So sánh các chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam đối với tài sản cố định

MỤC LỤC

Chuẩn mực kế toán quốc tế

  • Sự hình thành và phát triển của tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế

    (g) Một vài nước phải ở vào trong những hoàn cảnh đặc biệt như siêu lạm phát, nội chiến, hạn chế lưu thông tiền tệ,… tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội cũng như ảnh hưởng lớn tới các công ty khiến cho họ không thể lập được các báo cáo theo các tiêu chuẩn bình thường. Dù cho các thành viên của IASC đã cam kết thúc đẩy việc sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế ở mỗi quốc gia nhưng trên thực tế thì một số hiệp hội nghề nghiệp thành viên lại ít có ảnh hưởng trong việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc gia, một số hiệp hội thành viên lại ưa chuộng chuẩn mực kế toán của quốc gia mình hơn là những chuẩn mực kế toán do IASC soạn thảo và ban hành. Theo đó, IASC sẽ xem xét sửa đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế hiện có của mình để có thể thỏa mãn nhu cầu của IOSCO là cần có một tập hợp các chuẩn mực làm cơ sở chung cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các công ty muốn được niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài.

    Hội đồng tư vấn chuẩn mực (Standards Advisory Council - SAC) tạo ra một cầu nối chính thức giúp cho các tổ chức và cá nhân khác, những người mà đến từ những khu vực địa lý khác nhau và có nền tảng học vấn đa dạng, được đưa ra những ý kiến góp ý cho hội đồng và cũng có thể là tư vấn cho các ủy viên quản trị. Trong quá trình hoạt động, hội đồng này đã sửa đổi, bổ sung một số chuẩn mực kế toán cũ, thay thế chuẩn mực kế toán cũ bằng những những chuẩn mực kế toán bằng trình bày báo cáo tài chính và ban hành một số chuẩn mực kế toán mới về những vấn đề chưa được đề cập trước đó. (b) Các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia không bắt buộc phải dựa theo các chuẩn mực kế toán quốc tế khi soạn thảo các chuẩn mực kế toán của quốc gia mình vì mỗi nước có quyền tự do lựa chọn có sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế có bổ sung sửa đổi một số điều hay là lựa chọn các chuẩn mực khác.

    Bảng 2: Quy trình chuẩn cho việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế.
    Bảng 2: Quy trình chuẩn cho việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế.

    Chuẩn mực kế toán Việt Nam

    • Việc ban hành các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam

      Việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế là một bước phát triển từ chỗ hoạt động kế toán chỉ chú trọng cho mục đích tính thuế sang một hệ thống kế toán toàn diên hơn, tiệm cận gần hơn với những quy định báo cáo tài chính phưc tạp trong các chuẩn mực kế toán quốc tế, góp phần tạo nên sự hài hòa quốc tế về hoạt động kế toán. Điều đó cho thấy có một số chuẩn mực kế toán mà Việt Nam còn phải nghiên cứu để soạn thảo nhằm đáp ứng nhu cầu hạch toán kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại mà các giao dịch mới phát sinh ngày một nhiều và bản chất của các giao dịch kinh tế ngày một phức tạp. Mục đích của việc xây dưng khung khái niệm là để đảm bảo rằng các chuẩn mực kế toán quốc tế được soạn thảo không mẫu thuẫn với nhau và cung cấp một cơ sở để đánh giá xem một hành vi không tuân theo chuẩn mực có thể được chấp nhận hay không nếu như nó không đi ngược lại các nguyên tắc đã được đề ra trong khung khái niệm.

      Những vấn đề trong việc xây dừng chuẩn mực kế toán Việt Nam được nêu ở trên là điều dễ hiểu vì quan điểm của xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam là phải phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, phù hợp với đặc thù về trình độ phát triển kinh tế, cơ chế chính trị, hệ thống pháp luật, văn hóa, xã hội của Việt Nam, phù hợp với trình độ nguồn nhân lực kế toán của Việt Nam. Do Bộ Tài Chính cũng phụ trách việc soạn thảo và ban hành các thông tư hướng dẫn thi hành các luật thuế cũng như tham gia vào việc quyết định các chính sách tài chính của Nhà Nước, các chuẩn mực kế toán được soạn thảo bởi Bộ Tài Chính có khả năng bị ảnh hưởng bởi các luật thuế và các chính sách tài chính. Thực tế vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam vào thực tiễn cho thấy về cơ bản nội dung của các chuẩn mực kế toán Việt Nam là có sự thống nhất, không có sự xung đột với các cơ chế tài chính hiện hành nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.

