MỤC LỤC
Tuy nhiên, trên thực tế kênh phân phối này tồn tại nhiều nhược điểm nên doanh nghiệp cần xem xét mặt mạnh, điểm yếu, có các loại hình trung gian thương mại sẵn sàng kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp, các thức tổ chức va huy động nó ra sao…Từ đó ra quyết định thiết lập kênh phân phối phù hợp. - Xác định các loại trung gian tham gia vào hệ thống phân phối : Người quản lý hệ thống phân phối phải tính được các trung gian hiện có trên thị trường để có thể sử dụng những loại trung gian thương mại thích hợp. - Hệ thống phân phối liên kết dọc tập đoàn : là sự kết hợp các giai đoạn sản xuất va phân phối về cùng một chủ sở hữu tức là Người sản xuất sử dụng các trung gian thương mại ở phía tiếp sau (cấp bán buôn) va hoặc xây dựng hệ thống những cửa hàng bán lẻ cho riêng mình.
- Hệ thống phân phối liên kết dọc được quản lý : Hệ thống phân phối liên kết dọc được quản lý đạt được sự liên kết giữa các thành viên trong hệ thống nhờ khả năng chi phối của một thành viên trong hệ thống phân phối tới hoạt động của những thành viên khác, các thành viên này sẵn sàng thực chính sách phân phối do thành viên có sức mạnh yêu cầu.
- Sức mạnh hiện có của doanh nghiệp : Thể hiện thông qua khả năng tài chính, tập hợp sản phẩm các hệ thống phân phối truyền thông, những chính sách marketing hiện tại… đây cũng chính quan trọng khi phát triển hệ thống phân phối. Quy mô doanh nghiệp sẽ quyết định quy mô thị trường và khả năng doanh nghiệp tìm được các thành viên trong hệ thống phân phối thích hợp. Sự thay đổi các yếu tố trong hành vi mua của người tiêu dùng, như công nghệ mua bán mới cũng tăng thêm khả năng thay đổi hệ thống phân phối.
- Sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng internet đã tạo điều kiện phát triển hệ thống phân phối đa dạng, phong phú hơn.
Đi cùng với quá trình thay đổi hình thái canh tác là sự thay đổi về tổ chức sản xuất như: sự ra đời của các nhóm, hợp tác xã chuyên ngành kiểu mới, công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên sản xuất và phân phối rau chất lượng cao. Rau chất lượng cao được ở các huyện ngoại thành Hà Nội từ những năm 1996, đặc biệt diện tích trồng rau phát triển mạnh từ sau năm 1999 khi thành phố có chủ trương quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau chất lượng cao cung cấp cho thị trường các quận nội thành. Một số xã như Văn Đức, Đặng Xá thuộc huyện Gia Lâm, xã Vân Nội - Đông Anh, xã Lĩnh Nam – Thanh Trì và xã Thanh Xuân, Đông Xuân thuộc huyện Sóc Sơn được chọn làm điểm sản xuất thí điểm, cũng nhờ các chủ trương này mà diện tích trồng rau đã tăng lên đáng kể.Hiện nay nhiều nông dân chuyển đất canh tác lúa, trồng cây màu khác sang làm rau (xã Lĩnh Nam, Vân Nội có hơn 15% nông dân chuyên trồng rau có trình độ cao và đầu tư lớn).
Chủng loại rau đa dạng hơn, nếu trước năm 1996 vào thời điểm chính vụ chỉ trồng một số loại rau chính như xu hào, bắp cải, cải dưa, cà chua…thì hiện nay nông dân trồng trên 30 loại rau khác nhau trong năm như: bắp cải, cải xanh, cà chua, xà lách, đậu đũa, dưa chuột, mùng tơi, rau ngót, rau muống…đặc biệt có chủ trương này mà diện tích trồng rau trái vụ cũng đã tăng lên và có trên 15 loại rau.Tuy nhiên, trên thực tế hiệu.
