MỤC LỤC
Đó là nơi giao nhau cùng mức (trên cùng một mặt phẳng) của các tuyến đường. Tại những nút giao thông này tồn tại nhiều xung đột giao, cắt, tách, nhập của các dòng phương tiện. Sử dụng loại hình tổ chức này an toàn giao thông thấp và khả năng thông xe thấp. Để tăng khả năng thông xe và để đảm bảo an toàn giao thông, với loại hình này phải đảm bảo thiết kế đủ tầm nhìn trên tất cả các hướng và bán kính quay xe ở góc phố không nhỏ hơn 6m. Trong nhiều trường hợp người ta sử dụng các đảo giao thông bố trí tại nút để phân làn phương tiện nhằm giảm các xung đột nguy hiểm cho các dòng giao thông. Hình 1.2: Nút giao không điều khiển bằng đèn tín hiệu. • Nút giao có điều khiển bằng đèn tín hiệu. So với loại trên, loại nút giao thông có điều khiển băng đèn tín hiệu thì xe chạy an toàn hơn và khả năng thôn xe được cải thiện. Có nhiều tiêu chí để lựa chọn loại hình tổ chức giao thông này, nhưng thông thường đều phục vụ 2 mục đích chính là: An toàn giao thông và nâng cao khả năng thông hành cho nút. Hình 1.3: Nút giao có điều khiển bằng đèn tín hiệu. • Nút giao thông khác mức. Theo loại hình tổ chức này, các tuyến đường giao nhau không cùng độ cao, khi đó sẽ loại trừ được phần lớn các xung đột nguy hiểm của các dòng xe khác hướng. Lọai nút giao thông này thường được áp dụng tại nơi giao nhau của 3 đường phố chính có lưu lượng xe chạy lớn trong điều kiện có đủ diện tích để bố trí các công trình vượt. Đánh giá mức độ an toàn, phức tạp của nút giao thông. Trước khi xây dựng hoăc cải tạo một nút giao thông thì phải tiến hành đáng giá mức độ phức tạp và an toàn của nút giao thông, để từ đó áp dụng loại hình tổ chức nút giao thông cho phù hợp cũng như quyết định có cần cải tạo hay không, và nếu cải tạo thì sẽ cải tạo nút giao thông ở mức nào, để mang lại hiệu quả mong muốn. a) Độ phức tạp của nút. Hệ số tai nạn tương đối (Ka). Có thế đánh giá mức độ nguy hiểm của nút giao thông bằng hệ số tai nạn tương đối Ka, xác định theo công thức sau:. Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản thiết kế nút giao thông a) Yêu cầu cơ bản khi thiết kế nút giao. Khi thiết kế nút giao thông chúng ta phải chú ý để thỏa mãn đến mức cao nhất các yêu cầu sau:. - An toàn: Là tiêu chuẩn cao nhất, có thể dùng phương pháp dự báo tai nạn trong nút. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào về an toàn tại nút, nhưng nếu xảy ra hai vụ tai nạn chết người một năm được coi là nút nguy hiểm cần có biện pháp giải quyết. - Thông thoáng: Là về mặt năng lực thông hành, có một dự trữ cho đường phụ có thể qua đường chớnh khụng gõy nờn ỏch tắc. Tổ chức giao thụng tại nỳt đơn giản, rừ ràng và dễ quản lý. - Hiệu quả: Qua các chỉ tiêu tổng hợp về kỹ thuật và kinh tế, chứng minh tính khả thi của phương án về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, xã hội…và đảm bảo dễ đầu tư xây dựng theo từng nấc quy hoạch. - Mỹ quan: Nút giao thông phải là một điểm hòa hợp và tôn tạo cảnh quan khu vực ngoài đô thị cũng như trong đô thị. b) Nguyên tắc thiết kế nút giao.
