Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và ý nghĩa của nó đối với đổi mới giáo dục Việt Nam

MỤC LỤC

Các công trình nghiên cứu về tư tưởng giáo dục của Khổng Tử

Việt Nam do chịu ảnh hưởng khá sâu sắc bởi nền giáo dục Nho giáo do Khổng Tử sáng lập, cho nên việc nghiên cứu về tư tưởng giáo dục của Nho giáo nói chung, tư tưởng giáo dục của Khổng Tử nói riêng đã thu hút nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu như: Phan Bội Châu, Trần Trọng Kim, Nguyễn Tôn Nhan, Đào Duy Anh, Nguyễn Tài Thư, Trịnh Doãn Chính. - “Luận ngữ với người quân tử hiện đại” của Trần Tiến Khôi (Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2008), ngoài những nhận định về vai trò của Luận ngữ trong hệ thống tư tưởng Nho gia và bản dịch toàn văn Luận ngữ ở chương II, tác giả còn đưa ra những phát kiến mới mẻ khi xác định những vấn đề cần nắm vững sau khi đọc Luận ngữ và 13 phẩm chất cần có của người quân tử hiện đại.

Các công trình nghiên cứu về tư tưởng giáo dục Khổng Tử đối với đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay

Tác giả Nguyễn Văn Hòa trong bài viết “Phát triển giáo dục và đào tạo – một động lực để phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay” (Tạp chí Triết học, số 4, 2009) đã khẳng định chất lượng nguồn nhân lực, tri thức con người phải thông qua giáo dục và đào tạo mới có được và việc nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người Việt Nam trên cơ sở phát triển giáo dục là động lực của sự phát triển kinh tế tri thức, là vấn đề có ý nghĩa sống còn trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Bài viết “Quan điểm của Khổng Tử về giáo dục và đào tạo con người và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay” của Trịnh Doãn Chính (Hội thảo quốc tế Nho học lần thứ III: Nho học tại Việt Nam, tháng 7, 2001 – Tp Hồ Chí Minh) đã chỉ ra mục đích giáo dục của Khổng Tử là đào tạo mẫu người lý tưởng để thực hiện mục tiêu chính trị, là xây dựng xã hội lý tưởng đồng thời tác giả cũng đã trình bày ngắn gọn hệ thống phương pháp giáo dục mà Khổng Tử sử dụng trong quá trình giáo hóa học trò.

Điều kiện kinh tế - xã hội

Khác với các nhà tư tưởng cùng thời, Khổng tử đã chủ trương lập lại trật tự xã hội bằng con đường giáo dục, với mục đích dạy cho con người thụng rừ đạo lý và coi đú là một trong những biện phỏp chủ yếu nhất để xã hội trở nên hữu đạo, đồng thời chú trọng đào tạo nên những người tài đức để cải biến xã hội, đưa xã hội từ loạn tới trị và xây dựng một xã hội thái bình, thịnh trị. Chế độ đẳng cấp này đã làm cho xã hội thời nhà Chu trở nên có tôn ti, trật tự, được giai cấp thống trị các triều đại sau tiếp nhận và áp dụng.Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, những nghi lễ chặt chẽ và tôn nghiêm mà trước đây đã từng góp phần bảo vệ và làm hưng thịnh chế độ tông pháp nhà Chu đã bị xem thường, lễ nhà Chu đã bị băng hoại, Thiên tử nhà Chu không còn quyền uy đối với các nước chư hầu, thiên hạ trở nên “vô đạo”, đến mức người đời phải thốt lên rằng: “Khắp thiên hạ đều loạn lạc như nước đổ cuồn cuộn, làm thế nào cho thiên hạ trị?” [60, tr.303].

