MỤC LỤC
Đặc biệt là đối với một số nước phát triển, đứng trước sức ép ngày càng tăng của các sản phẩm rẻ hơn từ các nước đang phát triển làm cho hoạt động buôn bán hàng dệt bị lệch khỏi các quy tắc cơ bản của GATT, làm sai lệch cạnh tranh và thương mại thông thường. MFA cũng quy định cỏc thiệt hại phải được xác định trên cơ sở xem xét tình hình kinh tế của một ngành kinh tế nội địa cụ thể và "Việc tăng nhanh, khối lượng lớn hàng nhập khẩu một cỏch rừ ràng (cú thể xỏc định được) chứ khụng phải dựa theo phỏng đoỏn, lập luận hay khả năng ít xảy ra.".
Trong nhiều trường hợp các Hiệp định song phương cho phép áp dụng nội dung linh hoạt trong sử dụng hạn ngạch, chuyển hạn ngạch không dùng hết giữa các nhóm sản phẩm, carryforward hay carryover hạn ngạch không dùng hết giữa các năm dương lịch. Điều quan trọng nhất là các quy định của MFA đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc cơ bản không phân biệt đối xử của GATT bằng việc cho phép các nước đặt ra các hạn chế thương mại thông qua các Hiệp định song phương hay các hành động đơn phương.
Theo quy định tại các khoản 6 và 7, điều 2 giai đoạn 1 của quá trình hoà nhập các nước thành viên phải chọn trong danh mục hàng hoá kèm theo 90 Hiệp định những chủng loại sản phẩm chiếm ít nhất 16% khối lượng nhập khẩu hàng dệt may năm 1990 nước mình để thực hiện tự do hoá. Ngoài ra TMB còn được Hồngkông thông báo về yêu cầu tham vấn Thổ Nhĩ Kỳ theo khoản 4, điều 4 Quy tắc giải quyết tranh chấp và khoản 1 điều 22 của GATT 1994 liên quan đến việc Thổ Nhĩ Kỳ đơn phương áp đặt hạn chế số lượng đối với hàng loạt sản phẩm dệt may nhập khẩu từ Hồng Kông từ 1/1/996.
Tóm lại, Hiệp định ATC đã được các nước thành viên hưởng ứng tích cực và dù có xuất hiện một số trở ngại trong quá trình thực hiện thì Hiệp định này cũng vẫn đang đi dần vào thực tiễn với những tác động cụ thể. Như vậy,bằng các quy định tiến tới xoá bỏ các rào cản bấy lâu nay, Hiệp định về hàng dệt may (ATC) đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của ngành, không chỉ tại các nước đang phát triển mà cả trên quy mô toàn cầu.
Hệ thống cảng biển Việt Nam nói chung đều gần kề đường hàng hải quốc tế nên có thể hành trình theo tất cả các tuyến đi Bắc Á, Đông Á và Nam Á - Thái Bình Dương, đi Trung Cận Đông, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ. Có thể nói, phát triển ngành dệt may Việt Nam là phát huy tối đa những lợi thế hiện nay để phát triển kinh tế, thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Hiện nay, Tổng Công ty Dệt may Việt Nam có hơn 40 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập (tham gia sản xuất từ kéo sợi, dệt vải đến các khâu may mặc), một công ty tài chính, 4 xí nghiệp cơ khí, 2 công ty liên doanh, 2 viện nghiên cứu ứng dụng và 3 trường đào tạo kinh tế kỹ thuật, 2 công ty dịch vụ thương mại ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các chi nhánh ở Đà Nẵng và Hải Phòng. Xét trên cả nước, ngành dệt may Việt Nam hiện có gần 250 cơ sở sản xuất dệt và 500 cơ sở sản xuất may, có cả doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh, phân bố chủ yếu ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.