Đảo trung tâm (xuyến) nhằm dẫn hướng cho các dòng xe tham gia giao thông trong nút chuyển động theo quỹ đạo nhất định, có tác dụng chuyển các xung đột tách, nhập nhằm nâng cao an toàn giao thông và khả năng thông hành cho nút. Hình dạng đảo trung tâm phụ thuộc vào địa hình và việc tổ chức giao thông tại nút. Thông thường đảo có dạng hình tròn, elip, hoặc chữ nhật vát cánh. Các hình vẽ dưới đây minh họa việc sử dụng đảo phân cách:. Hình 1.9: Minh họa sử dụng đảo phân cách trung tâm. Hình 1.10: Minh họa sử dụng đảo phân cách trung tâm làm làn rẽ trái. Đảo phân cách trung tâm có tác dụng phân tách các dòng xe ngược chiều, phân chia bề rộng phần xe chạy, đảo còn là nơi chủ yếu để bố trí các công trình kỹ thuật khác như chiếu sáng, tín hiệu, kiến trúc, cảnh quan đô thị…. Trong xây dựng, khi phân kỳ đầu tư, đảo phân cách giữa thường được sử dụng để dự trữ hành lang phát triển giao thông trong tương lai. Tại các nút giao thông thường có yêu cầu mở rộng để phục vụ viẹc tổ chức giao thông, nâng cao khả năng thông hành và an toàn giao thông. Trong trường hợp đảo phân cách giữa đủ rộng thì sẽ được cải tạo để xây dựng làn xe riêng cho các phương tiện rẽ trái. Hình 1.12 minh họa việc cải tạo dải phân cách giữa để tạo các làn xe rẽ trái tại nút giao thông. Sử dụng đảo trung tâm làm làn xe rẽ. Đảo phân cách biên được sử dụng chủ yếu trên các đường trục chính hoặc đường cao tốc thành phố. Mục đích của việc sử dụng đảo phân cách biên nhằm phân tách dòng giao thông cơ giới tốc độ cao với các dòng giao thông địa phương và dòng giao thông phương tiện thô sơ nhằm nâng cao chất lượng và an toàn giao thông. Việc phân tách giao thông này có thể sử dụng đảo hoặc các loại hình phân cách khác nhau như dải phân cách cứng bằng BTCT, bằng nhựa hoặc đơn giản là bằng vạch sơn liền. Tuy nhiên khi thiết kế cần lưu ý sự ra vào của phương tiện đặc biệt là tại các nút giao thông. b) Một số biện pháp tổ chức giao thông để cải tạo nút ngang mức. • Phân làn xe theo hướng và tổ chức nút giao thông không đối xứng. Vì vậy, trong trường hợp không thể mở rộng được ngã tư nếu tổ chức giao thông tại nút bình thường như trên tuyến phố thì do lưu lượng xe chạy theo hướng thẳng quá cao nên xảy ra tình trạng các xe đi thẳng lấn chiếm làn xe của các dòng xe rẽ phải tại các mặt cắt vào nút, gây cản trở và ùn tắc dòng xe rẽ này. Để khắc phục tình trạng trên, có thể cải thiện tổ chức giao thông tại ngã tư bằng cách sử dụng sơ đồ “ngã tư không đối xứng”, khi đó tính chất làm việc của các mặt cắt vào và ra nút sẽ khác nhau: tại mặt cắt vào nút sẽ được tăng cường thêm làn xe đi thẳng để đảm bảo sao cho đồng thời thông xe toàn bộ các dòng đi theo hướng thẳng và rẽ phải. Phương án tổ chức giao thông theo sơ đồ không đối xứng được minh họa ở các hình vẽ dưới đây:. Hình 1.12: Minh họa sơ đồ tổ chức nút giao thông không đối xứng. a) Trước khi Đảo phân. thêm làn b) Sau khi thêm làn. Biện pháp cải thiện tổ chức giao thông như trên tuy rất đơn giản (chỉ thay đổi bằng vạch sơn), không phải mở rộng mặt bằng nhưng mang lại hiệu quả rất khả quan, bằng cách tăng thêm 1 làn xe đi thẳng đã làm cho khả năng thông xe của ngã tư tăng 70%. • Giải pháp mở rộng ngã tư. Tại ngã tư giao nhau mà lưu lượng xe chạy trên một đường nhiều hơn đường còn lại để tránh cho các dòng xe lấn chiếm làn đường của nhau thì người ta phải mở rộng thêm làn đường tại mặt cắt xe chạy vào nút, gồm một là cho xe rẽ trái, một là xe đi thẳng và một là mở rộng thêm cho xe rẽ phải. Làn mở rộng Làn mở rộng. Để thực hiện được giải pháp mở rộng thì ngã tư phải có đủ diện tích mặt bằng để thực hiện các chức năng như:. - Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho các xe dừng lại khi có đèn đỏ. - Đảm bảo thông xe an toàn và thuận lợi cho các xe đi thẳng, rẽ phải, rẽ trái và cho người đi bộ. • Các biện pháp