Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Thương mại dịch vụ nhựa

MỤC LỤC

Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh

Đối với nền kinh tế quốc dân thì việc nâng cao hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng là một phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng, phản ánh yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian, phản ánh trình độ sử dụng lực lueượng sản xuất dưới chế độ CNXH trong cơ chế thị trường. Nó giúp doanh nghiệp bảo toàn và phát triển vốn, hay nói cách khác nó là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải tạo, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh góp phần tái sản xuất mở rộng, để cải thiện đời sống nhân dân, tích luỹ cho ngân sách, tăng uy tín và thế lực của công ty trên thương trường. Đối với cá nhân thì nó là động cơ thúc đẩy, kích thích người lao động hăng say lao động giúp cho năng suất lao động ngày một nâng cao.

Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

Nhóm chỉ tiêu tổng hợp

Ví dụ : Giả sử tổng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu của công ty trong một năm là 100 đồng và tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu trong thời kỳ đó là 3 đồng. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động (VLĐ ) thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu. - Tốc độ chu chuyển vốn lưu động : là số vòng quay của vốn được thực hiện trong một thời gian nhất định cần thiết để thực hiện tuần hoàn quá trình vốn lưu động từ khi mua đến khi bán hàng. - Số vòng lưu chuyển vốn lưu động được tính như sau. Trong đó : TR là tổng doanh thu từ hoạt dộng kinh doanh. VLĐ là tổng số vốn bình quân sử dụng trong một thời kỳ nào đó. Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. TR HDN =VLD. Hệ số này càng nhỏ, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Qua chỉ tiêu này ta biết được để có một đồng luân chuyển thì cần mấy đồng vốn lưu động. b) Hiệu quả sử dụng lao động. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các yếu tố riêng lẻ phản ánh hiệu quả sử dụng từng yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các chỉ tiêu này càng lớn phản ánh hiệu quả sử dụng các yếu tố càng cao, đồng thời nó cũng phản ánh được từng khía cạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khái quát về công ty thương mại dịch vụ nhựa 1. Quá trình hình thành và phát triển công ty

Công ty Thương mại dịch vụ nhựa là doanh nghiệp chuyên kinh doanh các loại hàng hoá và dịch vụ nhựa, được Nhà nước cấp vốn 100% kinh doanh, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Tổng Công ty và tuực hiện các chức năng cơ bản như một doanh nghiệp thương mại. Công ty Thương mại dịch vụ Nhựa tiêu biểu cho loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ với bộ máy gọn nhẹ, đảm bảo phục vụ cho yêu cầu và nhiệm vụ của Tổng Công ty Nhựa Việt Nam đề ra, tạo lập năng lực hoạt động của công ty, thúc đẩy kinh doanh phát triển tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế. -Phòng tổ chức hành chính: Giúp giám đốc công ty nghiên cứu và xây dựng bộ máy quản lý và kinh doanh, tổ chức sắp xếp đội ngũ cán bộ sử dụng đúng người, đúng việc, chịu trách nhiệm trong công việc tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ.

-Trạm kho vận Hải Phòng: Làm thủ tục hải quan và nhận hàng nhập khẩu cho tất cả các đơn vị trực thuộc công ty ở phía Bắc, vận chuyển hàng hoá từ Hải Phòng đến các địa điểm bán hàng hoặc cơ sở sản xuất, lư kho phần hàng chưa được sử dụng tại Hải Phòng. Được thành lập trên cơ sở trước đây là chi nhánh phía Bắc của Tổng công ty Nhựa Việt Nam , công ty Thương mại dịch vụ Nhựa vẫn tiếp tục kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng truyền thống là nguyên liệu nhựa, hoá chất. - Các khách hàng của công ty: Là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại đa dạng chủng loại hàng hoá, nguyên liệu cho nên phải giao dịch tiếp xúc với nhiều loại khách hàng và cơ sở tiêu thụ rộng khắp khu vực phía Bắc.

Với những khách hàng mua nguyên liệu, nhiên liệu bao bì sản xuất thì khách hàng truyền thống thường xuyên với công ty là: cơ sở sản xuất dép, đồ gia dụng tại Nam Định hay công ty nhựa Hưng Yên lấy nguyên liệu để sản xuất màng mưa. Lợi thế của các đối thủ cạnh tranh là họ rất mạnh và hiện đại, một số doanh nghiệp sản xuất đã hình thành nên bộ phận kinh doanh chuyên tiêu thụ sản phẩm của họ trực tiếp cho các khách hàng chứ không qua trung gian. Công ty cần bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ hơn nữa của cán bộ phòng kinh doanh xuất nhập khẩu để cán bộ phòng luôn cập nhập những thông tin và yêu cầu của thị trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Ngoài nguyên nhân chủ quan do công ty không nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường, khả năng mở rộng thị trường của công ty còn bị hạn chế còn một nguyên nhân khách quan là do từ năm 2000 chính phủ áp dụng thuế giá trị gia tăng với mặt hàng nhập khẩu nên tình hình kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn do giá đầu vào phải bỏ ra nhiều hơn trước. Mặc dù trong những năm gần đây, tình hình kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty luôn âm từ năm 1998 đến năm 2001 nhưng công ty luôn cố gắng giữ ổn định mức thu nhập bình quân đầu người, đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ toàn công ty. Nguyên nhân khách quan là ban vật giá chính phủ đã ban hành phụ thu 10% đối với mặt hàng PVC nhập khẩu với mục đích là bảo hộ cho công ty MitsuiVina (một công ty liên doanh giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Nhật bản.

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:

Giá trị nhập khẩu mặt hàng DOP năm 1997-2001

Phương hướng của công ty trong thời gian tới

Bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, những thách thức và khó khăn của đất nước còn rất lớn, những gay gắt và phức tạp do những yếu kém bên trong của nền kinh tế phải có thời gian mới khắc phục được. Chúng ta phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với những khó khăn và thách thức hơn trước đó là: Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ dẫn đến suy thoái kinh tế ở một số nước trong khu vực có thể còn diễn biến phức tạp hơn, khí hậu và thời tiết bất thường chưa thể lường trước được. Với thực tế là sức mua của thị trường trong nước đang dần được khôi phục, một số các công ty liên doanh xản xuất nguyên liệu, hoá chất nhựa ở Việt Nam đã và sẽ đi vào hoạt động, công ty Thương mại - Dịch vụ Nhựa đã xác định phương hướng và mục tiêu của công ty trong thời gian tới như sau: Đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu, hướng nhập khẩu vào nguyên liệu, hoá chất ngành Nhựa, vẫn coi trọng uỷ thác nhưng phải có biên pháp tăng nhập khẩu kinh doanh, coi nhập khẩu kinh doanh là chính.

Nói tóm lại, phương hướng chính của công ty là mở rộng quy mô kinh doanh theo hướng đa dạng hoá, làm cho các mặt hàng kinh doanh gắn bó lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau theo hướng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, vừa tận dụng được tiềm năng và phân tán rủi ro. Do nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trong nước ngày càng tăng, đã có rất nhiều cơ sở, đơn vị kinh doanh được thành lập và triển khai hoạt động. Để có thể đứng vững trong có chế thị trường công ty không những cần mở rộng thị trường ngoài nước để tìm kiếm nguồn hàng nhằm đa dạng hoá mặt hàng đáp ứng yêu cầu trong nước mà còn phải lựa chọn những nguồn cung cấp nào đảm bảo yêu cầu về chất lượng, chủng loại giá cả hợp lý.

Cùng với việc nghiên cứu kế hoạch phát triển kinh doanh năm 2002, công ty cũng đã xây dựng kế hoạch nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu là: PVC, DINP, HDPE…. Cùng với việc xác định mục tiêu cụ thể cho năm 2002, công ty cũng đã nghiên cứu và xây dựng kế hoạch phát triển công ty đến năm 2005 về mọi mặt để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng tăng của toàn ngành. - Từng bước hoàn thiên cơ chế kinh doanh, cơ chế phân phối thu nhập nhằm khích lệ, động viên người lao động phấn đấu hết mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác kinh doanh, đẩy mạnh công tác đào tạo, tái đào tạo cho cán bộ công nhân viên trong công ty nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng công tác đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong điều kiện mới.

Bảng 13: Kế hoạch kinh doanh năm 2002.
Bảng 13: Kế hoạch kinh doanh năm 2002.