Công ty Dệt May Việt Nam vừa qua là việc đầu tư cải tạo, nâng cấp và thay thế hàng loạt thiết bị, điển hình là trang bị tự động Auto-leveller máy ghép, máy ống và hệ thống chải bông để tận dụng gần 500.000 cọc sợi chưa có điều kiện thay thế ở các nhà máy kéo sợi. Để đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm cao, công nghệ may cũng nhanh chóng được nâng cấp, các dây chuyền may được bố trí theo qui mô vừa phải (25 máy), sử dụng 34 - 37 lao động gọn nhẹ và có nhân viên kiểm tra thường xuyên, có khả năng chấn chỉnh sai sót ngay và thay đổi mẫu mã sản phẩm.
Trước đây, các sản phẩm may công nghiệp chủ yếu là các loại quần áo bảo hộ lao động, quần áo thường dùng ở nhà hay đồng phục học sinh. Cho đến nay, cơ cấu sản phẩm đã có sự thay đổi sâu sắc theo hướng đa dạng về chủng loại và mẫu mã nhằm đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới.
Phân tích cụ thể tình hình xuất khẩu hàng dệt may trong năm 2002 Như đã nêu trên, năm 2002 kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta tăng trưởng đạt mức cao nhất với trên 38%, trong khi đó kim ngạch buôn bán dệt may của toàn thế giới hầu như không tăng đáng kể. Để khai thác triệt để hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, năm 2002 được xác định là năm bản lề cho xuất khẩu dệt may Việt Nam đột phá vào thị trường Mỹ, do được hưởng hạn ngạch tự do và thuế suất ưu đãi.
Cùng với 5 chủng loại hay nhóm hàng chủ yếu trên, mỗi doanh nghiệp khác nhau (theo từng khu vực như quốc doanh, tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ), lại có cơ cấu hàng xuất khẩu cụ thể klhác nhau, tuỳ thuộc vào trình độ công nghệ, quy mô kinh doanh khả năng chuyên môn hoá, nhu cầu từng thị trường cụ thể …. Như vậy, nếu con số kim ngạch xuất khẩu áo len nam được tính tròn thì năm 2002 Việt Nam có 10 mặt hàng dệt may xuất khẩu đạt mức kim ngạch xuất khẩu từ 10 triệu USD, trong đó cao nhất là mặt hàng áo dêt kim nữ với kim ngạch trên 55 triệu USD.
Môt trong những nguyên nhân chính là các doanh nghiệp Việt Nam tập trung nhiều nỗ lực xuất khẩu vào thị trường Mỹ vì tạm thời thị trưòng Mỹ chưa quy định hạn ngạch, đồng thời lại được hưởng Quy chế Thương mại bình thường từ phía Mỹ với mức thuế suất MFN giảm đáng kể, thuận lợi cho nhà xuất khẩu. - Kênh phân phối qua "buổi giới thiệu bán hàng" (Bali Imports Party) .Theo kênh này, nhà nhập khẩu mua hàng từ nhà xuất khẩu rồi mời những người thân quen đến dự buổi giới thiệu bán hàng tại chỗ và trả hoa hồng cho họ đã đến dự rồi giới thiệu bán hàng cho mình.
Nhờ vậy, doanh nghiệp làm gia công tiếp thu nhanh chóng kỹ thuật sản xuất của nước ngoài cũng như kinh nghiệm tổ chức, kỹ năng quản lý doanh nghiệp và nắm bắt được nhu cầu của thị trường thế giới. • Lợi nhuận cao hơn hình thức gia công vì lẽ doanh nghiệp tìm được những nguồn cung cấp nguyên liệu với giá cả hợp lý và chủ động tiết kiệm tốt nhất trong khâu định mức tiêu hao nguyên liệu.
