Các giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ nông thôn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

MỤC LỤC

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Nhiệt độ bình quân hàng năm trong xã là 23,5oC; nhiệt độ bình quân hàng thàng cao nhất là 29,5oC (vào tháng 7); nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất là 15,5oC (vào tháng 1), thời tiết trong những năm qua biến động bất thường gây ảnh hưởng đến phát triển sản xuất của xã. Lượng mưa trung bình cả năm 145mm, lượng mưa không đều tập trung nhiều vào tháng 6, 7, mùa hè thường có mưa to, bão lớn gây úng lớn vì vậy cũng gây ảnh hưởng nhiều đến trồng trọt và chăn nuôi. Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1750 giờ, số ngày nắng trong tháng là 24 ngày, số giờ nắng trung bình của mùa hè từ 6 đến 7 giờ trong ngày, mùa đông có từ 3 đến 4 giờ nắng trong ngày. Nhìn chung, điều kiện thời tiết, khí hậu tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Sông Hồng chảy qua địa bàn xã là nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho diện tích đất canh tác của xã. Các hệ thống kênh mương nội đồng dẫn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, các ao hồ sử dụng vào sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản. d) Cảnh quan môi trường. - Về thuỷ lợi: toàn xã có 4 trạm bơm, hai trạm cỡ lớn với 6 máy to đương kính 1,4m để chống úng và hai trạm bơm cỡ nhỏ với 36 máy cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp của xã, toàn xã có hệ thống mương máng tưới dài 6.2km; 4.3km máng tiêu phân bổ đều khắc nơi vì vậy việc cung cấp nước rất thuận lợi.

Bảng 3.1: Tình hình phân bổ đất đai qua 3 năm (2007 – 2009)
Bảng 3.1: Tình hình phân bổ đất đai qua 3 năm (2007 – 2009)

Phương pháp nghiên cứu

    Chỉ tiêu ĐVT Số. Lượng Chỉ tiêu ĐVT Số. Công trình thuỷ lợi IV. Công trình điện. Trạm biến áp cái 2. Công trình công cộng. Nhà mẫu giáo cái 3. Nhà văn hoá cái 9. Đài truyền thanh cái 4. - Thông tin về đặc điểm chung của hộ, doanh nghiệp, thông tin về lao động và sử dụng lao động của hộ, doanh nghiệp. - Thông tin về đất đai và tình hình sử dụng đất đai của hộ, doanh nghiệp, thông tin về tình hình sản xuất nông sản của hộ…. - Số người tham gia vào lao động sản xuất, tiêu thụ; ai là người tham gia chính; ai là người quyết định chính mọi công việc trong gia đình; Trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật của người lao động…. - Đối tượng, quy mô sản xuất và tiêu thụ phụ nữ đang tham gia. - Mặt hàng, số lượng, chủng loại, chất lượng, giá cả, thông tin, mức độ ổn định, cạnh tranh… của các loại hàng hoá đầu vào và đầu ra trên thị trường mà phụ nữ tham gia vào; Những rủi ro mà phụ nữ gặp phải khi tham gia vào thị trường, hướng khắc phục và kiến nghị của phụ nữ. - Những thuận lợi và khó khăn của phụ nữ khi tiếp cận thị trường. - Mức độ quan tâm, hiểu biết của phụ nữ về thị trường mà họ đang tham gia. - Phương hướng sản xuất và tiếp cận thị trường của phụ nữ trong năm tới, những đề xuất của phụ nữ với các chính sách của đảng và nhà nước. 3.2.2 Phương pháp điều tra thu thập thông tin +)Thông tin thứ cấp. Thông tin thứ cấp được chọn lọc thu thập, trích dẫn từ các số liệu thống kê trung ương, các tài liệu đã công bố của các đề tài, các báo cáo khoa học, báo cáo tổng kết, sách báo thông tin trên các webside có liên quan đến đề tài và thông tin thu thập tại các phòng ban của địa phương nghiên cứu. Thông tin thứ cấp bao gồm:. - Tình hình diện tích năng suất, sản lượng, diện tích một số loại nông sản của xã. - Tình hình dân số, lao động, trình độ dân trí, tập quán canh tác - Các thông tin về phụ nữ, cơ cấu phụ nữ, trình độ dân trí của phụ nữ. - Thông tin về thị trường, giá cả, các chính sách đất đai tín dụng của xã…. Thông tin sơ cấp được thu thập qua điều tra, phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu là phụ nữ tại các điểm được chọn nghiên cứu. Mỗi điểm nghiên cứu sẽ điều tra đại diện 3 - 4 mẫu, đối tượng chọn mẫu là các hộ phân theo mức độ sản xuất khá, sản xuất trung bình, sản xuất khó khăn, trong hộ có nữ lao động chính, tham gia hoặc có vai trò nhất định trong việc tiếp cận thị trường. Kết hợp phương pháp điều tra truyền thống với phương pháp PRA: điều tra theo câu hỏi biểu mẫu chuẩn bị trước và áp dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt. Trao đổi thảo luận với các đại diện của hội phụ nữ xã, phòng thống kê xã…, tham quan, khảo sát thực địa, trực tiếp phỏng vấn các hộ gia đình, các cá nhân là phụ nữ có tham gia vào việc sản xuất và tham gia vào thị trường. Câu hỏi điều tra, thảo luận bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Đảm bảo thu thập đầy đủ thông tin và đảm bảo độ chính xác của thông tin thu thập. - Tài liệu thứ cấp: các tài liệu thứ cấp được sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu và phân tích thành 3 nhóm: a) những tài liệu về lý luận, b) những tài liệu tổng quan về thực tiễn, c) những tài liệu tổng kết, kết quả nghiên cứu ở các địa phương triển khai đề tài, qua đó chọn lọc, tham khảo và kế thừa. Phưong pháp này tập hợp những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và nguy cơ của phụ nữ trong quá trình tham gia vào thị trường và khả năng tiếp cận với thị trường của phụ nữ, bằng cách kết hợp các yếu tố trên, để tìn ra những biện pháp cho phụ nữ trong việc nâng cao khả năng tiếp cận thị trường.

    Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

    * Sử dụng bộ công cụ PRA (đánh giá nhanh có sự tham gia) như: biểu đồ, ma trận phân loại, cây vấn đề, SWOT. Trên cơ sở này thiết lập mô hình ma trận SWOT cho phụ nữ bằng cách kết hợp S - T (phát huy những điểm mạnh để đẩy lùi nguy cơ) và kết hợp W - O (tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu). PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN SWOT SWOT. Sau khi số liệu điều tra, thu thập xong kết hợp với thông tin phỏng vấn trực tiếp sẽ tiến hành tổng hợp và phân tích. Từ đó rút ra những kết luận về thực trạng TCTT của phụ xã Thắng Lợi. • Tỷ lệ lao động nữ: toàn bộ lao động nữ trong tuổi lao động có klhả năng lao động trên tổng dân số lao động trong độ tuổi, được tính:. ∑ LĐ nữ trong tuổi có khả năng lao động. +) Nhóm chỉ tiêu biểu hiện sự đóng góp của phụ nữ trong kinh tế hộ. số nữ làm chủ hộ. Số lượng và tỷ lệ nữ quyết định các công việc trong gia đình. • Số lượng và tỷ lệ nữ tham gia vào lao động sản xuất các công việc khác trong ngày. +) Nhóm chỉ tiêu phản ánh về tiếp cận thị trường của phụ nữ. • Số lượng và tỉ lệ phụ nữ tham gia vào thị trường nông sản. Số phụ nữ tham gia TTNS. • Số lượng và tỉ lệ phụ nữ có tìm hiểu thông tin về TTNS. Số phụ nữ có tìm hiểu thông tin TTNS. •Số lượng và tỉ lệ phụ nữ có hạch toán kinh tế. Số phụ nữ có hạch toán kinh tế. +) Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển sản xuất nông sản.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    Thực trạng tiếp cận thị trường của phụ nữ nông thôn xã Thắng Lợi _ huyện Văn Giang – tỉnh Hưng Yên

