MỤC LỤC
Do những ưu đãi này mà các nước đang và chậm phát triển trong giai đoạn đầu của công cuộc CNH đất nước thường coi ODA như một giải pháp cứu cánh để vừa khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư trong nước vừa tạo cơ sở vật chất ban đầu nhằm tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi để kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư trong nước phát triển. Hỗ trợ kỹ thuật: Đây là các khoản ODA hỗ trợ phát triển thể chế, tăng cường năng lực của các cơ quan Nhà nước, chuyển giao công nghệ, thộng qua cung cấp chuyên gia, cung cấp trang thiết bị nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ tại nước nhận vốn hỗ trợ hoặc ở nước ngoài, hỗ trợ nghiên cứu điều tra cơ bản (lập quy hoạch nghiên cứu khả thi).
Nghị quyết đại hội đảng lần thứ VIII đã nhấn mạnh đến nhiệm vụ tranh thủ thu hút vốn ODA đa phương và song phương, tập trung chủ yếu cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và nâng cao trình độ khoa học công nghệ, quản lý đồng thời dành một phần vốn tín dụng đầu tư cho ngành nông lâm ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng và ưu tiên viện trợ không hoàn lại cho vùng chậm phát triển. Đối với Việt Nam ta thì thu hút nguồn viện trợ ODA của phương Tây không dễ dàng, nước ta chỉ bắt đầu tiếp cận thực sự với ODA khi vấn đề Campuchia được giải quyết dứt điểm và đặc biệt là với sự nỗ lực ngoại giao và uy tín do sự thành công của đường lối đổi mới kinh tế đã ngày càng nhận được nhiều nguồn vốn ODA. Trong thập kỷ 80 ngoài sự giúp đỡ của các nước XHCN, trong điều kiện thuận lợi Việt Nam đã bắt đầu nhận được sự hỗ trợ từ chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP) và tổ chức này đã hỗ trợ cho Việt Nam trong việc tiếp cận với các tổ chức viện trợ quốc tế.
Các cơ quan chuyên môn của LHQ trong đó có một số các tổ chức đã có văn phòng thường trú tại Hà Nội như: tổ chức Lương thực thế giới (FAO), tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hoá (UNESCO), tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức phát triển công nghiệp LHQ (UNIDO) và chương trình phát triển LHQ (UNDP).
Điều đó chứng tỏ rằng cộng đồng các nhà tài trợ đánh giá cao đường lối đổi mới kinh tế của Việt Nam và những thành quả mà Việt Nam đã đạt được, nhất là hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA ngày càng được nâng cao, cơ chế chính sách các văn bản pháp lý ngày càng được hoàn chỉnh, như quy chế đầu tư và xây dựng kèm theo nghị định 42/CP nay sửa đổi thành nghị định 52/CP của Thủ tướng chính phủ, quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn phát triển chính thức ODA kèm theo nghị định 87/CP của Thủ tướng chính phủ. Một khía cạnh khác là vốn ODA chưa được sử dụng hiệu quả nên cũng làm giảm tiến độ giải ngân nguồn vốn này như: Dự án cải tạo hệ thống cấp thoát nước TP Hồ Chí Minh cuối năm 1996 ADB đã quyết định tạm ngừng cấp vốn cho dự án này nguyên nhân do tiến độ thực hiện dự án còn chậm nên mới chỉ đưa vào sử dụng được 1.8 triệu USD trong tổng số vốn cấp cho dự án là 7 triệu USD; Một số dự án khác chưa được giải ngân do cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực như dự án cảng Hải Phòng, dự án nhà máy nước Thiện Tân, dự án Quốc lộ 18 (đoạn Chế Linh- Phả Lại). Trước năm 1991 nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA chủ yếu do Liên Xô và một số nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cung cấp, nguồn vốn này đã góp phần tạo nguồn ngân sách của Nhà nước và đã giúp ta xây dựng một số công trình, cơ sở hạ tầng quan trọng trong nền kinh tế đến nay nó đang phát huy hiệu quả cung cấp nguồn lực lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội như nhà máy thuỷ điện Hoà Bình công suất là 1920 KW, thuỷ điện Trị An công suất là 440 KW, nhà máy nhiệt điện Phả Lại công suất là 440 KW, xây dựng cầu Thăng Long.