Trong hệ thống phân phối trực tiếp này thì rau chất lượng cao lại tập trung vào việc phân phối rau theo hợp đồng và thông qua các của hàng của người trồng rau lập ra, hay người trồng rau mang ra chợ bán.Thể hiện qua sơ đồ 2.2 dưới đây. Cả hai kênh phân phối trên đều có lợi cho các hộ sản xuất nhưng với giá thuê mặt bằng tới vài triệu đồng/tháng như hiện nay thì có rất ít hộ sản xuất mở của hàng tại các phố ở nội thành (theo thống kê hiện nay có khoảng trên 100 cửa hàng được cấp phép chứng nhận đủ điều kiện bán rau chất lượng cao ). Tuy nhiên chợ rau này lại bị chia ra làm hai phần : phần thứ nhất sẽ hoạt động như chợ rau đầu mối, tất cả các loại rau củ ở các địa phương đều được phép đưa vào chợ này, phần còn lại mới là rau chất lượng cao chịu sự quản lý chặt chẽ đâu vào về số lượng, sản lượng, nguồn gốc rau phải được lấy từ 33 đơn vị trong xã được cấp giấy chứng nhận.
Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, hiện mới chỉ có 26% sản lượng rau chất lượng cao được bán trong các siêu thị, trung tâm thương mại, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội hoặc bán trong hệ thống cửa hàng của còn lại là bán ở thị trường tự do với giá như rau thường.
Một thời gian dài, các cơ sở kinh doanh rau chất lượng cao đua nhau đăng ký để được cấp giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện, cấp mã vạch để người dân có thể truy thu nguồn gốc rau. Theo thống kê thì Hà Nội có trên 100 cửa hàng kinh doanh chất lượng cao nhưng nhiều cửa hàng bỗng dưng… biến mất hoặc do làm ăn thua lỗ đã chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác. • Hệ thống phân phối rất manh mún, tự phát.Rau chất lượng cao chủ yếu được phân phối theo truyền thống mà có rất ít sản phẩm rau chất lượng được vào tới siêu thị, các trung tâm thương mại, các nhà hàng, khách sạn lớn….
• Việc huy động các nguồn lực cho sản xuất và tiêu thụ rau chất lượng cao chưa được quan tâm, nhất là công tác tuyên truyền, thông tin đến người sản xuất và người tiêu dùng rau chất lượng cao.
- Phải duy trì ổn định các cơ sơ sản xuất, cơ sở chế biến rau chất lượng cao tại các địa phương mà thành phố đã quy hoạch và phát triển thị trường rau chất lượng cao tại Hà Nội. Đồng thời có các chính sách như nâng cao hơn nữa chất lượng rau để tạo được hình ảnh cụ thể cho sản phẩm rau của Hà Nội nói chung và của các địa phương nói riêng từ đó tạo nên thương hiệu trong tâm trí khách hàng trên thị trường mục tiêu. - Ủy ban nhân dân thành phố sớm chấn chỉnh thị trường tiêu thụ rau chất lượng cao theo hướng tất cả các cơ sở sản xuất rau chỉ được đưa tới chợ đầu mối để tiêu thụ hoặc qua các nhà phân phối lớn.
- Hình thành hệ thống chế độ, chính sách về phân phối rau chất lượng cao đảm bảo tính linh hoạt, kịp thời, phù hợp với diễn biến thị trường và xây dựng mối gắn kết chặt chẽ trách nhiệm của người sản xuất – người phân phối – người tiêu dùng trong việc cung ứng và tiêu thụ rau chất lượng cao để tạo hệ thống kênh vững chắc, hoàn thiện hơn.
Các doanh nghiệp có nhiệm vụ tìm thị trường tiêu thụ , tổ chức các kênh phân phối phù hợp, hạch toán sản phẩm rau chất lượng cao, rau trước khi ra thị trường đều phải được sơ chế sạch sẽ,đóng túi nilon, dán tem và in mã vạch từ đó gây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. - Về phía các trung gian trong hệ thống phân phối : Nên có một xu hướng từ hệ thống tiêu thụ truyền thống rau chất lượng cao do những người thu gom và buôn bán tại các chợ đầu mối sang hệ thống tiêu thụ sản phẩm rau chất lượng cao tại các siêu thị, các trung tâm thương mại. - Để khơi thông thị trường, Sở Công thương nên phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức rà soát, kiểm tra chất lượng của các cơ sở và cửa hàng được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh rau chất lượng cao, sau đó công bố công khai tên, địa chỉ từng cơ sở, cửa hàng đủ tiêu chuẩn cho người tiêu dùng biết.
Việc làm này sẽ giúp người tiêu dùng tin tưởng, không quay lưng lại với sản phẩm, giải quyết được nhu cầu bức thiết của người dân thành phố là được sử dụng rau chất lượng cao và người nông dân sản xuất rau mới có nơi tiêu thụ.