Tình hình và xu hướng phát triển của Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới

MỤC LỤC

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA FDI TRÊN THẾ GIỚI

Tìm hiểu sơ qua về báo cáo đầu tư FDI 2010 của UNCTAD và dự đoán xu thế phát triển của FDI trong các năm tới

FDI toàn cầu đã có những dấu hiệu của sự phục hồi nhưng còn khiêm tốn vào nửa đầu năm 2010, nhưng đây là tia hy vọng cho sự phục hồi lớn hơn nữa về FDI ít nhất là trong ngắn hạn. Khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động mua bán và sáp nhập qua biên giới ( M & A)của các nước cũng như các tập đoàn xuyên quốc gia, làm giảm đi 77% các hợp đồng M&A so với năm 2008. Hoạt động này vẫn đạt ở mức thấp vào năm 2009, khoảng 250 tỷ USD, tuy nhiên đã tăng lên 36 % vào năm tháng đầu năm 2010 so với cùng kỳ năm trước.Các nền kinh tế đang chuyển đổi phát triển và thu hút được một nửa của luồng vốn FDI toàn cầu, và họ cũng đầu tư một phần vào FDI toàn cầu.

Một sự phân đôi trong xu hướng chính sách đầu tư đang nổi lên do ảnh hưởng đồng thời của nhu cầu về tự do hóa đầu tư và xúc tiến đầu tư hơn nữa và việc theo đuổi các mục tiêu chính sách công khác. Các hiệp định đầu tư quốc tế ngày càng mở rộng, với hơn 5.900 điều ước quốc tế hiện nay (trung bình bốn điều ước quốc tế đã ký kết một tuần trong năm 2009) cũng có tác động lớn trong chính sách đầu tư riêng của từng nước. Sáng kiến toàn cầu, chẳng hạn như đầu tư vào nông nghiệp, cải cách hệ thống tài chính toàn cầu, và giảm nhẹ biến đổi khí hậu đang ngày càng có ảnh hưởng trực tiếp việc đầu tư.

Đối với các nước đang phát triển, việc đầu tư vào các nền kinh tế ít các bon giúp nâng cấp năng lực sản xuất của họ và khả năng cạnh tranh xuất khẩu, giúp họ quá trình chuyển đổi dần dần sang một nền kinh tế ít carbon. "Những dấu hiệu đầu tiên của sự phục hồi tăng trưởng trong khu vực dường như có thể chắc chắn nhận ra ở Đông Bắc Á, Đài Loan và ở mức độ thấp hơn là Hàn Quốc, là những nền kinh tế đầu đàn trong khu vực. Đối với nhu cầu xuất khẩu, chúng tôi dự đoán sẽ có sự phục hồi bắt nguồn từ Mỹ, do các chính sách mạnh mẽ ở đây, rồi sau đó là đến các quốc gia châu Âu", báo cáo này viết.Tuy nhiên, báo cáo cũng cho rằng kết quả cụ thể ra sao vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như kết quả của các chương trình kích cầu được thực hiện vào cuối 2009 hoặc đầu 2010.

Bên cạnh đó, các yếu tố khác cũng quan trọng không kém là sự ổn định của giá nhà đất tại Mỹ, mức thất nghiệp tại các nước G7 và việc nối lại hoạt động cho vay bình thường của các ngân hàng trên thế giới. 85% doanh nghiệp được khảo sát thừa nhận bị tác động tồi tệ từ cuộc suy giảm kinh tế, còn 79% báo cáo cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng nặng nề đến kế hoạch đầu tư của họ. Phần lớn các doanh nghiệp còn lạc quan đến từ các nước đang phát triển, nhất là các nước châu Á, trong khi đó Nhật và các nước phát triển lại đắn đo nhiều hơn.