    (Doanh nghiệp). Nguồn : Tổng hợp phiếu điều tra, 2010 Qua bảng 4.5 ta thấy đa số DN trong huyện tiếp cận với nguồn vốn chính thống là chủ yếu tức là vay từ các ngân hàng chiếm 60%, còn một số ít DN tiếp cận với nguồn vồn phi chính thống tức là từ các tổ chức của chính quyền địa phương chiếm 13,33%, DN vừa tiếp cận với nguồn vốn chính thống và phi chính thống chiếm 26,67%. Biểu đồ 4.1 : Số lượng và cơ cấu nguồn vốn vay của DN huyện Văn Giang Hầu hết các DN tiếp cận với nguồn vốn chính thống đều là những DN có quy mô vừa và lớn, một số ít có quy mô nhỏ vì khi tiếp cận với ngân hàng thì phải có tài cản thế chấp. Những DN nhỏ thường tài sản thế chấp không có hoặc tài sản ít nên họ chỉ tiếp cận được với nguồn vốn từ các tổ chức chính quyền địa phương như hội nông dân, hội phụ nữ, hoặc nếu tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng thì lượng vốn được vay là quá ít..Chính vì vậy mà đó cũng là trở ngại đối với những DN nhỏ không có điều kiện mở rộng quy mô. Hạn chế sự tiếp cận thị trường của DN cũng như của những người lao động trong DN. Tất cả các DN đều nói rằng tiếp cận với nguồn vốn vô cùng khó khăn, đây là một vấn đề lan giải. Huyện Văn Giang thì hầu hết các DN đều có quy mô vừa và nhỏ, điều này càng gây khó khăn tới việc tiếp cận nguồn vốn. Các DN luôn phải đau đầu với câu hỏi phải làm gì để tiếp cận nguồn vốn vay?. - DN huyện Văn Giang tiếp cận với thị trường lao động. Lao động là một yếu tố quyết đinh thành công của một DN. DN tồn tại được hay không phụ thuộc rất lớn vào lực lượng lao động. Qua điều tra hầu hết các DN huyện Văn Giang tiếp cận với nguồn lao động khá khó khăn. Trình độ của người dân ở đây còn thấp, chính vì vậy mà trong DN có tình trạng một người đảm nhiệm nhiều vai trò trong một DN. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều tới công việc, một người đảm nhiệm một vị trí thì sẽ chú tâm và có hiệu quả hơn là nhiều vị trí. Gần như những người tham gia làm trong DN có cả những người ở huyện khác tới, vì người ta có trình độ nên DN tuyển. Bảng 4.6 : Số lượng và cơ cấu nguồn lao động của DN huyện Văn Giang tham gia cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân xã Thắng Lợi. DN quy mô nhỏ DN quy mô vừa Số lượng. Nguồn lao động vừa trong huyện Và. Nguồn : Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2010 Qua bảng 4.6 ta thấy DN có quy mô vừa 100% tuyển cả những người lao động ở huyện lân cận, những DN này cần rất nhiều công nhân có tay nghề và DN có quy mô vừa thì có thể trả lương cao hơn những DN có quy mô nhỏ vì thế mà họ có khả năng giữ chân được những công nhân có tay nghề hơn DN có quy mô nhỏ. Những DN nhỏ chủ yếu thuê lao động ở trong huyện là chính. Việc giữ chân những công nhân có tay nghề là rất khó khăn đối với DN huyện Văn Giang. Đa số DN ở đây có quy mô vừa và nhỏ là chính nên cũng có rất ít chế độ ưu đãi cho công nhân. Mà đối với công nhân có tay nghề họ đòi hỏi phải lương cao, chế độ ưu đãi tốt thì họ mới ở lại làm việc cho DN, điều này thường những DN có quy mô lớn mới đáp ứng được. - DN huyện Văn Giang tiếp cận với thị trường đất đai. Đối với một DN thì việc tiếp cận với đất đai là rất khó khăn. Muốn kinh doanh, thì DN cần có một mảnh đất để làm trụ sở hoạt động của mình. Người dân cần đất, DN lại càng cần hơn. Qua khảo sát địa bàn huyện Văn Giang ta thấy, DN ở đây đa số là DN vừa và nhỏ chính vì thế mà khả năng tiếp cận với đất đai càng khó. DN ở huyện luôn có một tình trạng là phải thuê mướn địa điểm kinh doanh với bản hợp đồng ngắn hạn, do vậy mà họ phải đối mặt với tình trạng giá đất thay đổi liên tục. Khi người cho thuê thấy DN làm ăn đựơc thì họ thường tăng giá thuê đất nên hoặc họ đòi lại đất để kinh doanh mặt hàng như vậy. Thủ tục thuê đất rườm rà dẫn đất các DN cũng khó thuê đất. Đặc thù của DN huyện Văn Giang là những