đẩy lùi xe rẽ trái. Tại các phố có mạng lưới đường là ô bàn cờ, các tuyến phố song song và ngắn. NGT thường dễ gây ùn tắc do tạo ra các luồng xe giao cắt giữa xe chạy thẳng và xe rẽ trái. Vì vậy, thường có các cách tổ chức như sau:. Chuyển luồng xe rẽ trái sang phố khác. Khi có các đường phố song song và lưu lượng xe thấp có thể chuyển làn xe rẽ trái sang phố khác. Biện pháp thay đổ tổ chức giao thông này khá đơn giản nhưng có 1 nhược điểm cơ bản là kéo dài hành trình của dòng xe rẽ trái. Hình 1.14: Chuyển luồng xe rẽ trái sang phố khác. Đẩy vị trí xe rẽ trái ra khỏi ngã tư. Đẩy xe rẽ trái ra khỏi ngã tư bằng cách cho nhập làn rẽ phải và chuyển dần chuyển động vào làn trong để rẽ trái tại chố quay xe, tức ta đã chuyển dòng giao cắt nhau sang nhập dòng. Chỗ quay đầu. Chuyển rẽ trái thành rẽ phải. Giải pháp này áp dụng theo sơ đồ “các đảo ở góc“ bằng cách bố trí thêm 4 đảo ở 4 góc và khi xe muốn rẽ trái, bắt buộc phải đi thẳng qua nút rồi rẽ phải vòng qua đảo nhập vào dòng xe đang chạy thẳng của hướng vuông góc. Nhược điểm của giải pháp này là tốn nhiều diện tích mặt bằng. B) Tổ chức giao thông điều khiển bằng đèn tín hiệu. Điều khiển giao thông bằng đèn tín hiệu là một giải pháp không còn mới mẻ ở các đô thị nhưng lại rất hiện đại và mang lại hiệu quả về mặt kỹ thuật cũng như lợi ích kinh tế rất cao. Đèn tín hiệu chỉ huy giao thông hoạt động theo các phương thức sau:. - Đèn tín hiệu do người điều khiển: Sự hoạt động của ĐTH là do con người điều khiển. Căn cứ vào tình hình xe chạy thực tế tại nút mà thay đổi chu kỳ đèn cho phù hợp. - ĐTH hoạt động tự động theo chu kỳ: Căn cứ vào số lượng xe chạy qua nút được khảo sát và dự báo lưu lượng xe chạy trong tương lai mà định ra chu kỳ và thời gian của từng loại đèn. Thời gian từng đèn và chu kỳ đèn có thể thay đổi trong ngày vào các giờ cao điểm và giờ bình thường. - ĐTH tự động thay đổi theo tình hình xe chạy: Chu kỳ đèn và thời gian từng đèn không phải là cố định mà thay đổi tự động theo tình hình thực tế xe chạy qua nút, do đó giảm được thời gian tổn thất và nâng cao được khả năng thông xe. a) Cấu tạo hoạt động chính của đèn tín hiệu.
Tuy nhiên do tốc độ đô thị hoá của Hà Nội nói chung và các khu vực chính mà tuyến đường vành đai 2 đang diễn ra nhanh chóng nên hiện nay thực tế vành đai 2 đồng thời phải đảm nhiệm hai chức năng là tuyến vành đai thành phố và tuyến giao thông đô thị. Có năm đơn vị hoạt động VTHKCC: Công ty cổ phần xe khách Hà Nội, Công ty cổ phần vận tải thương mại dịch vụ Đông Anh, Công ty trách nhiệm hữu hạn Bắc Hà, Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và du lịch Bảo Yến, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội.
Nút Ô Chợ Dừa là nút có đặc điểm hình học phức tạp nhất trong khu nội thành Hà Nội hiện nay, các dòng giao thông qua nút là hết sức phức tạp và khó giải quyết, vì vậy tình trạng ùn tắc vẫn thường xuyên xảy ra cho dù không phải giờ cao điểm. Hướng Nguyễn Lương Bằng: đèn xanh được bật trước 10s so với hướng đối diện (Tôn Đức Thắng), cụ thể việc bố trí đèn tìn hiệu và các pha được thể hiện dưới hình 2.9. Chương 2: Hiện trạng nút giao thông Ô Chợ Dừa. Hình 2.12: Sơ họa pha điều khiển giao thông tại nút Ô Chợ Dừa. Hiện trạng tham gia giao thông tại nút a) Mức độ phức tạp của nút.
Do cấu tạo hình học của nút có giao cắt chéo góc, và gồm 5 hướng vào nút và ra nút, vì vậy dòng giao thông đi từ các hướng ra vào nút là không hoàn toàn thẳng, mà dong đi thẳng được táhc làm 2 hướng và có lưu lượng tương đối câm bằng: Như từ D sang A và B. - Lưu lượng giao thông trung bình qua nút Ô Chợ Dừa là rất lớn, đặc biết là hai hướng đối diện: Nguyễn Lương Bằng và Tôn Đức Thắng, với cấu tạo hình học phức tạp và lưu lượng qua nút lớn vì vậy mà ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra ngay khi không phải giờ cao điểm.