Do vậy, cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu thực chất là cuộc cạnh tranh không cân sức giữa nhóm nước đang phát triển và nhóm nước phát triển, giữa một bên là những doanh nghiệp sinh sau đẻ muộn với trình độ tích tụ và tập trung sản xuất còn rất thấp, với một bên là các đại gia tiền bối, có trình độ tích tụ và tập trung cao, lại có kinh nghiệm tích luỹ qua nhiều thế kỷ. Chiến lược đó được xem như một nguyên tắc bảo vệ độc quyền công nghệ hiện nay của hết thảy các nước phát triển, bởi lẽ độc quyền công nghệ là cái gốc đảm bảo ưu thế trong cạnh tranh quốc tế khốc liệt hiện nay, trong đó hai công cụ cạnh tranh hữu hiệu nhất, đó là chất lượng sản phẩm cao và giá thành sản phẩm hạ.
Việc định giá sản phẩm xuất khẩu là nội dung rất phức tạp, cần phải tính đến hàng loạt yếu tố như chi phí sản xuất , chuyên chở, bảo quản, điều kiện thị trường, điều kiện cạnh tranh, thuế các loại, chi phí cho người môi giới, chi phí bảo hiểm và rủi ro, chi phí nghiên cứu thị trường. Dù trong điều kiện hiện nay, chi phí sản xuất hàng may còn cao do chi phí điện tăng (vừa qua, Tổng công ty dệt may Việt Nam phải đầu tư thêm 40 tỷ đồng do giá điện tăng), song nếu xét lợi thế về tiền công lao động như trên thì giá thành sản xuất hàng dệt may Việt Nam vẫn được đánh.
Tuy họ có giá nhân công cao hơn nhưng họ nhờ ưu thế tự túc được nguyên liệu vải và các phụ kiện may chất lượng cao nên đã góp phần làm cho giảm giá thành sản phẩm, tạo nên nhiều nhãn hiệu uy tín như áo thun "cá sấu" của Thái Lan, quân lót hiệu "Seol" của Philippin. Thách thức thứ tư là sự quản lý chồng chéo của các Bộ hữu quan đối với ngành dệt may khiến cho cơ cấu tổ chức thiếu năng động, dễ tuột mất những cơ hội đáng tiếc mà trong kinh doanh, yếu tố cơ hội thường qua đi rất nhanh và nhiều lúc mang tính chất quyết định.
Như vậy, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp ở những mức độ khác nhau, công nghiệp dệt may một khi phát triển mạnh đã góp phần chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế quốc dân cũng như hầu hết cơ sở hạ tầng thay đổi sâu sắc theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước như đã diễn ra ở nhiều nước phát triển phương Tây và nhiều nước NICs châu Á vừa qua. - Ngoài ra, công nghiệp dệt may phát triển còn đóng vai trò không nhỏ trong việc tích luỹ vốn và kinh nghiệm quản lý, trong việc đào tạo những nhà quản lý giỏi cho các doanh nghiệp dệt may, các chuyên gia công nghệ giỏi, các nhà kỹ thuật xuất sắc, các cố vấn tài ba giàu kinh nghiệm thương trường… Như vậy, điều quan trọng hơn là ngành công nghiệp dệt may phát triển đã hình thành nguồn nhân lực mới, có khả năng chuyên môn cao, năng động và thích ứng cao trong tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Bởi lẽ, yếu tố này chi phối sâu sắc tới chất lượng và giá thành hàng dệt may trong cuộc cạnh tranh gay gắt hiện đang diễn ra trước hết ở các nước phát triển.Yếu tố này còn ảnh hưởng trực tiếp tới các chủng loại phong phú và đa dạng của hàng dệt may, theo đó các mẫu "mốt" mới thường rất nhạy cảm đến năng lực cạnh tranh của nhà xuất khẩu. Cuối cùng là các yếu tố khác như thời tiết, khí hậu, sự thay đổi trong chiến lược xuất khẩu của đối thủ (chẳng hạn sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO và những ưu đãi mới mà các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Trung Quốc được hưởng lợi)… Để định hướng kịp thời cho xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải phân tích đầy đủ những ảnh hưởng của các yếu tố này.