DN có quy mô vừa và nhỏ, mà những DN này thường sức cạnh trạnh thấp, thiếu vốn, thiếu thông tin thị trường, khó thay đổi công nghệ sản xuất để tiếp cận với những công nghệ sản xuất mới vì thế mà rất khó tiếp cận với đất đai với hy vong xây dựng được trụ sở hoạt động kinh doanh của mình. Việc khó tiếp cận đất đai này dù ở bất kỳ giai đoạn nào cũng làm cho DN mất cơ hội làm ăn và càng không thể tăng sức cạnh tranh, làm các công nhân lao động trong DN cũng khó tiếp cận với những kiến thức mới trên thị trường. Qua phỏng vấn, chúng ta thấy giá thuê bình quân đất ở trong làng là 18 triệu/1năm/1sào. Đây mới là mức giá bình quân, chưa phải là mức giá tăng cao. Đối với những DN vừa và nhỏ ở huyện thì thời gian thuê đất rất ít. Hầu như DN nhỏ thì thường trả theo năm là chủ yếu. Còn DN vừa thời hạn thuê đất bình quân là 5 năm, nếu DN nào có mối quan hệ tốt thì sẽ kéo dài hơn. Đây là vấn đề rất phức tạp đối với những DN ở Văn Giang, cản trợ việc tiếp cận thị trường bên ngoài.  DN huyện Văn Giang tiếp cận với thị trường đầu ra. Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình diễn ra khi một DN đã hoàn thành khâu sản xuất của mình. Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình quan trọng đối với tất cả các DN. Qua khảo sát tại các DN trong huyện, ta thấy hầu hết các DN tiêu thụ sản phẩm trong huyện là chính và một số vùng lân cận. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của DN còn hạn hẹp, chưa được mở rộng. Đa số tiêu thụ sản phẩm qua phương thức bán lẻ là chủ yếu, cũng có một vài DN có hính thức bán buôn, thông qua bán buôn mới đưa sản phẩm đến tay người tiêu dung. Sơ đồ 4.1 : Kênh tiêu thụ sản phẩm của DN huyện Văn Giang. Qua sơ đồ 4.1 ta thấy hình thức bán trực tiếp cho người tiêu dùng chủ yếu là những DN kiêm nông nghiệp và dịch vụ nhưng với quy mô nhỏ như DN tư nhân Hương Lan, ngành kinh doanh chủ yếu của DN là cung cấp cây hoa lan tới tay người tiêu dùng. Thông thường những DN nông nghiệp ở đây. Người bán lẻ. DN kiêm nông nghiệp và dịch vụ quy mô vừa DN kiêm nông nghiệp và dịch vụ có quy mô nhỏ. DN dịch vụ quy mô vừa và nhỏ. DN dịch vụ quy mô vừa. kiêm luôn cả kinh doanh dịch vụ. Một số những DN dịch vụ với quy mô nhỏ và vừa thường tiêu thụ sản phẩm từ người bán buôn - người bán lẻ - người tiêu dùng cuối cùng. Có rất ít DN ký gửi qua đại lý rồi qua người bán lẻ cuối cùng mới đến tay người tiêu dùng, những DN này phải có nguồn vốn tương đối lớn để tạo ra nguồn sản phẩm dồi dào.  Thuận lợi, khó khăn của DN huyện Văn Giang tiếp cận thị trường - Thuận lợi :. +) DN thuê nhân công với giá rẻ, vì trình độ dân trí còn thấp nên việc thuê nhân công rất dễ dàng đối với các DN. +) Địa bàn của huyện rất gần với những thị trường lớn như Hà Nội, Hải Dương.. nên các DN có khả năng tiếp cận với nhiều DN trên thị trường tăng sức cạnh tranh của DN. +) Thị trường chưa bão hoà nên các DN dễ tiếp cận với thị trường. +) Chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tiếp cận với nguồn vốn của các tổ chức phi chính thống, với thị trường đất đai. +) Tiếp cận với nguồn vốn khó khăn. Các DN muốn vay vốn với lượng lớn thì cần phải có tài sản để thế chấp, nhưng DN ở đây quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu nên tài sản của họ rất ít không nhiều vì vậy mà họ chỉ vay từ các ngân hàng lượng vốn rất nhỏ như vậy sẽ khó mở rộng quy mô kinh doanh. +) DN thường phải thuê địa điểm kinh doanh, thời gian thuê lại rất ngắn nên hay phải đối mặt vời tình trạng giá thuê đất thường xuyên tăng. Gây khó khăn cho DN. +) Trình độ dân trí còn thấp nên DN khó tìm được nhân công có trình độ tay nghề cao. +) Các DN trong huyện khó thay đổi công nghệ sản xuất cũ để tiếp cận với những công nghệ sản xuất tiên tiến vì để thay đổi được cần phải có đội ngũ cán bộ có trình độ cao. +) DN chưa thu hút được