MỤC LỤC
Trong những thập niên cuối của thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21 với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ đã làm thay đổi thế giới một cách nhanh chóng. “phá hủy” này mà những sản phẩm mới luôn thay thế cho sản phẩm cũ; những công nghệ hiện đại, tiên tiến hơn thay thế cho những công nghệ lỗi thời” [1].
Như vậy tùy theo lĩnh vực hoạt động, yếu tố công nghệ cần được xem xét trong việc xây dựng chiến lược cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh. “Ngày nay, công nghệ là yếu tố có sự năng động nhất trong các yếu tố môi trường kinh doanh.
Sự phát triển công nghệ rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm, tạo ra các sản phẩm thay thế. Sự thay đổi này đem lại những thách thức và những nguy cơ đối với các doanh nghiệp.
Các đối thủ cạnh tranh nhau quyết định tính chất và mức độ tranh đua, mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào mối tương tác giữa các yếu tố như: Số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định, mức độ đa dạng hóa sản phẩm. Số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả, các điều kiện cung cấp của các yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ và mục tiêu kinh doanh, tiến trình hoạt động, chi phí sản xuất, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Nếu các hoạt động chủ yếu được thực hiện tốt nó sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm giá thành, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh và làm thỏa mãn nhu cầu một cách tối đa cho khách hàng. Tùy theo tính chất và đặc thù của mỗi doanh nghiệp mà cấu trúc hoạt động hỗ trợ khác nhau, nhưng dạng chung nhất của họat động hỗ trợ bao gồm: Quản trị nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, thu mua và quản trị tổng quát.
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của doanh nghiệp phản ứng đối với các yếu tố này, trong đó 4 là phản ứng tốt; 3 là phản ứng trên trung bình; 2 là phản ứng trung bình và 1 là phản ứng ít. Ma trận hình ảnh cạnh tranh so sánh giữa doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến các khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành, qua đó giúp Nhà quản trị nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh, xác định lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và các điểm yếu mà doanh nghiệp cần khắc phục.
Công ty TNHH Sơn AkzoNobel (Hà Lan): Khi nói đến Công ty TNHH Sơn AkzoNobel với thương hiệu ICI là người tiêu dùng trong ngành sơn liên tưởng đến đây là loại sơn ngoại, chất lượng cao, thương hiệu dẫn đầu thị trường sơn Việt Nam. Năm 2008 sau khi điều nghiên thị trường về tình hình nền kinh tế của thế giới trong những năm tiếp theo nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng, Công ty TNHH Sơn Uraiphanic đã cho sản xuất nhãn hiệu sơn nước ATM, đây là nhãn hiệu sơn ngoại có mức giá cực rẻ có thể nói là một trong những loại sơn ngoại có giá cạnh tranh hấp dẫn nhất trên thị trường vào thời gian này.
Nhưng nhờ có cách quản lý tốt và chiến lược cạnh tranh đúng đắn, nên đến thời điểm hiện tại Công ty TNHH Sơn Belzo đã là một công ty có thị phần tương đối cao trong lĩnh vực sơn Alkyd (sơn dầu) dùng cho công trình cơ khí, nhà tiền chế tại thị trường Miền nam và Miền trung. Theo ông Ngô Sỹ Quang -Tổng Giám đốc công ty cho biết, mục tiêu của công ty luôn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường bằng cách sản phẩm luôn được kiểm hóa với khí hậu nóng ẩm để phù hợp với thời tiết tại Việt Nam và cung cấp cho khách hàng bằng giá cả hợp lý….
Với những nỗ lực không ngừng trong sản xuất kinh doanh, hiện nay Sơn Đồng Nai đã khẳng định được vị trí trên thị trường với các loại sản phẩm chủ yếu như: Sơn Alkyd DONASA; Bột trét tường DONASA; Sơn nước DONASA; Sơn chống thấm cách nhiệt Sunmaster và Sơn cao cấp dùng trong công nghiệp Dầu khí, đóng tàu. Chịu trách nhiệm tài chính đối với các khoản nợ theo vốn Điều lệ, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, được hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có bảng cân đối kế toán riêng, được lập các quỹ theo quy định của Luật doanh nghiệp và nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông.
