh Hùng Thịnh (trưởng họ Trịnh Văn (Trịnh Cảnh Thụy), bác Nguyễn Hữu Phong trưởng họ Nguyễn Hữu, bác Nguyễn Hữu Doanh trưởng ban liên lạc dòng họ Nguyễn Hữu,… và các cụ cao tuổi trong hai dòng họ này cùng các con cháu trong họ.

Đóng góp khoa học giá trị thực tiễn của đề tài 1. Đóng góp khoa học

Ngoài ra chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu gia phả với chính sử, từ đó đánh giá, phân tích, tổng hợp, đối chiếu với các nguồn tư liệu khác để xác minh tính chính xác của các nguồn tư liệu khác nhau đã được sưu tầm đồng thời tăng độ tin cậy cho nguồn tư liệu. Hiện tượng “một người làm quan cả họ được nhờ” vẫn còn phổ biến… Từ thực tế trên luận văn góp phần phát huy mặt tích cực, xóa bỏ mặt hạn chế những măt tiêu cực nhằm hướng tới phát huy truyền thống tốt đẹp, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, xã hội văn minh đất nước giàu mạnh.

Bố cục của luận văn

Truyền thống văn hóa - lịch sử xã Yên Bái

Đó chính là nét đẹp được người Yên Bái hun đúc thành truyền thống trong lao động, mà chứng tích còn ghi đậm ở hai khu vực đồng lớn gọi là đồng trước và đồng sau gộp lại hơn 37 xứ đồng chủ yếu trồng lúa, trồng màu, cây công nghiệp, cây ăn quả với các tên gọi cổ như: Ba Cồn, Cây Xi, đồng Cửa, đồng Sào, Mã Lẽ, Vành Lược, Tằng Hà, Giỏ Mang, Nhà Mượn, Cộng Sáu, Đá Rùa, đồng Bái, đồng Tiên, Nhà Thánh, Tam Biểu, Sừng Bò, Đích Nổ, Mã Phố, Mã Muông, đồng Chung, đồng Cheo, Bái Xoài, Bái Thướng, đồng Sú, đồng Quàn, Mã Môi, Mã Toát, Bản Bông, Lòng Mo, đồng Nồn, đồng Lăng, Phốc Xi, Phốc Mỏ, Cửa Khâu, Cầu Đá, Bái Quan, Sào. Hệ thống đền, chùa, đình Yên Bái xưa thờ thần phật, phúc thần, thành hoàng có kiến trúc cổ kính và khá lớn, tiêu biểu như đền Hổ Bái thờ thần Hợp Lang - con trai thứ 11 của Lạc Long Quân, chùa làng Hổ Bái thờ Phật, đình Quảng Đại (nghè Quảng Đại) thờ Tiến sĩ Trịnh Cảnh Thụy và Trịnh Cảnh Huy - là những người có công lập làng, đền thờ Tiến sĩ Trịnh Minh Lương, phủ Bà thờ Mai Hoa công chúa.

Một số dòng họ tiêu biểu ở xã Yên Bái, huyện Yên Định

Yên Bái còn là vùng đất sinh sống của 20 dòng họ lớn nhỏ, các dòng họ này dù có nguồn gốc khác nhau, là bản địa hay từ nơi khác đến, vào khoảng thời gian nào, với lý do gì thì trong quá trình định cư và phát triển, các dòng họ đã hòa nhập với cư dân bản địa, cùng nhau cải tạo tự nhiên, chống thiên tai địch họa tạo thành những xóm làng trù phú, mang những sắc thái văn hóa đặc sắc. Trong đó họ Trịnh Văn là đông và lâu đời nhất.Theo thần phả đền Hổ Bái có ghi: “Người con thứ 11 của Lạc Long Quân và Âu Cơ thời Hùng Vương vãng cảnh sông nước theo dòng sông Mã thấy cảnh đẹp dừng chân tại vị trí đền hiện nay đã gặp ông già họ Trịnh và cho dựng ngôi đền” [30; 473] và ngay trong gia phả họ Trịnh Văn cũng cho biết họ này có từ thời Hùng Vương thứ 11 nhưng các đời từ ngày ấy lại khụng cú sự ghi chộp lại nờn cũng khụng rừ gốc tớch.