Hiện nay các nhà tài trợ đã cam kết tài trợ cho hàng chục dự án thuộc lĩnh vực giao thông vận tải với số vốn lên đến hàng tỷ USD trong đó có những dự án có giá trị lớn như dự án xây dựng cầu Mỹ Thuận, cầu Sài Gòn, dự án nâng cấp và cải tạo quốc lộ 5, quốc lộ 1 trên các đoạn Hà Nội - Vinh, Nha Trang- Thành phố Hồ Chí Minh, dự án cải tạo và nâng cấp từng đoạn quốc lộ 18, dự án cải tạo cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn và xây dựng cảng nước sâu Cái Lân, chương trình phát triển 5000 km đường giao thông nông thôn tại 15 tỉnh. Về lĩnh vực nông lâm nghư nghiệp: Trong lĩnh vực này các dự án đàu tư bằng nguôn vốn ODA đang được tập trung triển khai thực hiện như các dự án khôi phục hệ thống thuỷ lợi Bài thượng- Đô lương, dự án xây dựng hệ thống thuỷ lợi các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên và tp HCM; dự án củng cố đê Hà Nội; chương trình xây dựng đê biển năm tỉnh phía bắc (Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng và Quảng Ninh); chương trình phục hồi nghề cá và nâng cấp một số cảng cá của 10 tỉnh ven biển, mua trang thiết bị động cơ công suất lớn cho tàu đánh cá, các kho đông lạnh và thiết bị kiểm tra chất lượng hải sản xuất khẩu. Các ngành và các lĩnh vực khác có sử dụng vốn ODA như thông tin liên lạc có các dự án tổng đài điện thoại viễn thông nông thôn, dự án mở rộng mạng thông tin di động Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh;dự án tổng đài điện thoại viễn thông tại Hà Nội và TP HCM; công tác nghiên cứu quy hoach điều tra cơ bản như tăng cường trang thiết bị cho cho đài khí tượng thuỷ văn Phú Liễu, quy hoạch phát triển khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, một số các khu vực kinh tế trọng điểm và nhiều dự án quy hoạch các ngành khác cũng được soạn thảo và sử dụng bằng nguồn vốn ODA như quy hoạch năng lượng điện, nghiên cứu nguồn lợi hải sản, nâng cao thể chế pháp luật, ngân hàng, tài chính và cải cách hành chính.
Phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị chương trình dự án, nội dung đàm phán và các điều ước quốc tế về ODA cho vay từ các điều ước quốc tế và giao nguồn vốn viện trợ ODA cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và là đại diện chính thức cho người vay trong các điều ước quốc tế đó. Phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị chương trình dự án, nội dung đàm phán các điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB sau khi các điều ước này có hiệu lực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bàn giao vốn và các thông tin liên quan cho Bộ Tài chính để thống nhất quản lý. Trong trường hợp tổ chức cá nhân và nhà thầu nước ngoài đã đăng ký kinh doanh tại quốc gia đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam tham gia thực hiện chương trình dự án sử dụng vốn ODA thì việc nộp thuế lợi tức và thuế thu nhập cá nhân thì tuân theo hiệp định đã ký kết.
Thứ năm: Công tác quản lý ODA còn bị hạn chế rất nhiều, nhất là cấp quản lý của các địa phương, họ chưa hiểu hết về các công tác thực hiện, sử dụng nguồn vốn ODA, chẳng hạn công tác thẩm định còn sơ sài, chưa thực hiện tính toán thật chặt chẽ đến các khía cạnh hiệu quả kinh tế xã hội của các chương trình dự án, chưa có tính chủ động trong công tác quản lý vốn ODA, nhiều dự ỏn khi tiến hành nghiờn cứu khả thi đó khụng xỏc định rừ mục tiờu đầu tư, hạng mục đầu tư và tính đồng bộ giữa các khâu của quá trình đầu tư do đó làm cho việc quản lý thiếu chặt chẽ.