Những tiền đề tư tưởng

Nếu như vào thời nhà Chu, “Lễ” vốn là điển chương thần thánh, là công cụ thống trị của quý tộc thị tộc; “Thi” vốn là huyết mạch tư tưởng của giai cấp thống trị thì đến thời Xuân Thu, “Lễ” đã trở thành nghi thức giao tế của quý tộc, “Thi” đã trở thành lệnh bang giao giữa các nước hay thành những lời thù tạc trong trường giao tế của quý tộc. Giáo sư Nguyễn Tài Thư đã nhận xét: “Có một thời kỳ trong lịch sử Trung Quốc mà ngày nay nhớ đến có người còn xốn xang bởi sự sôi động của nó, bởi nhiều sự kiện lịch sử xuất hiện dồn dập, nhiều học thuyết triết học và chính trị - xã hội ra đời, nhiều khối óc tài ba làm nên sắc thái văn hóa và tư tưởng của Trung Quốc.

Nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng giáo dục của Khổng Tử Triết gia đồng thời là nhà sử học Phùng Hữu Lan nhấn mạnh rằng: “Nghiên

Do hoàn cảnh xã hội thời Xuân Thu loạn lạc tác động, nên Khổng Tử sớm cảm nhận được hiện tượng lễ, nhạc bị băng hoại, điều đó đã thôi thúc ông đi tìm nguyên nhân và cách thức giải quyết, như nhà nghiên cứu Phùng Hữu Lan đã khẳng định: “Tình thế của thời đại cùng các phương diện trạng huống tư tưởng có thể ảnh hưởng đến triết học của một triết gia..” [65, tr.16]. Khổng Tử đã nhận thức được rằng, giáo dục có vai trò quan trọng đối với việc cải tạo nhân tính, bồi tâm dưỡng tính cho con người, bởi ông quan niệm rằng, bản tính thiên phú nơi con người là không thiên lệch, không sai biệt nhiều, nhưng do ham muốn, do tác động của hoàn cảnh xã hội, do giáo dục, tập tục chi phối mà thành ra sai biệt.

Quan niệm của Khổng Tử về mục đích giáo dục

Đạo theo Doãn Chính trong “Từ điển triết học Trung Quốc” là “danh từ trong các sách cổ Tiên Tần được ứng dụng rất rộng rãi hàm ý bao quát các nội dung như hợp lý, chính đáng, trị bình, đạo lộ, lý tưởng, phương pháp, thông đạt… Không những vậy, “đạo còn có ý nghĩa trời có đạo trời, đất có đạo đất, người có đạo người, thầy có đạo thầy, vua có đạo vua, tôi có đạo tôi” [18, tr.137]. Nếu như với Lão Tử, đạo là bản nguyên sâu xa, tối cao của vũ trụ, là nguyên lý chi phối sự sinh thành, biến hóa của vạn vật, trời đất thì trong quan niệm của Khổng Tử, mặc dù không thấy ông nêu khái niệm về đạo, nhưng qua quá trình nghiên cứu tư tưởng của ông thì, đạo chính là chỉ theo lẽ tự nhiên, cứ việc phải thì làm, việc trái thì bỏ, cốt dạy người ta giữ lương tâm mình cho sáng suốt, không để tư tâm, tư dục làm cho mê muội.

Quan niệm của Khổng Tử về đối tượng giáo dục

Mở đầu sách Đại học, học trò của Khổng Tử có ghi rằng: “Trên từ bậc Thiên tử lần xuống chí hạng bình dân, ai ấy đều phải lấy sự tu tập lấy mình làm gốc” [23, tr.7] và muốn tu sửa bản thân để trở thành người có đức hạnh hoàn toàn thì trước hết phải giữ cái tâm cho chớnh, cỏi ý cho thành, rồi mới cỏch vật, trớ tri được, mới hiểu rừ cỏc sự vật và biết đến cựng cực cỏi biết. Khổng Tử là học thuyết chính trị - xã hội, giáo dục là phương tiện chính trị, giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu chính trị , cho nên mặc dù chủ trương “hữu giáo vô loại” hướng tới giáo dục cho tất cả mọi người nhưng thực tế thì đối tượng Khổng Tử quan tâm nhiều hơn cả là đào tạo cho được những người cai trị kiểu mẫu – người quân tử, bởi theo ông, “quân tử là người có tài đức hơn người” [42, tr.65].