Sự mở rộng địa bàn cư trú 1. Dòng họ Trịnh Văn

Trưởng tộc ông Nguyễn Hữu Mãn (liệt sỹ chống Mỹ). Bà cả là Trịnh Thị Tung, sinh được 1 người con gái. Bà hai là Trịnh thị Vui sinh được 2 trai và 1 gái. Trưởng nam là ông Nguyễn Hữu Phong. Thứ nam là ông Nguyễn Hữu Vinh. Trưởng tộc Nguyễn Hữu Phong sinh năm 1962, vợ là Lê Thị Hồng sinh năm 1965, giáo viên trường tiểu học Yên Bái. Ông bà sinh được 1 trai là Nguyễn Hữu Phú và 2 gái. Ngày nay con cháu dòng họ Nguyễn Hữu ở xã Yên Bái, huyện Yên Định ngày càng đông lên tới 1000 đinh và có những cố gắng học tập phát huy truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương, con cháu ngày càng phồn thịnh và để tiếng thơm lưu truyền. Đó là nhờ có nòi giống tốt và công đức lớn của tổ tiên mà con cháu hiện tại đang thừa hưởng. Sự mở rộng địa bàn cư trú. và Yên Định ngày nay). Cùng với việc đi lập nghiệp thì con cháu trong họ đã ở lại các địa bàn đó, an cư lập nghiệp mở rộng địa bàn cư trú ra 8 huyện trong tỉnh: Triệu Sơn, Thạch Thành, Thọ Xuân, Như Thanh, Ngọc Lặc, Tĩnh Gia, Cẩm Thủy và thành phố Thanh Hóa.

Nhà thờ, bia ký, lăng mộ

- Các ông Sinh đồ (Tú tài): Trịnh Cảnh Tiến, Trịnh Cảnh Đỉnh, Trịnh Cảnh Khôi, Trịnh Cảnh Hán, Trịnh Cảnh Điển, Trịnh Cảnh Nhu, Trịnh Cảnh Xuân, Trịnh Cảnh Thuần, Trịnh Cảnh Kính, Trịnh Đắc Huệ, Trịnh Doãn Triều, Trịnh Đắc Dự, Trịnh Cảnh Lưu, Trịnh Duy Phú, Trịnh Duy Bôi, Trịnh Cảnh Quyền, Trịnh Cảnh Trân, Trịnh Duy Tú, Trịnh Cảnh Tranh, Trịnh Cảnh Kiêm, Trịnh Cảnh Vãn, Trịnh Cảnh Lĩnh, Trịnh Cảnh Liên, Trịnh Cảnh Chương, Trịnh Cảnh Phiên, Trịnh Cảnh Lư, Trịnh Cảnh Đột, Trịnh Duy Ức, Trịnh Duy Tu, Trịnh Duy Quỳnh, Trịnh Bá Phùng, Trịnh Bá Bích, Trịnh Bá Đăng, Trịnh Bá Tài, Trịnh Cảnh Hàm, Trịnh Cảnh Hiêm, Trịnh Cảnh Thực, Trịnh Cảnh Hằng, Trịnh Cảnh Hoàng, Trịnh Cảnh Lãng, Trịnh Bá Viên, Trịnh Cảnh Đồng, Trịnh Thế Doanh, Trịnh Cảnh Để, Trịnh Cảnh Cảnh, Trịnh Cảnh Lý, Trịnh Cảnh Tù, Trịnh Cảnh Tốn. Ngoài những khu lăng mộ được dòng họ tập trung xây dựng trong xã thì do điều kiện sinh sống, công tác ở nhiều nơi nữa của các xã khác trong huyện, ở xã ngoài và nhiều tỉnh thành khác trong cả nước thì các khu lăng mộ vẫn được con cháu quan tâm xây dựng theo đúng phong tục tập quán như các khu nghĩa trang ở Đồng Trung, Mùa Cua ở Yên Bái, nghĩa trang ở Yên Tâm, Yên Giang, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Đóng góp về mặt chính trị - xã hội 1. Dòng họ Trịnh Văn

(Tuy nhiên, xung quanh vị thần Đức Ông ở Hàn Sơn, lại có tài liệu nói là thờ Lê Thọ Vực - một danh tướng dưới thời Lê Thánh Tông - người có công lớn trong việc bình Chiêm và mở mang đồn điền, trại ấp ở vùng đất xung quanh Hàn Sơn. Vậy xin nêu để bạn đọc tham khảo và tra cứu thêm). Nhưng vì có bố vợ là quan Thượng thư Trương Quốc Hoa (mà đương thời gọi là ông Thượng Đen người A Đô, nay thuộc xã Yên Trung, Yên Định) vì thua trận đã cùng Trịnh Cối - anh ruột của Trịnh Tùng đầu hàng nhà Mạc, nên trên thực tế, Trịnh Cảnh Thụy cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng.