- Việc đồng bộ hoá giữa các công trình chưa hợp lý, như hệ thống đường dây điện qua nút xuống cấp và lắp đặt không đúng quy định dễ gây nguy hiểm cho phương tiện qua lại, hệ thống thoát nước cũng yếu kém nên khi trời mưa thoát nước không kịp làm ngập lụt tại nút, ảnh hưởng đến phương tiện qua nút. Với lưu lương giao thông lớn, nhiều điển xung đột, độ phức tạp cao thỡ ta cần phải cú sự phõn luồng rừ ràng trước khi vào nỳt, kết hợp cỏc hỡnh thức tổ chức giao thông một cách hiệu quả nhất nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng cường cảnh quan đô thị.
- Đặc điểm hình học (bề rộng làn đường, số làn đường tại mặt cắt qua nút, cách bố trí giải phân cách, sơn kẻ vạch phân luồng giao thông…). Tình hình quy hoạch các NGT. - Tính chất của các tuyến đường hình thành nút giao. Hiện trạng các trục giao thông và hiện trạng các nút. - Cơ cấu phương tiện, trình độ dân trí, mức độ phát triển đô thị và quy luật đi lại của các phương tiện, các giao cắt nguy hiểm mà nút hay xảy ra. - Tình hình ùn tắc giao thông, các xung đột và những chuyển động sai tại nút. c) Tiêu chuẩn đặt đèn tín hiệu điều khiển giao thông tại nút. Chương 3: Đề xuất và lựa chọn phương án tổ chức giao thông tại nút giao Ô Chợ Dừa. Ta sử dụng một trong hai đồ thị như đã nêu. Thông thường ở Việt Nam sử dụng đồ thị của A.A Ruzkov và kinh nghiệm khi tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu là:. - Khi lưu lượng ở ngã tư không quá 500 xe/giờ thì không dùng đèn tín hiệu. - Khi lưu lượng lớn hơn 500 xe/giờ thì phải dùng đèn tín hiệu. Ngoài tiêu chuẩn trên thì theo tiêu chuẩn của Cộng hoà Liên bang Đức khi thiết kế đèn tín hiệu cho nút giao thông trên đường thành phố nếu lưu lượng qua nút quy đổi theo hướng vào nút lớn hơn 750 xe/giờ. Xây dựng các giải pháp tổ chức giao thông cho nút Ô Chợ Dừa Căn cứ vào các cơ sở nêu trên ta thấy nút giao thông Ô Chợ Dừa cần thiết phải tổ chức giao thông lại cả cho phương tiện cơ giới lẫn phi cơ giới và người đi bộ. Để đảm bảo dòng phương tiện qua nút được an toàn và hiệu quả. Qua nghiên cứu tác giả xây dựng hai giải pháp sau:. A) Tổ chức giao thông cho nút bằng đảo vòng vuyến. Tại hướng Đê La Thành tuy đoạn vào nút đã được mở rộng thành 3 làn (mở rộng làn rẽ phải), tuy vậy thì hầu như làn này bị phương tiện của hướng đi thắng tràn sang, khi vào nút gây ra nhiều xung đột làm giảm khư năng giải phóng luồng xe khi qua nút. Vì vậy đối với hướng này ta sẽ bố trí mở rộng làn rẽ trái thêm 2m. Như vậy ta sẽ dịch chuyển dải phân cách dài 25m thêm 2m về phía trái nhằm tạo điều kiện cho dòng xe rẽ trái qua nút một cách thuận tiện. Trên mặt bằng nút hiện tại do chiều dài nút hướng từ Tôn Đức Thắng tới Nguyễn Lương Bằng là dài hơn rất nhiều so với hướng còn lại vì vậy nó sẽ kéo dài thời gian thoát nút của các phương tiện. Mặt khác tại hướng Khâm Thiên vào nút do lưu lượng lớn nên dòng xe rẽ trái tràn sang phần đường rẽ phải đã được bố trí đảo dẫn hướng làm càn trở dòng rẽ phải và đồng thời cản trở dòng đi thẳng từ Nguyễn Lương Bằng tới. Để khắc phục hai yếu điểm này ta sẽ tổ chức dịch chuyển vạch dừng lại gần nút trên cả hai hướng Tôn Đức Thắng và Nguyễn Lương Bằng với khoảng dịch chuyển là 3m. Chương 3: Đề xuất và lựa chọn phương án tổ chức giao thông tại nút giao Ô Chợ Dừa. Hình 3.7: Bố trí lại luồng giao thông tại nút. Nguyen Luong Bang De. De La Thanh. Kham Thiên Ton Duc Thang. c) Thiết kế lại pha đèn cho nút Ô Chợ Dừa.