Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Đắm thuyền: Một hành trình khám phá những đề tài phổ quát

MỤC LỤC

Đề tài giới trẻ và tầng lớp trí thức Ấn Độ

Kiên cường đấu tranh với nghịch cảnh, không ngừng hành động để kiếm tìm hạnh phúc, những người trẻ trong tác phẩm của Tagore đã làm đúng như lời tuyên ngôn của ông trong tiểu thuyết Đắm thuyền: “Lúc thịnh cũng như lúc suy, đời người là cuộc đấu tranh không ngừng chống lại những rủi ro” [16, 73]. Nhân vật xưng tôi trong tác phẩm, ngay từ ban đầu đã thể hiện cái nhìn cảm thông chân thành đối với số phận góa bụa của người phụ nữ, anh nói: “Đối với cậu, đứng xa mà lí tưởng hóa cuộc sống góa bụa thì rất dễ, nhưng cậu phải nhớ rằng, trong cuộc sống góa bụa kia, có một trái tim đập dồn dập vì đau khổ và khao khát”.

Đề tài tình yêu đôi lứa

Điều này được bắt nguồn từ quan niệm về nỗi u buồn của ông: “Không sợ chết cũng chẳng sợ đau khổ, và chỉ thấy ở đau khổ một phương diện của niềm vui (…) Chúng ta hiểu rằng đau khổ là cái giá phải trả cho bất cứ cái gì có giá trị trong đời sống: quyền năng, minh triết, tình yêu” (Thực nghiệm tâm linh). Người con gái tiểu vương đã yêu người theo đạo Hindu trong sự say mê và tôn kính: “Nếp sống sùng đạo và phong thái tự chủ của chàng trai Hindu đưa đầu óc ngây thơ của cô gái Hồi là tôi vào một trạng thái ngây ngất, vừa tôn kính vừa yêu thương”.

Đề tài gia đình

Cảm hứng sáng tác, như có lần ông từng chia sẻ, không gì khác ngoài cảm hứng hiện thực: “Tôi cảm thấy sự thôi thúc khi viết truyện, lần lượt và trong cách riêng của mình, trong những cuộc sống nghèo hèn, và những số phận bất hạnh nhỏ bé, trong những vấn đề thường tình nhỏ nhoi”. Trong Vài nét về truyện ngắn của Tagore, GS Lưu Đức Trung đã có những đánh giá nhận định xác đáng về sự nghiệp văn xuôi của ông như sau: “Ngòi bút hiện thực của Tagore luôn hướng về mục đích vạch trần, phê phán bản chất xã hội, thức tỉnh quần chúng nhân dân, tìm cách giải phóng tâm hồn tư tưởng người An cận đại ra khỏi thòng lọng của tôn giáo, ra khỏi sự kìm hãm của bạo lực và cường quyền”.