Căn cứ vào nội dung nghiên cứu thị trường ở chương I và khả năng xuất khẩu của Việt Nam đã nêu ở chương II, căn cứ vào mục tiêu định hướng chiến lược và năng lực cạnh tranh của ta trong thời gian tới, thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam đến năm 2010 vẫn tập trung chủ yếu vào các nước phát triển Bắc Mỹ, EU và Nhật Bản, thứ đến các nước ASEAN nói riêng và châu á nói chung,các nước còn lại khác (thuộc châu Mỹ Latinh, châu Phi) sẽ không đáng kể. Như vậy, trong cơ cấu của chiến lược thị trường xuất khẩu theo bảng trên, ngành dệt may Việt Nam tập trung hầu hết các nguồn lực để xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển với tỷ trọng lên tới 85%, thứ đến các nước đang phát triển châu Á chiếm 12%, trong đó riêng khu vực các nước ASEAN chiếm 6%, tương đương với các nước châu Á khác, nhưng chủ yếu là Đài Loan, Hàn Quốc, thứ đến Hongkông.
Trên thực tế, tuy hàng dệt may Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường thế giới với kim ngạch năm 2002 lên tới 2,7 tỷ USD, tăng trên 38% so với năm 2001, nhưng nhìn chung, chất lượng hàng dệt may của ta vẫn còn nhiều hạn chế về năng lực cạnh tranh so với các nhà xuất khẩu trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia. Hai hướng giải pháp này không hề mâu thuẫn nhau và là hai mặt thống nhất của chiến lược phát triển trong kinh doanh hiện nay vừa để tăng nhanh số lượng và chất lượng của mặt hàng xuất khẩu chủ lực, vừa để ứng phó hữu hiệu trước những rủi ro biến động của thị trường.
Từ thực tiễn khảo sát trên, có thể nói, chiến lược đầu tư công nghệ hiện đại và đồng bộ ngành công nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay có ý nghĩa quyết định lâu dài nhằm tạo ra bước đột phá lớn cho việc tăng tốc kim ngạch xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh. - Chiến lược công nghệ dệt may gắn liền với hậu phương cung cấp trực tiếp từ 3 ngành: ngành nông nghiệp (cung cấp nguyên liệu tự nhiên), ngành công nghiệp chế tạo máy, thiết bị (cung cấp máy, thiết bị, dệt may), ngành hoá chất (cung cấp nguyên liệu nhân tạo, hoá chất nhuộm tẩy).
Ở Mỹ, khâu khác như công đoạn may, hoàn tất (là hơi, bao bì, dán nhãn), thiết bị của ta đều còn lạc hậu hơn bạn 2,5 lần về giá tiền công nhưng nếu trong ca làm việc, một công nhân của ta sản xuất được 10 sơ mi (do thiết bị công nghệ lạc hậu), còn một công nhân của bạn sản xuất được 30 sơ mi (do tay nghề cao hơn, thiết bị hiện đại hơn), thỡ rừ ràng lợi thế về tiền cụng bị chìm hẳn, không bù lại kịp lợi thế về tay nghề và thiết bị!. Việc thay đổi đó là cần thiết bởi lẽ doanh nghiệp chuyển đổi từ phương thức gia công với tư cách là người làm thuê, chỉ biết nhận việc và hoàn thành công việc, sang phương thức xuất khẩu trực tiếp (tự doanh) với tư cách ông chủ, tự xây dựng kế hoạch kinh doanh và chủ động thực hiện.
Theo nhận thức có hạn của nhóm tác giả đề tài, những giải pháp trên là những vấn đề cơ bản nhất và cũng là những bất cập lớn nhất trong định hướng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam nhằm tạo bước đột phá vào tăng tốc kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong thời gian tới. Để tăng nhanh tỷ lệ nội địa hóa của hàng dệt may xuất khẩu như đã nêu trong mục tiêu định hướng đến năm 2010, Nhà nước cần có các chính sách ưu tiên đồng bộ và hợp lý cho ngành trồng bông trong nước như chính sách đất đai, qui hoạch vùng trồng bông, chính sách đầu tư, chính sách khuyến nông, chính sách chuyển giao công nghệ cho nông dân.