Việt Nam vẫn là một trong những địa chỉ "vàng" hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới bên cạnh các nước Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Nga, Anh, Đức, Úc, Indonesia, Canada, Mexico, Phần Lan, Pháp và Thái Lan. Điều đặc biệt là, trong top 15 nước đầu bảng chỉ có duy nhất một nước thuộc vùng Trung và Đông Âu, vốn là một khu vực phụ thuộc rất nhiều vào dòng vốn FDI. Quốc gia này chính là Phần Lan, được các nhà đầu tư đánh giá cao vì tốc độ tăng trưởng của thị trường, quy mô của thị trường và mức độ hội nhập vào thị trường khu vực.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THU HÚT VỐN FDI TẠI VIỆT NAM

    Trong khoảng thời gian 1991-1996, FDI đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho sự thiếu hụt trong tài khoản vãng lai của Việt Nam và đã có những đóng góp cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Đã xuất hiện một số dự án giảm quy mô vốn đầu tư như dự án Công ty TNHH phát triển quốc tế thế kỷ 21 xây dựng khu tái định cư tại TP Hồ Chí Minh giảm trên 31 triệu USD; dự án Công ty TNHH TM và DV Siêu thị An lạc tại TP Hồ Chí Minh giảm 6 triệu USD. Ngay cầu Đồng Nai, một cây cầu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng gây ra những lo lắng… Sự tắc nghẽn về các yếu tố hạ tầng trên đang gây nhiều cản trở cho các hãng vận tải Quốc tế và phần nào đó ngăn cản họ đến đầu tư tại Việt Nam.

    Việc huy động vốn đầu tư vào các cảng biển hiện còn chậm trễ, cụ thể là một số dự án như cảng Cái Lân, Sao Mai, Vân Phong… Chính vì vậy các cảng biển vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho nhà đầu tư. Ngoài ra, chi phí viễn thông tại Việt Nam dù đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn cao so với một số nước, cộng với chất lượng cung cấp không được như cam kết cũng là những khó khăn cho các nhà đầu tư. Theo bộ lao động thương binh và xã hội, đến cuối năm 2007, tổng số lao động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, bao gồm những người làm việc trực tiếp trong lĩnh vực nghiên cứu và triển khai, các viện, trung tâm nghiên cứu và triển khai công nghệ của cả nước là gần 40.000 người.

    Sau nhiều năm phát triển, thị trường lao động Việt Nam vẫn chưa tương xứng với yêu cầu về nguồn lao động cho thị trường, hiện mới chỉ có 32% lao động đã qua đào tạo và tỷ lệ lao động đã có chứng chỉ đào tạo lao động ngắn hạn là 14,4%, Việt Nam thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao nên nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài điều này đã gây khó khăn cho các nhà đầu tư và làm tăng chi phí sản xuất. Việt Nam cần xúc tiến thêm các buổi hội thảo xúc tiến đầu tư cả ở trong nước và ở nước ngoài điều này sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm và muốn tìm hiểu về môi trường đầu tư tại Việt Nam. Với những hạn chế đã nêu ở trên, nếu Việt Nam nhanh chóng cải thiện được những hạn chế, cộng với việc nâng cao những tiềm năng thế mạnh sẳn có, Việt Nam sẽ trở thành nước thu hút vốn FDI hàng đầu khu vực và thậm chí trên thế giới trong bối cảnh sự phát triển năng động của nền kinh tế Đông Á trong thời gian vừa qua.

    Mặt khác, việc phát triển của các doanh nghiệp FDI trong nước sẽ thu hút thêm sự đầu tư và các ngành công nghiệp phụ trợ, mặt khác các doanh nghiệp sinh lời cũng có khả năng tái đầu tư từ lợi nhuận và mở rộng quy mô kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ là điều kiện tiền đề để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp khác, bởi nó sẽ giúp giảm bớt sự phụ thuộc và sự nhập khẩu các linh kiện từ nước ngoài. Thiết lập, vận hành và phát triển thị trường M&A: Thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam tuy đã có hệ thống pháp luật quy định nhưng tốc độ phát triển của thị trường này còn quá chậm, trung bình mỗi năm chỉ có khoảng 20 thương vụ với giá trị khoảng 250 triệu USD/ năm.

    Đồng thời sự tăng trưởng của các nhà đầu tư vào lĩnh vực này sẽ góp phần thu hút đầu tư của các nhà cung cấp các ngành phụ trợ cũng như sự tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp được mua lại và sáp nhập này. Qua việc tìm hiểu tình hình và xu hướng phát triển của FDI trên thế giới, chúng ta có thể nhận thấy sự phát triển nhanh chóng của FDI và FDI ngày càng đóng một vai trò quan đối với sự phát triển của một quốc gia nói chung, của cả nền kinh tế thế giới nói riêng. Do đó, các nước cần phải đẩy mạnh việc thu hút FDI nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của quốc gia đó, đồng thời tìm kiếm những cơ hội đi đầu tư ra nước ngoài để tận dụng nguồn lực tại nước được đầu tư.