Tập đoàn International Paint Pte.Ltd (Akzo Nobel - Hà Lan)
(Nguồn: Phòng Kinh doanh-Công ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai) Trong những năm gần đây số lượng các doanh nghiệp tham gia vào ngành sơn tăng lên rất nhanh, nếu năm 2007 cả nước có khoảng 130 doanh nghiệp gồm cả vốn đầu tư trong, ngoài nước sản xuất sơn, nhưng đến hết năm 2011 cả nước có 377 doanh nghiệp thuộc đủ loại thành phần nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam (261/377) và khu vực này chiếm khoảng 70% sản lượng cả nước, tuy vậy số nhà đầu tư mới vẫn tiếp tục gia tăng. Hiện tại công tác nghiên cứu cải tiến sản phẩm và phát triển sản phẩm mới do Phòng Kỹ thuật đảm trách và chưa thực sự được chú trọng, bằng chứng là đã hơn mười năm công ty chỉ phát triển được một sản phẩm mới là DONASA Mastery, nhưng sản phẩm Mastery chưa thực sự thành công (hiện nay không còn sản xuất nữa do chất lượng kém), trong khi đó các công ty sơn khác đã ra rất nhiều sản phẩm mới như: Akzo Nobel đã ra hệ sơn ngoại thất Weathershild chống nóng, siêu bóng, hoặc bán bóng, hoặc màng sơn tự làm mới khi trời mưa; Sơn Nippon có sản phẩm Excel, Weathergard chống nóng, chống bám bụi và thân thiện với môi trường….
Theo một dự báo mới nhất về tương lai của ngành công nghiệp xây dựng toàn cầu trong vòng 10 năm tới vừa được Global Construction Perspectives và Oxford Economics đưa ra, ngành công nghiệp quan trọng này sẽ có mức tăng trưởng tương đối cao và đều. Như vậy, khi xem xét tốc độ phát triển ngành sơn Việt Nam trong năm 2011, so sánh giữa mức tiêu thụ sơn trung bình của thế giới 5,3-7 lit/người/năm, mức tiêu thụ sơn của các nước trong khu vực là 3,2 lit/người/năm thì mức tiêu thụ sơn của người Việt Nam còn quá ít chỉ ở mức 2,9 lit/người/năm.
Nhưng có những bước phát triển hết sức ấn tượng cụ thể như sau: Là một trong những doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên của tỉnh được chuyển đổi sang hình thức Công ty Cổ Phần, và cũng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh Đồng Nai đủ tiêu chuẩn niêm yết cổ phần trên thị trường chứng khoán Nhà nước (tháng 12/2007 cổ phần của Sơn Đồng Nai được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM). + Nâng cao tính chuyên nghiệp, tăng cường khuyếch trương sản phẩm: Hoạt động khuyếch trương sản phẩm phải đạt được mức độ tối thiểu là có thể phản ánh và chuyển tải được thông tin về sự thay đổi cơ bản như: Đầu tư thiết bị mới, áp dụng ISO, mở thêm đại lý mới với hàm ý chất lượng sản phẩm được nâng cao nhờ thiết bị mới, áp dụng công nghệ tiên tiến, mạng lưới phân phối có chất lượng phủ khắp các địa phương.
+ Tiến tới không tuyển dụng nhân viên hút thuốc lá vào làm việc tại công ty và cấm Cán bộ nhân viên trong công ty hút thuốc lá trong khuôn viên công ty, điều này vừa loại nguyên nhân gây cháy và còn bảo vệ sức khỏe cho người lao động và phù hợp với chủ trương của Nhà nước. Để tạo điều kiện cho sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt đồng thời thúc đẩy ngành Sơn Việt Nam phát triển bền vững thì Hiệp Hội Sơn và Mực in Việt Nam thường xuyên tập hợp, liên kết các doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động trong ngành Sơn và Mực in của Việt Nam; đưa ra các yêu cầu để bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên trước pháp luật; góp phần hỗ trợ đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật ngành Sơn- Mực in cũng như những hoạt động sản xuất kinh doanh khác.
TểM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 3
PHẦN KẾT LUẬN