MỤC LỤC
Đối với các hộ dân sở tại dự án đã đầu tư đường giao thông loại A nông thôn, được rải nhựa nối từ tỉnh lộ 107 vào trung tâm xã (khoảng 8km đi qua các bản của xã) tuyến đường sẽ tạo liên kết với các xã Chiềng Muôn, Liệp Muội, Nậm Ét (toàn tuyến dài khoản 23 km) , đây là tuyến đường mới sẽ thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội không những của xã mà cả khu vực trong tương lai gần. Sinh kế của mỗi hộ dân được cấu thành bởi 5 nguồn lực: nguồn nhân lực (kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động, sức khoẻ), nguồn lực xã hội (uy tín của hộ, các mối quan hệ xã hội), nguồn lực tự nhiên (các tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, khí hậu, cây trồng, vật nuôi…), nguồn lực vật chất (nhà ở, phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin…), nguồn lực tài chính (tiền, tín dụng, các nguồn hỗ trợ, viện trợ…) Tại nơi ở mới, các nguồn lực của hộ dân có nhiều thay đổi, nhất là nguồn lực tự nhiên. Các nguồn sinh kế của người dân bị co hẹp lại (do mất đất) nhưng lại không được bổ sung bằng các nguồn sinh kế khác ngoài nông nghiệp. Về nguồn lực xã hội. Trụ sở UBND xã Chiềng Ngàm Bưu điện văn hoá xã Chiềng Ngàm. Các mối quan hệ xã hội của cộng đồng vẫn được duy trì. Việc xây dựng nhà họp thôn là nơi sinh hoạt không thể thiếu đối với bà con người dân tộc thiểu số. Người dân thường tập trung ở nhà văn hoá ngoài việc hội họp là các hoạt động văn hoá, giao lưu. Tại nơi tái định cư mới, nhà văn hoá được đầu tư xây dựng khá khang trang, theo đánh giá của người dân là tốt hơn so với nơi ở cũ, tạo điều kiện cho người dân duy trì các hoạt động văn hoá của cộng đồng. Về nguồn lực tự nhiên. Các hộ tái định cư trong vùng nghiên cứu đều có diện tích đất sản xuất thuộc vùng ngập lòng hồ thuỷ điện buộc phải di dời, vì vậy họ được cấp đất sản xuất mới tại nơi tái định cư. Các hộ dân tái định cư có các nguồn sống chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi,. Cảnh quan khu ruộng bậc thang có cao trình 210-215m khu vực tái định cư bản Nà Ca, ven suối Muội, xã Chiềng Ngàm. Ngoài một số hộ kinh doanh nhỏ, đại đa số hộ dân không có nghề phi nông nghiệp. Đối với các hộ dân ở đây, đất đai chính là nguồn đáp ứng nhu cầu hàng ngày, và cũng là nguồn tạo ra thu nhập. Nghiên cứu so sánh đất đai các hộ dân được sở hữu trước và sau tái định cư cũng chính là nghiên cứu so sánh thu nhập của hộ trong quá trình di chuyển nơi cư trú và nơi sản xuất. a) Sản xuất nông nghiệp.
Sau tái định cư, các hộ vẫn tiếp tục được chăm sóc và quản lý diện tích rừng cũ, tuy nhiên, một phần diện tích rừng bị ngập trong lòng hồ thuỷ điện nên đến nay chỉ còn hơn 50% số hộ có diện tích đất lâm nghiệp cũ còn đất rừng, với tổng diện tích là 10 ha (toàn bộ là rừng trồng), bình quân 0,55ha/hộ. Quy mô chăn nuôi các vật nuôi khác đều có xu hướng giảm do diện tích chuồng nuôi của nhà tái định cư nhỏ, một số hộ phải nuôi nhốt dưới nhà sàn gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh do ruồi, muỗi và chất thải gia súc, gia cầm, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người.
- Các cộng đồng tái định cư không được hỗ trợ thỏa đáng kỹ năng, kiến thức trong việc chuyển đổi từ dạng canh tác trước đây (canh tác lúa nước) sang các dạng canh tác khác về sản xuất nông nghiệp nương rẫy, trồng rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (tận dụng mặt nước hồ chứa thủy điện khi cồn trình thuỷ điện Sơn La đi vào hoạt động). Với chương trình nuôi bò, bò chết, người dân tái định cư không có kinh nghiệm về nuôi bò trong khi đó công ty chịu trách nhiệm về tập huấn và giám sát đã không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. - Thu hồi đất của cộng đồng nhận dân tái định cư: Đất đai bị thu hồi cũng như các cây trồng bị ảnh hưởng của cộng đồng nhận dân tái định cư không được lập biên bản một cách đầy đủ do đường đi lại khó khăn, khó đến được điểm thu hồi.
