MỤC LỤC
Trong quá trình thực hiện BHXH, hệ thống pháp luật và chính sách về BHXH ở nước ta đã dần dần được bổ sung và hoàn thiện.
Từ những khoản cho vay này, NSNN có quyền sử dụng, thông qua chức năng phân phối để tạo lập các quỹ tiền tệ nhỏ ở các khâu tài chính khác dưới hình thức cấp phát như cấp kinh phí hoạt động cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, vốn Điều lệ cho Doanh nghiệp Nhà nước, cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của mình, doanh nghiệp phát sinh các quan hệ tài chính trong đó có quan hệ với cơ quan BHXH về thu, nộp BHXH và nhận về các khoản trợ cấp cho người lao động trong trường hợp họ bị ốm đau, tai nạn lao động- BNN, nghỉ thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ.
Quỹ BHXH vận động thường xuyên do sự tác động của các hoạt động thu nộp BHXH và chi trả các chế độ BHXH đầy đủ, kịp thời góp phần thực hiện chính sách nhân đạo, công bằng, đảm bảo mục tiêu ổn định đời sống và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân của Đảng, Nhà nước đối với người lao động. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến đời sống kinh tế và xã hội của con người và tác động trực tiếp đến quỹ BHXH như tình trạng thất nghiệp, thu nhập, sức khỏe… Thất nghiệp giảm cũng đồng nghĩa với nhiều lao động có việc làm sẽ gia tăng đối tượng tham gia BHXH, số tiền đóng góp vào quỹ BHXH cũng tăng theo.
Chẳng hạn, số người tham gia BHXH tăng sẽ làm tăng nguồn thu vào quỹ nhưng cũng sẽ làm tăng số người thụ hưởng chế độ theo đó nguồn chi cũng tăng; hoặc thời gian đóng BHXH của người lao động vào quỹ càng dài thì tỷ lệ hưởng của họ sẽ càng cao. Như vậy bản chất của Quỹ BHXH được đặc trưng bởi sự vận động của các nguồn tài chính làm tăng và làm giảm quỹ; sự vận động của các nguồn tài chính đó phản ảnh mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa các bên tham gia BHXH để tạo lập quỹ và các mối quan hệ kinh tế trong việc phân phối, chuyển dịch thu nhập giữa những người tham gia và hưởng chế độ BHXH.
Mô hình này có các ưu điểm là quỹ tiền tệ tập trung có số tồn tích rất lớn, một mặt sử dụng chi trả kịp thời các nhu cầu chi do Quỹ BHXH bảo đảm, mặt khác tham gia đầu tư vừa để bảo toàn và tăng trưởng quỹ vừa góp phần phát triển kinh tế - xã. Mô hình này được thiết kế dựa trên nguyên tắc Quỹ BHXH được cân đối thu – chi trong từng năm theo cách thức chi của năm nào phải được trả bằng nguồn thu của năm đó, ngoài ra còn được cân đối bởi một nguồn tài chính hỗ trợ từ NSNN.
- Quản lý nhà nước về quỹ BHXH thực chất là sự quản lý của Nhà nước đối với quá trình vận động của quỹ bằng quyền lực của Nhà nước thông qua hệ thống những nguyên tắc, hình thức, phương pháp quản lý và hệ thống các quy tắc ràng buộc đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến sự vận động của quỹ BHXH. Quản lý Nhà nước về BHXH được thể hiện thông qua một số nội dung cơ bản sau: Quản lý thống nhất các hoạt động thu – chi quỹ BHXH trên phạm vi toàn quốc gia; xây dựng pháp luật về quỹ BHXH; đề ra các chính sách BHXH nhằm đảm bảo cho các hoạt động của quỹ BHXH được thông suốt, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ; thực hiện thanh tra, kiểm tra các hoạt động của quỹ BHXH; bảo hộ cho quỹ BHXH.
Tại châu Âu cũng như tại Đức các ngân hàng, đặc biệt là với các ngân hàng tư nhân, đều có các khoản tiền bảo lãnh (thường bằng 30% vốn tự có, được công bố công khai, đảm bảo chính xác trên cơ sở của pháp luật) và có bảo hiểm tiền gửi nên việc cho các ngân hàng vay luôn đảm bảo tính an toàn, tuy nhiên lãi suất sẽ bị thấp hơn so với các loại đầu tư khác (vì vậy, quỹ thường có xu hướng cho các ngân hàng tư nhân vay để nâng cao hơn mức lãi suất vay). Trước đây, khi chọn các dự án đầu tư còn phải tính đến cả các yếu tố chính trị, xã hội (đầu tư vào các chương trình xây dựng nhà cửa, hạ tầng cơ sở… theo yêu cầu của Chính phủ), nhưng hiện nay các yếu tố này được ít chú ý hơn để đảm bảo tính an toàn và tính thanh khoản của quỹ. Để xác định dự án nào sẽ đầu tư, các nhà đầu tư của quỹ dựa vào công cụ đánh giá, thẩm định dự án đầu tư do các hãng lớn, có uy tín, chuyên làm công tác thẩm định dự án của Hoa Kỳ và Anh thực hiện. Ở đây, nội dung thẩm định cần quan tâm duy nhất chỉ là độ tin cậy của dự án; người thực hiện dự án này có khả năng hoàn trả vốn vay và lãi vay hay không và khả năng thanh khoản. + Khi đầu tư vào các trái khoán phải đảm bảo trái khoán đó có mức lãi suất cố định cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng theo tháng và cao hơn lãi suất buôn bán tiền tệ liên ngân hàng); chỉ sử dụng khoản dư dự trữ của quỹ có thời gian tạm thời nhàn rỗi tương đối lâu dài (không quá 3 năm để loại trừ biến động giá cả của thị trường) và các trái phiếu được đầu tư phải có bảo lãnh của nhà nước và đảm bảo tuyệt đối tính an toàn và tớnh thanh khoản của quỹ.