các công nhân có tay nghề. Đây là tầng lớp phụ nữ mới được sinh ra trong thời đại mới nên được chú trọng học hành hơn, được tiếp xúc với nhiều cái mới, nhiều tiến bộ KHKT hơn (có thể ở mức thấp). Do đó họ cũng có nhiều lợi thế khi tham gia vào các thị trường và TCTT ưu thế hơn. Bởi vậy khi nâng cao năng lực TCTT thì những phụ nữ này là đối tượng chính và rất hăng hái tham gia vì họ có khả năng thích ứng cái mới rất nhanh. Trình độ học vấn Số lượng. Nguồn : Hội LHPN xã Thắng Lợi Nhìn vào bảng ta thấy học vấn của phụ nữ Thắng Lợi vẫn chưa thực sự cao. Những phụ nữ bị mù chữ và học hết tiểu học này hầu hết đều nằm trong độ tuổi từ 45 – 60, sống ở thời chiến tranh cộng với những hủ tục phong kiến lạc hậu nên không được học hành nhiều. Đây cũng là trở ngại rất lớn cho việc nâng cao năng lực TCTT cho phụ nữ ở Thắng Lợi. Mặc dù số lượng phụ nữ trong xã chiếm lực lượng khá lớn nhưng số chị em phụ nữ có trình độ hoặc qua đào tào thì rất ít. Những chị em có trình độ thì thường tham gia công tác xã hội, ít có người tham gia sản xuất. Các chị em tham gia sản xuất thường học hỏi kinh nghiệm của nhau là chính, cũng có nhiều chị em tham gia lớp tập huấn về kỹ thuất trồng trọt và chăn nuôi cũng đem lại kết quả tốt nhưng chưa thực sự đạt được kết quả mong muốn. Trong sản xuất nông nghiệp, phụ nữ nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong tất cả các khâu. Đối với sản xuất nông nghiệp, các khâu lựa chọn giống, mua vật tư đầu vào, kỹ thuật canh tác, bán sản phẩm, thuê lao động đều do phụ nữ ra quyết định là chính. Họ phải gánh vác trên vai nhiều công việc là do người chồng thường đi làm những ngành nghề phụ khác như thợ xây, buôn bán..để tạo thu nhập thêm cho gia đình, chỉ có ít ngưòi ở nhà cùng làm với người vợ. Do đó phụ nữ trong xã ít có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Hàng ngày phải ra đồng làm, về đến nhà họ lại đóng vai trò là người mẹ, người vợ, người con đó là chăm sóc gia đình, bố mẹ, con cái..đối nhân xử thế với mọi người. Chình vì thế mà phụ nữ trong xã không có thời gian nghỉ ngơi cho riêng mình, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận thị trường và tìm hiểu các thông tin có liên quan đến thị trường của phụ nữ. Đặc điểm lao động nữ ở các hộ điều tra. Các phụ nữ được điều tra có đặc điểm về điều kiện kinh tế, gia đình, trình độ học vấn khác nhau. Để nhận thấy có những nét khác biệt nào về kiến thức của họ cũng như mức độ tham gia của họ. Lao động nữ tại các hộ điều tra cũng mang những đặc điểm chung của phụ nữ xã Thắng Lợi. Họ là những lao động chất phác, quanh năm gắn bó với đồng ruộng, là người đóng vai trò chính trong hoạt động nông nghiệp của gia đình. Hầu hết họ đều là người lao động chân tay với trình độ trung bình, kém, rất ít người có trình độ cao. Mặc dù số chị em phụ nữ là chủ hộ chiếm rất ít nhưng đóng góp của họ vào thu nhập của gia đình là rất lớn. Điều này nói lên rằng, phụ nữ ở đây đóng vai trò là chủ gia đình là rất ít, mọi quyết định trong gia đình vẫn phụ thuộc vào người chồng, những vấn đề quan trọng trong gia đình đều do người chồng quyết định. Phụ nữ xã tham gia vào hội phụ nữ chiếm tỷ lệ cao 86,67, nhưng bên cạnh đó có tới 13,33% phụ nữ không tham gia đoàn thể nào, điều này đã làm hạn chế khả năng tiếp cận của phụ nữ với cộng đồng. Phần lớn phụ nữ điều tra thuộc loại hộ có điều kiện kinh tế trung bình, tham gia hội phụ nữ là chính, tỷ lệ tham gia các tổ chức khác thấp hơn. Phụ nữ có trình độ học vấn cấp II cao hơn tỷ lệ phụ nữ có trình độ cấp I và cấp III. Diễn giải Hộ điều tra. Tham gia tổ chức đoàn thể. Trình độ học vấn. Nguồn : tổng hợp số liệu điều tra, 2010 - Trình độ và kiến thức về thị trường của phụ nữ trong xã. Để việc tiêu thụ hàng hoá được thuận lợi và người sản xuất có thể đứng vững trên thị trường thì kiến thức về thị