Tính chất phi thời gian

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tiểu thuyết dòng ý thức đạt đến mức phát triển rực rỡ trong sáng tác của trường phái Tiểu thuyết mới (Nouveau Roman) ở Pháp, trong tiểu thuyết “đề tài nhỏ” ở Anh, trong thể nghiệm tiểu thuyết tâm lý học ở Đức. Châu Á cũng chứng kiến sự thể nghiệm thành công những sáng tác văn học dòng ý thức trong các tác phẩm của Lỗ Tấn, Kawabata Yasunari…. Đầu thế kỉ hai mươi, trước nhu cầu hiện đại hóa nền văn học dân tộc, Tagore, với những kiến thức uyên thâm về nền văn học Phương Tây, đã thể hiện dấu ấn tiểu thuyết dòng ý thức trong các sáng tác của mình như một cách thức để thu nhỏ khoảng cách giữa văn học Ấn Độ và thế giới. Dấu ấn này được biểu hiện qua cách thể hiện tính chất phi thời gian, cách thức phân tích tâm lý nhân vật theo kiểu hiện thực tinh thần và sự lỏng lẻo về kết cấu qua thủ pháp sử dụng yếu tố tình cờ, ngẫu nhiên. Khái niệm không thời gian, đối với các nhân vật trong kiểu tiểu thuyết này, là tiền đề để những trăn trơ, băn khoăn, những suy tư, day dứt có đất biểu hiện. Đắm thuyền là câu chuyện về số phận tình yêu và đời sống nội tâm của con người. Ramesh tốt nghiệp đại học luật tại Calcutta. Ở đây, mối tình đầu đã chớm nở với người con gái trí thức Hemnalini. Nhưng theo lệnh cha, anh buộc phải về quê, và thuận theo một cuộc hôn nhân đã được sắp đặt trước. Không còn con đường nào khác, và cũng vì bổn phận làm con, Ramesh đành phải từ bỏ tình yêu để tiến hành cuộc hôn nhân với người con gái anh chưa hề biết mặt. Đám rước dâu đi trên bốn thuyền hối hả trở về nhà. Lúc đó, đồng thời cũng diễn ra đám rước dâu của Kamala, một người con gái mồ côi xinh đẹp. Cơn giông ghê gớm bất ngờ ập tới nhấn chìm tất cả, đánh dạt Ramesh và Kamala vào bờ. Vì hiểu lầm, họ đã bên nhau sống những tháng ngày vui vẻ. Tình cờ biết được sự thật, Ramesh đau khổ, băn khoăn không biết phải làm sao. Anh đành cùng Kamala trôi dạt đến nhiều nơi. Nhưng dù ở bất cứ nơi nào, tình yêu của anh dành cho Hemnalini vẫn nồng cháy trong tim. Cuối cùng, mọi sự thật cũng được khám phá. Trải qua nhiều biến cố hiểu lầm, mỗi người đã về đúng lại vị trí của mình. Câu chuyện kết thúc có hậu như một bài ca về tình yêu và về những con người chân chính. Từ đề tài tình yêu, Tagore tập trung khai thác các gấp khúc trong chiều sâu tâm hồn con người, đó là mạch chảy chính trong bộ tiểu thuyết Đắm thuyền. Đây là một câu chuyện không hẳn dễ đọc, nhất là đối với những người mê tiểu thuyết hành động hay trinh thám. Nó khó đọc không phải vì tính chất phức tạp, đa chiều của các tình tiết mà vì tính chất nội cảm của các nhân vật. Trong tác phẩm, dường như mỗi nhân vật khi xuất hiện đều có thế giới nội tâm riêng. Liên tục trong nhiều trường đoạn, các nhân vật miên man suy nghĩ và chiêm nghiệm. Và cũng vì thế mà dòng thời gian, với họ, có khi ngừng trôi, có lúc xáo trộn. Tính chất phi thời gian trong tiểu thuyết Đắm thuyền nhiều lần được tác giả diễn đạt trực tiếp bằng lời, nhưng nhiều nhất là ở cảm giác ngưng đọng khi các nhân vật trôi dạt vào thế giới nội tâm nhiều trăn trở của mình. Trong nỗi đau khi biết được sự nhầm lẫn, Kamala “đờ đẫn như một pho tượng, không nhỏ một giọt nước mắt hay thốt lên một tiếng. Cảm giác lãng quên thời gian rất thường trực trong dòng chảy tâm trạng Kamala: “Trước mắt nàng, cả đất lẫn trời, bồng bềnh trong một lớp sương mù, và nàng không còn biết thời gian trôi qua bao lâu nữa” [62, 363]. Và thời gian trong những lần Hemnalini suy tư cũng ngưng đọng: “Hemnalini ngồi ở ngoài hiên tăm tối, mặc cho thời khắc trôi qua” [49, 265]. Hemnalini không chỉ bỏ mặc thời gian, nàng đã bỏ mặc tất cả những gì tồn tại xung quanh mình. Trong dòng chảy nội tâm, nàng ngụp lặn theo. quá khứ, và thực ra, dù thân xác tồn tại trong hiện tại, nhưng tâm hồn nàng lại trôi tận sâu vào kỉ niệm xưa cũ. Tính chất phi thời gian trong Đắm thuyền còn thể hiện trong những cảm nhận về thời gian của nhân vật. Có lúc, họ thấy thời gian kéo lê chậm rãi, có lúc lại hối hả đến hụt hơi theo nhịp thời gian. Trong mớ bòng bong hỗn loạn của sự nhầm lẫn, Ramesh là người đầu tiên khám phá ra sự thật. Từ thời khắc ấy, anh không ngừng đối diện với những trăn trở chọn lựa. Thời gian, vì thế theo cung bậc tâm trạng Ramesh luôn co giãn bất thường. Có khi anh để mình trôi dạt vào tận một khoảng không vô định nào đó: “Con người sâu thẳm trong anh như trôi dạt vào tận một vũ trụ, ở đó, hết thảy đều vĩnh hằng, yên tĩnh và cùng khắp” [16, 72]. Nhưng cũng có khi hối hả, vội vã:. “Ramesh từ Allahabad trở lại Ghazipur vào sáng sớm. Giống như Ramesh, sự trôi chảy của thời gian cũng đổi thay trong miền cảm xúc của Kamala. Những ngày đi trên tàu về Tây Bắc cùng Ramesh là những ngày diễn ra nhiều biến cố. Thời gian trên tàu, đối với nàng là khoảng thời gian ngột ngạt nhất. Ở đó có “những buổi chiều lê thê không có việc gì làm” [28, 144]), có những buổi tối “kéo lê chầm chậm: Ramesh đã ngủ say ở cabin bên cạnh, Kamala không còn nằm yên được nữa; nàng chậm rãi đứng dậy, bước ra ngoài và đứng bên lan can, đăm đăm nhìn bờ sông” [27, 139], có những lúc thời gian nặng nề trôi khi vô tình Kamala nhìn thấy trên gương mặt sầu tư của chồng, không có chỗ cho nàng. Đó là giây phút bên khung cửa mùa thu giữa Ramesh và Hemnalini: “Chỉ trong vòng vài phút, họ lại trao nhau lời thề chung thủy, rơi nước mắt với nhau, chỉ đứng bên nhau thay vì trò chuyện, và nàng đã không nhận thức nổi điều đó sẽ dẫn đến niềm thanh thản trọn vẹn, vô bờ trong tâm hồn và sự tin cậy nhau đến chừng nào” [14, 67].

