MỤC LỤC
Mục tiêu của nguyên tắc này là các nước thành viên có nghĩa vụ đảm bảo tính ổn định và có thể dự báo trước được về các cơ chế, chính sách, quy định thương mại của mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, kinh doanh nước ngoài có thể hiểu, nắm bắt được lộ trình thay đổi chính sách, nội dung các cam kết về thuế, phi thuế của nước chủ nhà để từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng hoạch định kế hoạch kinh doanh, đầu tư của mình mà không bị đột ngột thay đổi chính sách làm tổn hại tới kế hoạch kinh doanh của họ. Hiệp đinh về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật SPS Trong WTO, biện pháp kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phytosanitary Measure – sau đây viết tắt là biện pháp SPS) được hiểu là tất cả các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc có tác động đến thương mại quốc tế nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và/hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật.
Riêng viễn thông, ngân hàng và chứng khoán, để sớm kết thúc đàm phám, ta đã có một số bước tiến nhưng nhìn chung không quá xa so với hiện trạng và đều phù hợp với định hướng phát triển đã được phê duyệt cho các ngành này. Cũng từ đầu năm 2006 đến nay, toàn ngành đã khai thác được gần 3,5 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó sản lượng thu được từ nuôi trồng thuỷ sản trên 1,5 triệu tấn và còn lại là từ khai thác biển.
Kết quả của sự tăng trưởng vượt bậc này phải kể đến sự phấn đấu không ngừng của hàng triệu ngư dân, nông dân để gia tăng sản lượng nguyên liệu nhiều hơn, tốt hơn, an toàn hơn; sự năng động của các doanh nghiệp trong quá trình đổi mới công nghệ, cải thiện điều kiện sản xuất, mở rộng thị trường và đa dạng hoá sản phẩm; cũng như của các cơ quan quản lý ngành thuỷ sản trong việc hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm. Theo số liệu thống kê đến năm 2007 cả nước ta có 439 nhà máy chế biến thủy sản, 209 doanh nghiệp thủy sản nước ta đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường EU, trong đó có 171 doanh nghiệp được xếp vào danh sách I xuất khẩu vào EU, 350 doanh nghiệp áp dụng quy trình chất lượng sản phẩm theo HACCP, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ, 320 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc, 295 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Trung Quốc… Những con số này cho thấy sự lớn sự lớn mạnh và trưởng thành của công nghiệp chế bến xuất khẩu thủy sản Việt Nam cả về công nghệ, kỹ thuật và trình độ quản lý.
Việc xuất khẩu thủy sản sản của Việt Nam sang thị trường này trong những năm gần đây có một số trục trặc liên quan đến các hàng rào luật lệ SPS/TBT, chẳng hạn như quy định về bảo vệ loài rùa biển, quy định cấm cá basa và cá tra mang nhãn hiệu cá da trơn (catfish), quy định tạm dừng các lô hàng thủy sản để xét nghiệm dư lượng flouroquinolone tại nơi đến trước khi thông quan ở 3 bang miền nam Hoa Kỳ (gồm có Louisiana, Alabama và Mississippi), v.v… Vì vậy, việc thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các biện pháp đảm bào chất lượng, an toàn vệ sinh thuỷ sản từ tàu thuyền, ao nuôi đến chế biến xuất khẩu, việc thực hiện truy suất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng yêu cầu các thị trường là rất cần thiết. Đó là những bất lợi về thiếu thông tin thị trường, năng lực quản lý, kinh nghiệm và kiến thức tiếp cận thị trường xuất khẩu, khả năng phát triển hệ thống kinh doanh tại các thị trường nước ngoài, phản ứng chính sách thường chậm và kém hiệu quả… Công tác dự báo thị trường của Việt Nam còn rất yếu, hơn nữa kinh nghiệm trong việc ngăn chặn và giải quyết các tranh chấp còn nhiều hạn chế.