trường là một nhân tố vô cùng quan trọng. Nó quyết định khả năng tiêu thụ hàng hoá của người sản xuất đạt được đến đâu. Xã Thắng Lợi là một xã xa thị trường trung tâm của huyện, giao thông lại không thuận tiện do vậy việc tiếp cận thị trường có phần hạn chế. Hầu hết phụ nữ làm nông nghiệp ở đây có trình độ chưa cao lại vất vả quanh năm, không có thời gian nghỉ ngơi, nên việc tìm hiểu thông tin về thị trường của họ là chưa cao. Những phụ nữ được phỏng vấn đều trả lời họ không hoặc ít tìm hiểu về thị trường vì không có thời gian. Ban ngày họ đi làm đồng, về nhà thì làm việc nhà không có thời gian cả ngồi xem ti vi. Những người phụ nữ thường. chỉ biết mua và bán sản phẩm theo giá chung của thị trường và giá của người xung quanh mà không tìm hiểu xem giá cả của các thị trường lân cận như thế nào ? Đồng thời họ cũng rất ít đi tìm kiếm thị trường khác. Công việc này thường là những nhà đại lý, thu gom, bán buôn.. Bảng 4.14 Nhận thức về kinh tế thị trường của phụ nữ nông thôn xã Thắng Lợi. Thông tin thị trường. Bình Quân chung. Loại hộ Hộ SX khá Hộ SX. Hộ SX khó khăn Số. Nhận định về kinh tế thị. - Thị trường quyết định giá. - Thị trường quyết định lượng cung cấp hàng hoá trên TT. - Thị trường quyết định nhu. bổ các nguồn lực sản xuất các loại sản phẩm. - KTTT kích thích mọi. quản lý giá cả các loại mặt hàng. Kiến thức KTTT biết từ. Sản xuất kinh doanh có cần biết về KTTT. Hiểu biết về KTTT giúp. - Lựa chọn mua đầu vào. - Để sản xuất kinh doanh có. Hiểu biết về quản lý kinh tế. Nguồn : tổng hợp phiếu điều tra, 2010 Qua bảng 4.14 cho ta thấy hầu hết phụ nữ hiểu biết về kinh tế thị trường thông qua nghe nói chuyện và hỏi người thân hàng xóm là nhiều. Họ không có thời gian xem ti vi hay đọc sách báo và tham gia tập huấn. Những hộ sản xuất khó khăn vì điều kiện khó khăn nên càng không có thời gian tiếp xúc với thông tin thị trường, hiểu biết của họ về thị trường còn thấp. Khi được hỏi về quản lý kinh tế thì ở phụ nữ sản xuất khó khăn vẫn không biết quản lý kinh tế là gì?. Nhưng khi hỏi chị em phụ nữ về KTTT có quan trọng hay. không? thì hầu hết các chị em đều cho rằng nó rất quan trọng nhưng chỉ có điều chị em không có nhiều thời gian để tiếp xúc và tìm hiểu về nó. Như vậy chúng ta thấy ở đây thông tin thị trường quá thiếu đối với phụ nữ, họ nhận thức được việc hiểu biết thông tin thị trường là rất quan trọng nhưng do đặc thù công việc và do phụ nữ phải gánh vác cả công việc gia đình nên họ không còn thời gian để đi nơi khác tìm hiểu giống như nam giới. Hơn nữa việc thông tin trên đài báo, truyền thanh của xã chưa đáp ứng được nhu cầu của phụ nữ. Đồng thời cũng do trong xã có tư nhân thu gom hết khi đến vụ thu hoạch vì vậy họ chỉ quan tâm bán được hàng cho thương nhân chứ không quan tâm đến thị trường đầu ra mà tư nhân đem bán như thế nào.  Một số mặt hàng nông sản chủ yếu của xã. Hàng hoá nông sản của xã chủ yếu là sản phẩm từ ngành trồng trọt chiếm đến 83,8%, sản phẩm của ngành chăn nuôi là rất ít chỉ có 10,2 %, còn lại là ngành nuôi trồng thuỷ sản. Mấy năm gần đây xã đã thực hiện dồn điền đổi thửa và tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng chuyển sang nền sản xuất hàng hoá. Do vậy tất cả những diện tích trồng lúa trước đây được chuyển sang trồng các loại cây rau màu, cây ăn quả, cây cảnh..Vì vậy, có thể nói hàng hoá nông sản chính của xã là các sản phẩm từ ngành trồng trọt như : rau màu, cam đường canh, quất và quýt cảnh và một số nông sản khác. Hàng hoá nông sản chính trong các hộ điều tra cũng là sản phẩm từ ngành trồng trọt, sản phẩm từ ngành chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản rất ít. Tên hàng hóa NS Toàn xã. Hộ điều tra Hộ sx. Hộ sx trung bình. Hộ sx khó khăn. Sản phẩm từ ngành trồng. Sản phẩm từ ngành chăn. Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tra, 2010 Qua bảng 4.15 cho thấy phần lớn hàng hoá nông sản của phụ nữ là sản phẩm từ ngành trồng trọt. Trong khi đó những hộ sản xuất khó khăn sản phẩm của hộ chủ yếu là các loại rau màu. Rau màu là loại hàng hoá dễ trồng và đầu tư ít nhưng thu nhập bấp bênh vì giá cả của các loại rau không được ổn định. Điều này chứng tỏ vốn đầu tư và kỹ thuật trồng trọt ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư sản xuất của phụ nữ xã Thắng Lợi.  Hoạt động phát triển thị trường nông sản trong xã. Đổi mới quản lý kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường đã có sự tác động tích cực đến hoạt động thương mại trong xã. Tuy vậy, hoạt động thương mại trong xã đang gặp phải những khó khăn và thách thức lớn. Xét trên bình diện chung, thị trường trong xã được hình thành và phát triển mang tính tự phát,. mang sắc thái của nền kinh tế nhỏ, phân tán. Thị trường đầu ra chính của xã là Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương… và một số xã lân cận. Đây là những thị trường mà hầu hết các sản phẩm nông sản của xã được tiêu thụ. Những thị trường này do trực tiếp những nhà thu gom, bán buôn,… tìm kiếm và trực tiếp trao đổi. Họ thực hiện là những người trung gian, cầu nối giữa thị trường với nơi sản xuất là những người sản xuất trong xã. Mặc dù nông sản sản xuất ra nhiều nhưng xã chưa tận dụng được lợi thế để xây dựng các chợ đầu mối giúp người sản xuất tiêu thụ một cách thuận tiện nhất. Xã không có chợ lớn để người dân mang sản phẩm của mình ra bán mà phải sang chợ của các xã bên để tiêu thụ. Lượng nông sản lớn hầu hết đều được những nhà thu gom đến tận ruộng trở đi tiêu thụ nhưng một lượng nông sản nhỏ thì các hộ phải tự đi tiêu thụ ở các chợ. Vì vậy đây là một khó khăn đối với người dân trong xã. Ở đây việc bán hàng thường là của các chị em phụ nữ, nếu như thu bán ngay tại ruộng thì không sao nhưng nếu phải tự mang ra chợ hoặc nơi khác bán thì rất vất vả. Hộp 4.3: Trong nhà việc bán sản phẩm là của phụ nữ, nhà tôi chỉ trồng và sản xuất nhỏ lẻ. Nên thường phải tự mang đi chợ để bán, mà chợ thì rất xa nhà. Buổi sáng tôi phải dậy rất sớm để mang rau đi bán. Vì chỉ có ít nên những nhà thu gom người ta không mấy đi thu mua. Trồng đã khó khăn đến khi thu hoạch rồi mang đi bán cũng khó. Nguồn: Chị Đặng Thị Na, 47 tuổi thôn Phù Thượng Ta thấy việc tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm ở xã còn kém nhưng thuận lợi là thị trường vào của xã rất sôi nổi và thuận lợi. Trong xã có rất nhiều các đại lý, tư nhân buôn bán các loại mặt hàng đầu vào. Ở các đại lý còn có cả dịch vụ nếu bà con mà mua với lượng nhiều thì sẽ trở đến tận nhà, và ở các đại lý còn cho nợ tiền nếu lúc cần dùng sản phẩm đầu vào mà không có tiền. Tuy nhiên, khi bà con đi mua thì chỉ biết mua chứ rất ít đi tham khảo giá cả chỗ. Điều này chứng tỏ việc hiểu biết về kinh tế thị trường của bà con chưa cao. Hộp 4.4 : Lúc nào cần dùng đến thì tôi cứ ra cửa hàng trong xã mà mọi người hay mua để mua thôi. Trước khi đi mua thì tôi cũng hỏi mấy bà gần nhà xem bà ấy mua đã lên giá chưa ? hoặc ra đó mua mà đại lý bảo lên thì mình biết vậy thui. Những người mua nhiều thì đại lý cũng giảm cho một ít. Mua ở xã tiện lợi hơn, gần nhà, không phải mất công đi đâu cho xa, phương tiện thì không có. Nguồn : Chị Đặng Thị Thường, 50 tuổi, thôn Tầm Tang. Nói chung, hoạt động của thị trường trong xã rất mạnh và sôi nổi, hàng hoá nông sản trong xã được sản xuất ra đều tiêu thụ ở các thị trường lớn, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thật sự thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hoá nông sản nhỏ. Mặc dù thị trường đầu vào trong xã rất thuận lợi nhưng bà còn vẫn ở thế bị động về giá cả. 4.1.2.3 Thực trạng về năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ xã Thắng Lợi a) Thị trường hàng hoá đầu vào.