Phương thức phân tích tâm lí nhân vật

Một năm, thời gian đủ để định mệnh thể hiện sức mạnh: “Theo các nhà chiêm tinh, sau cái ngày ấn định lễ cưới là cả một năm rủi ro” [2, 19], và con người, vì thế, không ngừng phải vật lộn trước bao nhiêu biến cố, phải đối diện với nội tâm đầy đau khổ và mâu thuẫn. Những lần Ramesh (Đắm thuyền) trầm ngâm, gục đầu suy nghĩ đã cho thấy một con người tràn đầy tình yêu thương: “Bây giờ, trong bất cứ trường hợp nào, anh không thể lộ cho ai biết sự thực về mối quan hệ giữa anh với Kamala, vì điều ấy sẽ dẫn đến đẩy cô gái ngây thơ đến chỗ bị xã hội khinh bỉ” [7, 33].

Yếu tố tình cờ, ngẫu nhiên

Tính chất dẫn dắt câu chuyện

Do đó, với sự thể hiện tập trung yếu tố này, Đắm thuyền đã tạo ra hai luồng phản ứng khác nhau, một phần độc giả coi đó như một yếu tố làm giảm giá trị chân thực của tiểu thuyết, vì thế mà chuyện cứ như bịa; một phần khán giả khác tỏ ra yêu thích, coi đây như một sản phẩm đặc trưng trong tư duy An Độ. Tính ngẫu nhiên của các sự kiện thường được thể hiện một cách bất ngờ, với các từ ngữ như “Bỗng nhiên”, “thình lình”, “đột ngột”… Hai cơn giông bão, một ở đầu một ở giữa tác phẩm, đều đến trong bất ngờ, không báo trước; nhiều biến cố khác cũng diễn ra một cách thình lình, tình cờ: Ramesh tình cờ phát hiện ra lầm lẫn, Kamala bỗng khám phá ra sự thật khi vô tình đọc mảnh thư của chồng, Hemnalini nhận được thông báo hoãn hôn một cách đột ngột….

Ý nghĩa triết lí nhân sinh

Tiếp tục chuyến hành trình cuộc đời đi tìm lời giải cho tương lai, nhân vật Ramesh đã đi lên từ những mất mát hạnh phúc để tìm hạnh phúc với niềm lạc quan tin tưởng: “Chắc chắn số phận sẽ không quá khắc nghiệt với anh!” [46, 249]. Xét về mặt nội dung, mỗi câu chuyện trong tiểu thuyết của Tagore là bài lớn về tấm lòng nhân đạo; và về mặt nghệ thuật, đó là nét đặc sắc trong phương thức phân tích tâm lý nhân vật; là chất tư duy Ấn Độ trong cách tái hiện những yếu tố tình cờ, ngẫu nhiên; là tính chất phi thời gian trong mạch chảy nội tâm nhân vật.

NHÂN VẬT TRẦN THUẬT

Nhân vật kể chuyện

    Ramesh là nhân vật đầu tiên xuất hiện trong tác phẩm, cho nên những dòng kể đầu tiên là kể về anh: “Chẳng ai mảy may nghi ngờ Ramesh sẽ không thi đỗ luật Nữ Thần Học Vấn, người ngự trị các trường đại học, luôn luôn tưới lên người anh những cánh hoa sen vàng, làm anh ngập trong trận mưa huy chương và học bổng” [1, 15]. Người trần thuật, đôi lúc “giả vờ” như không hiểu thấu hoàn cảnh hay thân thế của nhân vật bằng cách nói theo lời kể, hay lời miêu tả của nhân vật trong chuyện như: “Bà Haribhabhini, vợ bác, được ông chồng miêu tả là một người mảnh khảnh…”[31,158]; hay “Theo lời Aksha kể, lai lịch của Nalinaksha có thể tóm tắt như sau…” [39, 211].

    Phương thức kể chuyện 1. Trần thuật

      Hemnalini có thể khép kín lòng mình, thường tìm đến một không gian đầy bóng đêm để che giấu nỗi đau, nhưng bao giờ người trần thuật cũng khỏm phỏ được cừi lũng của nàng: “Mặt trời chầm chậm nhô lên trên lớp lớp mái nhà đằng Đông, nhưng đối với Hemnalini, ngày mới dường như ảm đạm quá, thờ ơ quá, buồn bã và thê lương quá, khiến nàng chúi mình vào một góc sân thượng, úp mặt vào hai bàn tay, đầm đìa nước mắt” [22, 205]. Lại Nguyên An, trong 150 thuật ngữ văn học, đã cho rằng: Độc thoại nội tâm là “phát ngôn của nhân vật nói với bản thân mình, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong; kiểu độc thoại thầm (hoặc “lẩm bẩm”), mô phỏng hoạt động suy nghĩ-xúc cảm của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó”.

      Cách thức tái hiện nhân vật

        Vẻ đẹp của Hemnalini, tuy không gây ngạc nhiên, ngỡ ngàng như Kamala nhưng đủ để lại hình ảnh ấn tượng trong lòng người khác: “Ramesh đưa mắt nhìn vào trong xe – Hemnalini với khuôn mặt dịu dàng, trong sáng, đầu tóc và cách ăn mặc dễ phân biệt, rất quen thuộc đối với anh, hai cổ tay đeo những vòng giản dị và những chiếc xuyến bằng vàng có nhiều mặt – trong lòng anh dâng lên một làn sóng cảm xúc làm anh nghẹn ngào” [7, 34]; “Lồng trong khung cửa mở đầy nắng thu êm dịu, hình dáng nàng tạo nên một bức tranh không bao giờ phai nhạt trong tâm trí anh. Trong cách tả Kamala, thiên nhiên có một vị trí quan trọng khi nó trở thành chất liệu làm nền để ánh lên sắc đẹp của con người, riêng phần miêu tả Hemnalini, thiên nhiên dường như không xuất hiện, nếu có duy nhất chỉ một lần là hình ảnh nắng thu, nhưng nắng thu cũng chỉ đóng vai trò gợi ra không gian trữ tình chứ không phải là điểm tựa cho nhan sắc của Hem.

        Giọng điệu trần thuật

        • Điểm nhìn trần thuật và giọng điệu trong tiểu thuyết Đắm thuyền
          • Giọng điệu biểu cảm
            • Tiết tấu biến hóa

              Điểm nhìn bên trong (focalisation internet): Nhà văn đặt tâm lý vào bên trong nhân vật và vì vậy, điểm nhìn của nhân vật trong truyện, điểm nhìn của người trần thuật thậm chí người đọc đều hướng về một điểm bên trong, nhân vật tự xúc cảm hay tự đánh giá, nhận xét về chính bản thân hay các hiện tượng bên ngoài nó. Lời bình ngoại đề (trữ tình ngoại đề) là một thuật ngữ văn học dùng để chỉ một hình thức ngôn từ của tác giả, là ngôn từ của tác giả kiêm người trần thuật bị lệch ra ngoài việc miêu tả các sự kiện trong tác cốt truyện, nhằm bình luận hay đánh giá về chúng, hoặc về những điều khác không trực tiếp gắn với hành động của tác phẩm.

              2.2. Bảng tổng hợp sự phát triển tâm lý của nhân vật Kamala trong Đắm thuyền
              2.2. Bảng tổng hợp sự phát triển tâm lý của nhân vật Kamala trong Đắm thuyền

              KHÔNG GIAN - THỜI GIAN TRẦN THUẬT

              Không gian trần thuật 1. Không gian lưỡng diện

                Cơn giông bão thứ hai giáng xuống đầu con người xuất hiện với những hình ảnh tuy không chóng vánh như cũng hết sức đáng sợ: “Bờ sông gần như bị xóa sạch, mặt sông lờ mờ, nhưng trời với đất, gần với xa, thấy và không thấy, tất cả trộn lẫn thành một thứ ầm ầm xoáy cuộn như hình con trâu đen hoang đường của diêm vương một quái vật gớm ghiếc đang điên cuồng húc cái đầu chơm chởm sừng lên cao” [29, 152]. Trong Đắm thuyền, qua khung cửa để mở, Ramesh, Kamala, Hemnalini còn nhìn thấy tâm trạng của mình, thấy được trái tim của nhau và nhận ra những chân lý của cuộc sống: Bên ô cửa, Ramesh “rũ bỏ những chướng ngại của trần tục với tất cả những xung đột và bất ổn của nó con người sâu thẳm trong anh như trụi dạt vào tận một vũ trụ, ở đú hết thảy đều vĩnh hằng, yờn tĩnh và cựng khắp” [16, 72].

                Thời gian trần thuật

                  Trăng có khi ngọt ngào như là tình nhân với bóng tối: “Trăng đã tàn khuất sau ngôi nhà trước mặt bóng đêm đã trùm lên mặt đất và bầu trời vẫn còn rực rỡ trong vòng tay ôm hôn giã từ của ánh trăng” [16, 73]; có khi mang diện mạo của con người: “Mặt trăng xanh xao chẻ đôi, bóng tối nhô lên sau những cây cọ bất động” [36, 183]. Khi Kamala và Nalinaksha nhận ra nhau, chính ánh bình minh hôm ấy đã tạo ra một thời khắc sum họp vợ chồng vĩnh cửu: “Và khi hai người sát bên nhau cùng chạm trán xuống sàn nhà lát cẩm thạch trắng như tuyết, thì mặt trời sớm mai rót ánh nắng qua khung cửa sổ xuống hai mái đầu đang cúi xuống” [62, 364].