      Giải pháp để đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc tế

      Đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc tế là một xu thế tất yếu tại Việt Nam

      Việc lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng là để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính cấp tập đoàn. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang tìm cách gia tăng xuất khẩu và thiết lập hoạt động ở nước ngoài. Các doanh nghiệp này sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn và phài lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán quốc tế.

      Điều này là do đã có nhiều nước sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế để làm điều kiện niêm yết chứng khoán trên thị trường nước họ (ví dụ như liên minh Châu Âu) hoặc là áp dụng toàn bộ chuẩn mực kế toán quốc tế mà không sửa đổi bất cứ một điều gì. Như vậy, việc hoàn thiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam theo hướng đưa các chuẩn mực kế toán về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế là xu thế tất yếu của Việt Nam. Tuy nhiên, việc đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc tếphải được đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam.

      Nguyên nhân khiến cho Việt Nam chưa thể áp dụng ngay và toàn bộ chuẩn mực kế toán quốc tế

        Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi trong những năm gần đây và vẫn đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường tự do. Ví dụ, hoạt động sáp nhập hay cổ phần hoá mới bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam những năm gần đây; các khái niệm như công cụ tài chính hay lợi thế thương mại hoàn toàn mới và phức tạp nên các nhà ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam và người thực hiện cần thời gian để hiểu và vận dụng theo cách đơn giản nhất, thuận tiện cho môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Lợi thế thương mại được quan niệm là chi phí bỏ ra của bên mua doanh nghiệp do vậy cần phải được khấu hao vào chi phí và việc khấu hao này phải được thực hiện nhất quán trong một thời gian nhất định để tránh sự phức tạp và đảm bảo sự kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

        Việt Nam vừa mới phát triển nền kinh tế thị trường từ những năm cuối của thế kỷ 20 trong khi nền kinh tế thị trường đã được hình thành ở các nước phát triển từ nhiều thế kỷ. Đến nay, nó vẫn chưa hẳn là có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và mới chỉ trong phạm vi quốc gia và chưa liên thông với thị trường vốn trên thế giới. Tuy nhiên định hướng phát triển của chuẩn mực kế toán Việt Nam để phục vụ cho các nhà đầu tư trên thị trường vốn không mạnh như chuẩn mực kế toán quốc tế.

        Do đặc trưng của hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội ở Việt Nam, Việt Nam vẫn chưa có nhu cầu hoặc nhu cầu chưa cấp bách về thông tin kế toán chất lượng cao theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Nhìn chung, nhiều người lập và sử dụng báo cáo tài chính chưa có nhu cầu hoặc nhu cầu chưa lớn đối vối thông tin tài chính chất lượng vì thông tin tài chính chỉ đóng vai trò hạn chế trong việc ra quyết định của họ. Phần lớn các nhà đầu tư chứng khoán ở Việt Nam chưa hoặc còn ít sử dụng phân tích báo cáo tài chính cho việc ra quyết định đầu tư mà bị tác động chủ yếu bởi tâm lý theo đám đông.

        Do đó, phần lớn những người sử dụng và lập báo cáo tài chính tại Việt Nam chưa thấy được nhu cầu sử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế và không đánh giá cao vai trò quan trọng của các chuẩn mực này. Mức độ phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam cụ thể là công nghệ phần mềm kế toán chưa thể đáp ứng được các xử lý kế toán phức tạp của chuẩn mực kế toán quốc tế. Việc áp dụng các nguyên tắc phức tạp của chuẩn mực kế toán quốc tế yêu cầu một hệ thống công nghệ thông tin tương xứng để hỗ trợ cho quy trình kế toán.

        Mức độ phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam cũng là một trong nhiều nhân tố dẫn đến việc lựa chọn một hệ thống chuẩn mực kế toán đơn giản hơn chuẩn mực kế toán quốc tế tại ViệtNam.