MỤC LỤC
Kỹ thuật SDSL truyền tin theo phương thức đối xứng, về nguyên tắc nó hoàn toàn giống như kỹ thuật HDSL nhưng hệ thống SDSL chỉ sử dụng một đôi sợi để truyền những dịch vụ tốc độ cao từ nhà cung cấp dịch vụ tới khách hàng, mỗi đôi hoạt động tại tốc độ 784kbit/s, việc sử dụng một đôi sợi này làm giảm thiết bị trong hệ thống và chi phí đường thuê riêng. Tuỳ theo từng yêu cầu của khách hàng mà SDSL cho phép những nhà cung cấp dịch cung cấp những dịch vụ tốc độ cao dựa trên 3 tham số cơ bản: tốc độ dịch vụ, chi phí và khoảng cách truyền.
Do các tín hiệu truyền trên đường dây điện thoại thông thường thường không đảm bảo được yêu cầu này nên bộ điều chế của kỹ thuật xDSL phải lắp thêm cả bộ điều chỉnh thích hợp để bù phần méo tín hiệu truyền dẫn Ðiều chế CAP không sử dụng kết hợp trục tải trực giao bằng kết hợp sin và cos. Ðối với bất kỳ loại mã đường truyền nào sử dụng một đôi dây cho việc truyền song công đều phải chia băng tần hoạt động thành băng tần từ tổng đài tới thuê bao và băng tần từ thuê bao tới tổng đài (đơn giản là kỹ thuật ghép kênh theo tần số - FDM) hoặc phải sử dụng kỹ thuật xoá tiếng vọng. Tuy nhiên, nếu chỉ thuần tuý dùng FDM thì việc sử dụng băng tần sẽ không đạt được hiệu quả cao, phần dưới của hình vẽ cho thấy giải pháp hiểu quả hơn khi băng tần từ thuê bao đến tổng đài và từ tổng đài tới thuê bao gối chồng lên nhau.
Mã DMT phù hợp cho việc thích ứng tốc độ (thay đổi tốc độ do các điều kiện đường truyền), thay đổi các điều kiện mạch vòng (đấu nối xen, sử dụng nhiều loại sợi), xử lý nhiễu (xuyên nhiễu số) và các thuê bao (cho kênh thoại hoặc các mục đích khác).
- ADSL sẽ trở thành kỹ thuật của những thập kỷ tới do mạng xây dựng trên nền ADSL rất phù hợp cho việc tải lưu lượng ATM. - ADSL là cầu nối thông tin tới thế kỷ sau mà không cần thay cơ sở hạ tầng mới, không cần thêm các chi phí ngoài luồng và không phải tái đầu tư.
+ Lưu lượng kết nối vào Local Server : Đây là lưu lượng truy nhập của các thuê bao ADSL trong hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL bao gồm hệ thống quản lý, cung cấp dịch vụ ADSL tập trung tại Thủ Đô Hà Nội, hệ thống quản lý, cung cấp dịch vụ tại chỗ (Bưu điện Nghệ An). - Thiết kế kỹ thuật tổ chức kết nối giữa các thiết bị máy chủ quản lý và cung cấp dịch vụ ADSL(NMS) với thiết bị truy nhập từ xa băng rộng (BRAS) : Các thiết bị máy chủ NMS kết nối với thiết bị B-RAS thông qua giao diện FE/GE của mạng LAN hệ thống quản lý và cung cấp dịch vụ ADSL. Đối với các thiết bị trung tâm quản lý mạng và cung cấp dịch vụ ADSL(NMS) cũng như thiết bị truy nhập băng rộng từ xa (BRAS/DSLAM-Hub/DSLAM/mini-DSLAM) đo được lắp đặt tại những đài, trạm tổng đài(Host, vệ tinh), đây là những trạm đã có đầy đủ nguồn cung cấp kể cả nguồn dự phòng.
Do vậy, đối với các thiết bị các thiết bị này sẽ tính toán thiết kế kỹ thuật cấp nguồn(Rectifier) cho thiết bị BRAS/ DSLAM-Hub trong trường hợp chuyển đổi nguồn điện 220VAC (từ nguồn điện lưới sang nguồn điện máy phát hoặc ngược lại), cấp nguồn lưu điện(UPS) cho thiết bị NMS và tính toán tải tiêu thụ của thiết bị DSLAM- Hub/DSLAM/Mini-DSLAM đối với nguồn 48Vdc. - Các thiết bị NMS yêu cầu hoạt động với nguồn điện xoay chiều 220VAC, đồng thời lại đòi hỏi phải được cấp nguồn liên tục (không được phép gián đoạn) trong mọi trường hợp, do vậy chúng ta lựa chọn giải pháp cung cấp nguồn cho thiết bị NMS bằng hệ thống nguồn lưu điện UPS. + Ngoài hai hệ thống UPS trên còn có hệ thống Line-Interactive UPS, loại này có thời gian chuyển đổi của bộ Inverter rất ngắn khoảng vài ms và có thể coi như hệ thống On-line UPS đó là do khi hoạt động với nguồn điện lưới bình thường thì bộ Inverter DC/AC sẽ hoạt động ở trạng thái dự phòng, nguồn cung cấp cho tải là nguồn điện qua đường By-pass(có phần ổn áp đầu vào), nhưng khi nguồn diện lưới không bình thường, bộ Inverter DC/AC sẽ hoạt động ngay để cấp nguồn cho tải với thời gian chuyển đổi (Tranfer Time) rất ngắn khoảng vài ms, do vậy hầu như không ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của thiết bị.