    Bảng 4.4 : Thông tin chung của DN điều tra
    Bảng 4.4 : Thông tin chung của DN điều tra

    Thuận lợi và khó khăn trong việc tiếp cận thị trường của phụ nữ

    - Với khối lượng nông sản mà phụ nữ xã Thắng Lợi cung cấp ra thị trường, tương lai nơi đây sẽ thu hút nhiều nhà máy chế biến hoa quả, nhà máy chế biến rau, các hội chợ triển lãm cây cảnh…Nếu sản phẩm nông sản của phụ nữ đạt yêu cầu về chất lượng, mẫu mã…. Nếu sản phẩm nông sản của phụ nữ xã Thắng Lợi không nâng cao hơn nữa về chất lượng thì khó mà có thể tham gia vào thị trường tiềm năng này, thậm chí sẽ bỏ phí cơ hội được tham gia một thị trường lớn.

    Bảng 4.27: Bảng SWOT phân tích những thuận lợi, khó khăn trong tiếp cận  thị trường của phụ nữ xã Thắng Lợi.
    Bảng 4.27: Bảng SWOT phân tích những thuận lợi, khó khăn trong tiếp cận thị trường của phụ nữ xã Thắng Lợi.

    Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ

    Hộ sản xuất mà kinh tế gia đình khá giả sẽ có phuơng tiện đi lại hay vận chuyển sản phẩm tốt hơn, có điều kiện mua nhiều phương tiện phục vụ cho việc tiếp cận thị trường ví dụ như xe máy để chuyên chở sản phẩm hay chở các yếu tố đầu vào, điện thoại để liên lạc với khách hàng, xem tivi để hiểu biết về giá cả, các biến động của thị trường. Công việc quá nhiều khiến phụ nữ không còn thời gian giành cho việc nghỉ ngơi, xem ti vi, giải trí đọc báo…Trong những ngày chưa đến vụ thu hoạch thì chị em phụ nữ cũng ít vất vả nhưng ngày nào cũng phải ra đồng làm cỏ, vun xới, cắt tỉa…Đến khi đến vụ thu hoạch thì cường độ làm việc của phụ nữ càng nhiều hơn.

    Những giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ nông thôn xã Thắng Lợi – huyện Văn Giang – tỉnh Hưng Yên

    Do đó mà chính quyền xã cần có nhiều chính sách ưu đãi cho vay vốn đầu tư sản xuất như lãi xuất thấp, thời hạn vay dài, thủ tục vay đơn giản…Cần quan tâm đặc biệt tới những hộ sản xuất khó khăn, vì những hộ này thiếu vốn sản xuất rất nhiều, kể cả ngay từ lúc mới đầu tư, đến lúc chăm sóc Mà khi họ vay vốn thì chỉ được vay với số lượng ít, điều này làm cho hiệu quả sản xuất thấp và thu nhập của hộ nghèo thấp hơn hẳn hộ giàu. Chị em phụ nữ tham gia nhóm sản xuất nông hộ sẽ có thể tăng sức mua để tiếp cận với những nguồn cung và thiết bị kỹ thuật tốt hơn, đồng thời lợi nhuận thu được cao hơn, các thành viên có thể chia sẻ kinh nghiệm kỹ thuật, thông tin thị trường, khắc phục được bất lợi về quy mô sản xuất nhỏ, tăng năng suất lao động, giảm chi phí giao dịch và chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra.