MỤC LỤC
Do đó, các chi phí phát sinh cần được tập hợp theo yếu tố, khoản mục chi phí, theo những phạm vi, giới hạn nhất định để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm. Dựa vào những căn cứ trên, đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong chi phí doanh nghiệp sản xuất có thể là: từng sản phẩm, từng nhóm sản phẩm, từng công đoạn gia công chế biến, từng phân xưởng sản xuất, từng đơn hàng.
Sở dĩ có việc phân chia quá trình kế toán thành 2 giai đoạn là do sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong kế toán chi phí sản xuất là đối tượng kế toán chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành đòi hỏi phải tính giá thành đơn vị tức là đối tượng tính giá thành. - Đối với sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn: Tuỳ thuộc vào quy trình công nghệ, sản xuất đơn giản hay phức tạp mà đối tượng kế toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm,..còn đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng (thành phẩm) hay bán thành phẩm.
Khác với sản phẩm hỏng trong định mức, sản phâm hỏng ngoài định mức là những sản phẩm nằm ngoài dự kiến của nhà sản xuất do các nguyên nhân bất thường như máy hỏng, hỏa hoạn bất chợt..Do xảy ra bất thường, không được chấp nhận nên chi phí của chúng không được cộng vào chi phí sản xuất chính phẩm mà thường được xem là khoản phí tổn thời kỳ, phải trừ vào thu nhập. Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan (thiên tai, địch họa, thiếu nguyên, vật liệu..), các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng..Những khoản chi phí chi ra trong thời gian này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất.
Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương thích hợp với những sản phẩm có tỷ trọng chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp không lớn lắm, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và có chênh lệch lớn giữa các kỳ. Đối với những sản phẩm có khối lượng dở dang tương đối đồng đều ở các khâu trên dây chuyền thì có thể áp dụng tỷ lệ hoàn thành chung của sản phẩm dở dang là 50% chi phí chế biến để giảm bớt công việc tính toán.
Sau đó kế toán sẽ lần lượt tính toán từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang. Đối với khoản mục chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp vì thường được bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất nên được tính ở công thức ở phương pháp trên. Ngoài ra, trên thực tế, người ta còn áp dụng các phương pháp khác để xác định giá trị sản phẩm dở dang như phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp tính theo chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ nằm trong sản phẩm dở dang.
Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, dệt nhuộm, cơ khí chế tạo, may mặc..Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ như các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, mỳ ăn liền,.. ), để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Ngoài các phương pháp tính giá thành cơ bản trên đây, trên thực tế tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể mà áp dụng các phương pháp tính giá thành sản phẩm khác như phương pháp tính giá thành phân bước, phương pháp tính giá thành theo đơn hàng, phương pháp tính giá thành theo định mức,.
Chi nhánh ra đời trong điều kiện Tổng công ty đã lớn mạnh và thị phần đã khá phát triển nên đã được sự giúp đỡ, hỗ trợ về nhiều mặt: cán bộ quản lý và chuyên môn, tài chính, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước của Tổng công ty, và sự giúp đỡ của ban lãnh đạo và bà con nhân dân tỉnh Hà Tây, nên Chi nhánh dã có nhiều thuận lợi trong bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tuyển dụng và đào tạo nhân lực,sản xuất sản phẩm, thị trường,. Phòng tổ chức hành chính: : Quản lý toàn bộ hồ sơ nhân sự, công văn giấy tờ, giấy tờ nội ngoại vụ của Công ty, in ấn tài liệu, nhận gửi công văn, giấy tờ, quản lý con dấu theo đúng thủ tục hành chính.Quản lý công tác bảo vệ doanh trại nhà xưởng, trang thiết bị, xe cộ, máy móc, xây dựng sửa chữa và công tác đời sống vật chất tinh thần, sinh hoạt của cán bộ công nhân viên.Duy trì chặt chẽ việc thực hiện các quy định, nội quy và các chế độ làm việc, trật tự kỷ luật và các chế độ an toàn lao động.Thực hiện công tác tuyên truyền, tuyên huấn giáo dục cỏn bộ cụng nhõn viờn.Theo dừi kiểm tra, đỏnh giỏ tỡnh hỡnh hoạt động của các đơn vị, tổng hợp số liệu báo cáo Ban giám đốc theo chế độ định kỳ hàng tháng. Các phân xưởng sản xuất: Các phân xưởng sản xuất tổ chức điều hành trực tiếp công nhân viên thực hiện các công đoạn, dây chuyền sản xuất từ sơ chế đến thành phẩm.Thực hiện sản xuất theo kế hoạch, tiết kiệm thời gian, nguyên dược liệu, vật tư, điện nước, không ngừng áp dụng cải tiến máy móc, kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo định mức giá thành, góp phần nâng cao mức lương và đời sống cán bộ công nhân viên.
Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung điều hành công tác hạch toán kế toán kho quỹ, thực hiện nhiệm vụ theo quy định của chế độ kế toán và của Tổng giám đốc; ký duyệt chứng từ thu, chi tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, chứng từ, hoá đơn nhập - xuất kho và những hoá đơn chứng từ khác. Là người lập kế hoạch tài chính, quản lý; thực hiện kế hoạch tài chính, kế hoạch giải ngân, kiểm soát báo cáo tài chính kế toán thực hiện theo đúng chế độ, đúng quy định của Tổng giám đốc; bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ kế toán theo chế độ quy định. Hàng ngày hoặc định kỳ, kế toán căn cứ chứng từ kế toán phản ánh các khoản chi phí sản xuất phát sinh đã kiểm tra để lập Chứng từ ghi sổ hoặc căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra phân loại để lập Bảng tổng hợp chứng từ kế toán theo từng loại chi phí sản xuất, trên cơ sở số liệu của Bảng tổng hợp chứng từ kế toán để lập Chứng từ ghi sổ.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất sản phẩm chiếm tỷ lệ lớn khoảng hơn 70% toàn bộ chi phí sản xuất, bao gồm nguyên vật liệu chính: dược liệu các loại, tá dược; và nguyên vật liệu phụ: hoá chất, bao bì, nhiên liệu. Hàng ngày, quản đốc phõn xưởng cú nhiệm vụ theo dừi thời gian sản xuất của từng công nhân làm căn cứ lập Bảng chấm công; và căn cứ vào số lượng sản phẩm thực tế trên các phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành trong tháng để lập Bảng theo dừi sản lượng sản phẩm sản xuất trong thỏng. Cuối thỏng, quản đốc phõn xưởng gửi Bảng chấm cụng và Bảng theo dừi sản lượng sản phẩm lờn phòng kế toán.Căn cứ vào Bảng chấm công và khối lượng sản phẩm hoàn thành do các phân xưởng sản xuất gửi lên, kế toán tiến hành tính lương của công nhân trực tiếp sản xuất ở từng phân xưởng.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty Đông Nam dược Bảo Long (LV; 15).