Bộ máy quản lý của BHXH Việt Nam cũng được tổ chức theo ba cấp: Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đơn vị dự toán cấp 1; BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là BHXH tỉnh), văn phòng BHXH Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu khoa học, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ BHXH, Trung tâm thông tin, Đại diện BHXH Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí BHXH, Báo BHXH là các đơn vị dự toán cấp 2; BHXH các quận huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là BHXH huyện) là đơn vị dự toán cấp 3. + Về vị trí, chức năng: “ BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng quỹ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là BHXH), BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện (sau đây gọi chung là BHYT) theo quy định của pháp luật.
Chi Quản lý và chi
Nguyên tắc đoàn kết tương trợ chia sẻ rủi ro ở đây có ý nghĩa là mỗi thành viên trong cộng đồng cùng loại hình BHXH sẽ đóng góp theo một mức (tỷ lệ) quy định sau đó nhận lại theo yêu cầu mà không xem xét đến khả năng đã đóng góp.Trong khi chế độ hưu trí và trợ cấp nguyên tắc BHXH đặc trưng của chế độ này là sự tương quan giữa mức đóng và mức hưởng và mức hưởng sẽ được xem xét đến trong mối quan hệ với mức sống tại thời điểm người lao động nhận lương hưu. Hiện nay, quyền lợi và trách nhiệm của người lao động quy định trong chế độ, nhất là hưu trí chưa hợp lý: bình quân mỗi năm một người lao động đóng vào quỹ hưu là 1,92 tháng lương; 30 năm làm việc một người sẽ đóng 57,6 tháng lương; thời gian hưởng lương hưu bình quân là 15 năm với mức lương hưu tối đa là 75%, tổng mức hưởng sẽ là 135 tháng lương cao hơn 2,3 lần mức đóng vào.
Hiện nay theo chức năng quản lý ngành, lĩnh vực, việc quản lý về BHXH liên quan đến 5 Bộ: Bộ Lao động – Thương binh và xã hội được phân công giúp Chính phủ quản lý nhà nước về BHXH và chịu trách nhiệm chính về chính sách, chế độ chung, thanh tra, kiểm tra đối tượng có quan hệ lao động theo hợp đồng; Bộ Nội vụ về công tác tổ chức cán bộ và đối tượng tham gia BHXH là cán bộ xã, phường, thị trấn; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý đối tượng và thu – chi BHXH trong lực lượng vũ trang; Bộ Tài chính chịu trách nhiệm công tác tài chính của quỹ BHXH và là chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ. Bên cạnh đó, việc thực hiện Thông tư liên tịch số 03 ngày 18/2/2008 của Bộ LĐTB&XH, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thủ tục buộc trích tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi phát sinh được coi là biện pháp mạnh thì cũng khó có thể thực hiện được vì khi đề nghị Ngân hàng trích tiền từ tài khoản thì số tiền của doanh nghiệp gần như không còn.
Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới bắt đầu từ năm 1986 thực hiện quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đưa ra các nguyên tắc phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng xã hội, trong đó đặt vấn đề phát triển hệ thống an sinh xã hội, mà trụ cột là BHXH, như một tất yếu đảm bảo cho các giá trị của chủ nghĩa xã hội. Chế độ BHXH được ban hành và tổ chức thực hiện đối với các đối tượng tham gia nhằm huy động mọi tiềm năng của từng đơn vị, từng cơ quan, từng cá nhân, vừa để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy xã hội và tiêu dùng, vừa để hình thành quỹ BHXH – là nguồn lực tài chính tập trung to lớn, một mặt đáp ứng nhu cầu chi tiêu đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng các chế độ BHXH, góp phần đảm bảo an toàn xã hội; mặt khác đó là nguồn vốn trong nước to lớn để tham gia đầu tư phát triển nền kinh tế - xã hội của nước nhà.
Việc đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững, chất lượng và hiệu quả cao sẽ tạo ra khả năng động viên và khả năng đóng góp BHXH của người lao động và các doanh nghiệp mới được duy trì và nâng lên; đồng thời, cũng tạo thêm nguồn lực tài chính để Nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng đang hưởng BHXH từ NSNN, tạo lập nguồn kinh phí cho việc thực hiện các chế độ BHXH mới, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của người lao động. Do đó, bên cạnh việc đổi mới các chính sách kinh tế - tài chính, tạo môi trường thuận lợi cho việc luân chuyển các luồng vốn để quỹ BHXH có thể sử dụng các nguồn vốn nhàn rỗi vào đầu tư sinh lời thì cần có cơ chế, chính sách và pháp luật để đảm bảo cho quỹ BHXH có quyền tự lựa chọn các dự án để đầu tư theo cơ chế thị trường, phù hợp với môi trường đầu tư và tự chịu trách nhiệm về mức độ hiệu quả cũng như rủi ro trong đầu tư tài chính; bên cạnh đó, có thể tạm thời không nên đánh thuế thu nhập vào phần lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư sinh lời của quỹ đem lại.