Tiếp tục triển khai đào tạo nâng cao kỹ năng kiểm soát điều kiện sản xuất an toàn vệ sinh tàu cá, cảng cá, chợ cá, cơ sở sản xuất thức ăn, cơ sở sản xuất giống, cơ sở nuôi trồng thủy sản, các đại lý thu gom, bảo quản thủy sản sau thu hoạch cho cơ quan quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản các tỉnh thành phố, các doanh nghiệp chế biến thủy sản và hướng dẫn- kiểm tra quá trình thực hiện. Theo đó, một số vùng sản xuất hàng hóa theo các nhóm sản phẩm chủ lực phục vụ xuất khẩu như tôm sú, cá tra, cá ba sa, tôm càng xanh với công nghệ nuôi mới, nuôi công nghiệp tuần hoàn khép kín không thay nước, sử dụng thức ăn công nghiệp, dần sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế cho các hóa chất và thuốc phòng, chữa bệnh cho thủy sản dùng trong.
Ngành thủy sản đang nỗ lực thực hiện nuôi sạch theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh quốc tế (GAP, HACCP); áp dụng các công nghệ và phương pháp quản lý để loại bỏ việc dùng các hóa chất, thuốc kháng sinh bị cấm trong quá trình nuôi trồng thủy sản. Đầu tư cho đổi mới và cải tiến công nghệ trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản hiện có: cải tiến hệ thống thiết bị cấp đông block hiện có nhằm rút ngắn thời gian cấp đông trong chế biến hàng xuất khẩu sang các thị trường tái chế; đầu tư lắp đặt dây chuyền đông rời IQF để chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng, đáp ứng yêu cầu của các thị trường xuất khẩu cao cấp như Mỹ, EU, Nhật Bản… Xây dựng mới các trung tâm chế biến thủ sản lớn với công nghệ hiện đại, điều kiện sản xuất tiên tiến, gắn với các vùng nguyên liệu tập trung.
Chiến lược thương hiệu này phải xuất phát từ việc nghiên cứu thị trường, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó thiết kế và định vị thương hiệu cho sản phẩm trong một chiến lược marketing tổng thể nhằm tác động tích cực tới nhận thức của đối tượng tiêu dùng trong và ngoài nước, tạo dựng một phong cách đặc biệt và vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. DN cần tranh thủ sự trợ giúp từ phía Nhà nước thông qua các cơ chế chính sách phục vụ cho việc phát triển thương hiệu, các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thương hiệu, sự giúp đỡ của các cơ quan Nhà nước trong việc tăng cường năng lực kinh doanh, năng lực quản lý và xây dựng thương hiệu, tăng cường cơ chế thực thi bảo hộ thương hiệu, các biện pháp chống hàng giả, hàng nhái….
Coi trọng phục hồi và bảo tồn các nguồn lợi thuỷ sản; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong tất cả các khâu của quá trình phát tỉển và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, mở rộng nuôi thâm canh, năng suất cao; nâng cao nhận thức của cộng đồng, lôi cuốn cộng đồng tham gia vào sử dụng và quản lý hiệu quả nguồn lợi thuỷ sản; tăng cường thể chế và chính sách quản lý hiệu quả và bền vững ngành. Đồng thời, tăng cường điều tra nguồn lợi ở các vùng xa bờ và với các loại cá di cư nhằm nắm vững trữ lượng cho phép khai thác, điều kiện môi trường, của vụ khai thác của các ngư trường… trên cơ sở đó quy định hạn mức cường lực khai thỏc cho mỗi địa phương, xỏc định rừ chủng loại, cơ cấu đội tàu và cụng nghệ khai thác thích hợp cho nghề khởi để tránh hiện tượng đầu tư, khai thác quá mức nguồn lợi thuỷ sản.
Xây dựng cơ chế phối hợp về quản lý và chỉ đạo thống nhất giữa Bộ Thuỷ sản và các địa phương trong việc thực hiện nuôi trồng thuỷ sản theo dung quy hoạch và các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản với chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản, chương trình khai thác hải sản xa bờ giữa các chương tình với các hoạt động khác của ngành có tầm quan trọng trong kinh tế xã hội và quản lý môi trường nguồn lợi. Tăng cường công tác quản lý kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm nhằm đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh dư lượng kháng sinh và đồng đều về chất lượng ngay từ khâu sản xuất nguyên liệu đến thu mua bảo quản và chế biến xuất khẩu.