Đóng góp về mặt kinh tế 1. Dòng họ Trịnh Văn

Là một dòng họ có mặt ở Hổ Bái sớm nhất, dòng họ Trịnh Văn cùng các dòng họ khác chung lực đấu cật, dùng trí lực tập thể, một lòng một dạ đặt nền móng cho sản xuất, nền móng dân cư, với ý thức liên hoàn chặt chẽ, dựa vào điều kiện tự nhiên ưu đãi đã sớm chinh phục và làm chủ vùng đất này, đạt thành tựu đáng kể. Đặc biệt từ năm 1986 đến nay, khi đất nước ta đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước qua các kế hoạch phát triển kinh tế, thì cùng với cả nước, con cháu trong dòng họ cũng rất tích cực tham gia vào các mục tiêu chống đói nghèo, xóa nhà tranh tre nứa lá, nhiều người cũng trở thành những chiến sĩ thi đua trong lĩnh vực kinh tế.

Đóng góp về mặt quân sự 1. Dòng họ Trịnh Văn

Trưng Vương thấy thế cho là linh thiêng lạ kì, tự mình dẫy binh cùng nhân dan trở về chính nơi đất thiêng Chân Bái tiến hành làm lễ bái tạ, mở tiệc mừng lớn, khen thưởng úy lạo nhân dân, ca hát vui vẻ trong một tháng, ban thưởng cho dân 60 quan tiền để chi dùng việc công, thưởng cho ông già họ Trịnh 2 lạng bạc, lại hạ lệnh cho dân Chân Bái chia làm hai đạo thần tử, lập hai khu tả hữu ở hai bên xứ sông để phụng thờ, cho phép được miễn binh lương” [30; 178]. Theo các bậc cao niên ở làng Chân Bái (Hổ Bái) cho biết thì vào năm 1940, dân làng Hàn Sơn đã tổ chức một đoàn lên tế lễ nhà thờ họ Trịnh và xin sao lại nội dung về công tích của Đức Ông Trịnh Cảnh Huy mà gia phả họ Trịnh - Chân Bái đã ghi chép (xung quanh vị thần Đức Ông ở Hàn Sơn, lại có tài liệu nói là Lê Thọ Vực - một danh tướng dưới thời Lê Thánh Tông - người có công lớn trong việc bình Chiêm và mở mang đồn điền, trại ấp ở vùng đất xung quanh Hàn Sơn. Vậy xin nêu để bạn đọc tham khảo và tra cứu thêm).

Đóng góp về mặt văn hóa - giáo dục 1. Dòng họ Trịnh Văn

Bên cạnh đó dòng họ luôn đề ra và phấn đấu xây dựng gia đình văn hóa, dòng họ văn minh, thành một tập thể ấm no tiến tới giàu sang, hạnh phúc, hiếu học, rèn luyện chí tài, sống tình nghĩa thủy chung, đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, có nề nếp kỷ cương, tuân thủ pháp luật của nhà nước, bài trừ thói hu, tật xấu, đoàn kết sống tình nghĩa với nhân dân và các dòng họ khác trong cộng đồng, quê hương để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, quê hương ngày một giàu đẹp. Bên cạnh đó, trong bối cảnh của đất nước đổi mới, gia phong là cơ sở để cho người xứ Thanh nói riêng và người Việt Nam nói chung cũng cố và xây dựng gia đình lành mạnh có văn hoá, gia phong tạo bản lĩnh cho gia đình và các thành viên trong gia đình ứng xử với mọi biến chuyển trong cuộc sống - Gia phong là lá chắn ngăn chặn mọi tiêu cực của xã hội xâm nhập vào gia đình, giữ gìn những nét đẹp truyền thống của gia đình, gia tộc.

Mối quan hệ giữa dòng họ Trịnh Văn và Nguyễn Hữu

Dù thiếu thốn vật chất, đi lại gặp khó khăn, thiếu ánh sáng nhưng với tinh thần ham học, noi theo truyền thống tổ tiên, thì con cháu sau khi học phổ thông, đi bộ đội, tham gia thanh niên xung phong, đi học các trường chuyên nghiệp hay công tác ở địa phương đều trưởng thành từ ghế nhà trường. Dòng họ Nguyễn Hữu bắt đầu từ thế kỷ XVII - XVIII, trong hoàn cảnh chiến tranh Trịnh - Nguyễn, đất nước loạn lạc cho nên không có điều kiện phát triển nhưng từ thế kỷ XIX trở đi dòng họ Nguyễn Hữu bắt đầu khẳng định được địa vị của mình trong làng, trong xã và kể cả trong huyện.