+ Nhận xét : Với ba hệ thống UPS như trên, qua phân tích tính năng, tính toán thiết kế kỹ thuật chúng ta lựa chọn hệ thống Line Interactive UPS và hệ thống True Online UPS( tuỳ theo mục đích và yêu cầu sử dụng), bởi vì hệ thống này có thời gian chuyển đổi trạng thái rất ngắn, hiệu suất và chất lượng nguồn cung cấp cao, hơn nữa lại hoàn toàn có khẳ năng bảo vệ thiết bị và cho phép mở rộng(có thêm nguồn Battery bên ngoài) để tăng thời gian lưu điện, tuy giá thành thiết bị cao hơn loại Off- lineUPS(khoảng 20-50%). + Thiết bị Rectifier phải cung cấp nguồn cho tải thiết bị Accu: Bộ nguồn Rectifier ngoài việc cung cấp nguồn cho tải thiết bị là B-RAS và DSLAM-Hub còn phải đảm bảo khả năng nạp điện cho nguồn dự trữ Accu(trong trường hợp Accu đã phóng điện), với dung lượng Accu (theo kết quả tính toán ở phần dưới). Nhưng để đảm bảo hệ thống nguồn cung cấp có khả năng mở rộng trong trường hợp phát triển thêm thiết bị(không cần phải đầu tư thêm thiết bị nguồn khác), cần lựa chọn bộ nguồn Rectifier có công suất ≥ 7.500W và dòng tải ≥ 150A, việc mở rộng nguồn sau này(nếu có ) sẽ chỉ thêm các modul tương ứng.
Như vậy hệ thống NMS sẽ có ≥05 server, các thiết bị NMS hoạt động với nguồn điện xoay chiều 220VAC, mặt khác đối với các thiết bị mạng tin học, đặc biệt là đối với các thiết bị xử lý, điều khiển yêu cầu không được phép gián đoạn nguồn cung cấp trong mọi trường hợp. Như vậy, để đảm bảo hệ thống nguồn cung cấp có khả năng đáp ứng cho nhu cầu phát triển thiết bị (không cần phải đầu tư thêm thiết bị nguồn khác), đồng thời chịu được khả năng quá tải khoảng 20%, cần lựa chọn bộ nguồn dự phòng UPS có công suất ≥ 10KVA, dòng tải ≥20A và điện áp 220VAC.
• Mạng riêng ảo: Xác định VPN dựa trên ATM hay IP MPLs hoặc cả hai, có khả năng cung cấp VPN sử dụng MPLS, hỗ trợ VPN sử dụng các giao thức tunnel L2TP và PPTP, sử dụng tối đa bảng định tuyến. • Một số chỉ tiêu kỹ thuật khác: hệ thống có chức năng giống như một server DHCP, hỗ trợ giao thức Dynamic Host Configuration, định địa chỉ IP cho DHCP, server truy nhập phải hỗ trợ NAT và PAT, hệ thống phải cung cấp IPv4 và IPv6. • Với hệ thống dựa trên ATM: toàn bộ hệ thống hỗ trợ tối thiểu kết nối 1000 các VPC và VCC, tuân thủ ATM Forum UNI3.14.0,UNI ảo được hỗ trợ trên tất cảc các cổng giao diện.
Bộ phân tách Post phải có khả năng phối hợp hoạt động với các CPE trong hệ thống, hỗ trợ các kết cuối PPP, universal slot, các chuẩn giao diện (G.703, RS. - Chức năng quản lý lỗi: Chức năng này sẽ cung cấp các công cụ để giám sát trạng thái của mạng, các sự cố sẽ được phát hiện và thông báo đén người sử dụng. - Chức năng quản lý bảo mật: Chức năng này xác định sự cho phép truy nhập hay không đối với các hoạt động của hệ thống được thực hiện bởi người sử dụng bằng cách sử dụng mật khẩu.
- Local/remote (TELNET), giao diện dòng lệnh, SNMP, Java EMS trên NT và Solaris, tích hợp HP open View, hỗ trợ syslog, chương rtình kế toán RADIUS, nâng cấp nhanh chóng qua TFTP, các tệp cấu hình ở dạng ASCII. - Hỗ trợ nhiều phương thức đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) khác nhau như Distributed Committed Access Rate (DCAR), Ditributed Weighted Fair Queuing (DWFQ), Distributed Weighted Random Early Detection (DWRED) và BGP Policy Propagation. Môi trường truyền dẫn mà qua đó dự định hệ thống truyền dẫn số sẽ hoạt động là mạng cáp đồng, nó cho phép khách hàng có thể nối tới các tổng đài qua các mạch vòng thuê bao nội hạt.