Quan niệm của Khổng Tử về nội dung giáo dục

Nhằm khắc phục tình trạng hết sức rối loạn từ trong gia đình đến ngoài xã hội lúc bấy giờ và nhằm xây dựng, duy trì một xã hội có trật tự, kỹ cương và có đạo đức, đồng thời xuất phát từ mục đích đào tạo con người có đạo, có đủ đức và tài để hành đạo, giúp đời cứu người, xây dựng một xã hội thái bình, thịnh trị, cho nên trong nội dung giáo dục của Khổng Tử chủ yếu tập trung về lĩnh vực chính trị - xã hội mà đặc biệt là về đạo đức, về cách ứng xử giữa người với người trong xã hội và những kiến thức cần thiết cho người học phù hợp với quan điểm chính trị của ông. Qua lời dạy của ông được học trò ghi chép lại có thể dễ dàng nhận thấy: với Khổng Tử, Lễ không chỉ với nghĩa là “tế lễ”, “thờ cúng” mà còn là quy tắc, chuẩn mực để tu dưỡng phẩm đức của con người; đồng thời Lễ còn là một trong những công cụ để giữ gìn trật tự, giữ được sự cân bằng trong cuộc sống, trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người, quy định trật tự của con người trong xã hội, như phân biệt ranh giới vị trí vua tôi, trên dưới, lớn nhỏ.

Quan niệm của của Khổng Tử về phương pháp giáo dục

Tuy nhiên, qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, Khổng Tử là người đóng vai trò trung tâm trong quá trình dạy học với cách thức thuyết giảng một chiều là chủ yếu, và dù có đặt ra vấn đề, dù có gợi mở trí phán đoán cho học trò hay dẫn luận cổ ngữ và ngay cả nêu gương thì chính bản thân ông – người thầy, vẫn giữ vị trí trung tâm, chủ đạo trong quá trình dạy học, học trò của ông chủ yếu là lắng nghe và tiếp nhận tri thức mà thầy truyền đạt cho. Chúng ta đang tích cực thực hiện việc dạy học hướng tập trung vào hoạt động của học sinh, phát huy tính độc lập, tích cực, chủ động của học sinh, điều này chúng ta đã tìm thấy trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử: “Người nào chẳng ra công tìm tòi, như làm việc chi, chẳng tự hỏi: “Tôi phải làm cách gì?.

Những yêu cầu của đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện giỏo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lừi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh mới đòi hỏi chương trình giáo dục mới của Việt Nam phải chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức nhằm mục đích nâng cao dân trí sang tập trung phát triển toàn diện năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạn mới, phải “đổi mới chương trình, nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề.

Ý nghĩa của tư tưởng giáo dục Khổng Tử đối với đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay

Đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay cũng vậy, một nền giáo dục mới được xây dựng phải biết tiếp thu chọn lọc và vận dụng sáng tạo những thành tựu, những giá trị trong lịch sử giáo dục truyền thống của dân tộc và kế thừa những hạt nhân hợp lý từ tư tưởng giáo dục của nhân loại, đồng thời phải nâng cao những gì đã kế thừa lên ngang tầm với thời đại ở một trình độ mới, phù hợp với hoàn cảnh mới và tiếp tục phát huy tác dụng trong điều kiện mới đúng như quan điểm chỉ đạo của Đảng ta: “Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới…” [36, tr.120]. Để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay, nếu chỉ dừng lại ở việc vận dụng những phương pháp dạy cũng như phương pháp học trong tư tưởng và thực tiễn giáo dục của Khổng Tử không thôi vẫn chưa đủ mà đòi hỏi người thầy phải biết vận dụng kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học cả truyền thống lẫn hiện đại; phải biết cải tiến những phương pháp dạy học truyền thống; loại bỏ lối học “từ chương”, áp đặt máy móc; sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học và đảm bảo nguyên tắc “học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.