Diện tích được phân chia 400 m2 cho đất sinh hoạt (gồm cả đất vườn) cho từng hộ tại các điểm tái định cư nông thôn bất kể quy mô gia đình là không công bằng cho những gia đình lớn hoặc những người có nhiều tài sản trước tái định cư. Về cơ sở hạ tầng, là bổ sung các tuyến đường di chuyển dân vào hạng mục các dự án thành phần để lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật; bổ sung xây dựng trụ sở và công trình phụ trợ với các xã phải di chuyển hết mà vẫn giữ nguyên đơn vị hành chính; bổ sung chi phí lán trại cho những công trình trụ sở, trường học, trạm xá, hệ thống cấp nước, cấp điện tạm thời.
Với những hạn chế trên đây, sự hạn chế về đất đai là cản trở lớn nhất trong việc đảm bảo sinh kế của các hộ nông dân và sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Thuận Châu. Để tranh thủ thời gian rút nước sẽ không gieo mạ đầu vụ Xuân mà gieo sạ trực tiếp khi mặt ruộng còn ướt để kịp thời gian gieo trồng ngô vụ Mùa sớm trên chân đất dự kiến sản xuất 2 vụ. So với năng suất cây trồng trên đất bán ngập vùng hồ Hòa Bình thì vùng hồ Sơn La dự kiến sẽ thấp hơn do đất bán ngập là vùng đất mới, sự bồi lắng phù sa chưa nhiều và người dân cũng chưa quen, chưa có kinh nghiệm sản xuất bán ngập, vì vậy dự kiến lúa nước đạt từ 52-54 tạ/ha, ngô từ 22-25 tạ/ha, đậu đỗ các loại từ 7-10 tạ/ha.
Muốn canh tác ổn định trên đất bán ngập ít nhất cũng phải mất từ 3-5 năm tính từ khi hồ tích đầy nước và vận hành ổn định (theo kinh nghiệm của người dân tại vùng hồ Hòa Bình). Việc khai thác tận dụng đất bán ngập vùng lòng hồ để sản xuất (bình quân 0,13 ha/hộ) sẽ tạo ra được cơ cấu thu nhập đa dạng, và theo tính toán sơ bộ mỗi năm sẽ có thu nhập thêm khoảng 1,7 – 2 triệu đồng /hộ TĐC.
- Sản xuất trên đất bán ngập sẽ là hình thức canh tác mới mẻ đối với đồng bào các dân tộc vùng hồ thủy điện Sơn La, vì vậy công tác hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao các tiến bộ khoa học về giống, bảo vệ thực vật, kinh nghiệm làm đất, gieo trồng, cơ cấu mùa vụ…cho nông dân trong thời gian đầu để làm quen với quy trình canh tác bán ngập là cần thiết. Công tác này sẽ do các cơ quan chuyên ngành đảm nhận như Trung tâm khuyến nông, Trung tâm giống cây trồng các tỉnh, Phòng nông nghiệp các huyện thực hiện trên địa bàn hoặc liên kết với các cơ quan Trung ương trong lĩnh vực giống cây trồng như Viện cây lương thực, Viện ngô… nhằm xác định được bộ giống ổn định có hiệu quả trong sản xuất. - Có mạng lưới cung cấp thông tin về thị trường cho người dân tái định cư về: Nhu cầu các loại nông sản trên thị trường; Giá cả các loại hàng hoá phục vụ cho sản xuất kinh doanh nói chung và các ngành nghề cho người dân tái định cư; Tiếp tục hoàn thiện các chính sách hỗ trợ người dân tái định cư khi tham gia thị trường.
- Ban hành quy chế quản lý khai thác vùng hồ chứa nói chung và trên vùng đất bán ngập nói riêng trong đó quy định các hoạt động được phép khi sử dụng đất bán ngập để nuôi trồng đánh bắt thủy sản, canh tác nông nghiệp, ví dụ: xây dựng đồng ruộng, kênh mương, trồng cây hàng năm…và các hoạt động không được phép như thu hẹp diện tích, cản trở hạn chế đến dung lượng của hồ chứa…. Cần phải có thông tin về chiến lược sinh kế của các hộ dân cũng như cộng đồng người dân tái định cư, tổng kết các hộ gia đình có chiến lược sinh kế tốt để phổ biến cho các hộ gia đình khác, từ đó rút kinh nghiệm và đưa ra những bài học về khôi phục sinh kế cho người dân vào vào các chương trình hành động phát triển sinh kế cho người dân tái định cư.