Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình

MỤC LỤC

Ban giám đốc

Đặc tính sản phẩm xăng dầu đã ảnh hưởng tới hoạt động hệ thống kênh phân phối của Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình đó là nó ảnh hưởng trực tiếp tới các tiêu chuẩn để có thể là Đại lý, Tổng đại lý, hay việc xây dựng các cửa hàng bán lẻ trực thuộc, nó yêu cầu phải có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp, không làm ảnh hưởng tới chất lượng xăng dầu. Đối với nhóm khách hàng là các cơ sở kinh tế trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân sử dụng nhiều diesel và nhiên liệu đốt lò, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này có ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước; Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình chủ trương dành cho nhóm khách hàng này những ưu đãi nhất định về nguồn, giá cả, công nợ.

Bảng 1 : Chỉ tiêu chất lượng xăng không chì (TCVN  6776:2005 )
Bảng 1 : Chỉ tiêu chất lượng xăng không chì (TCVN 6776:2005 )

Môi trường kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình .1 Môi trường kinh doanh vĩ mô

Các tổ chức này luôn cung cấp cho các doanh nghiệp những thông tin cần thiết về giá cả, thị trường, sự biến động tiêu thụ của thị trường thế giới, đồng thời còn giúp các doanh nghiệp kiến nghị lên các cơ quan cấp cao để được ưu tiên một số chính sách, Chính vì thế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng khách hàng, nắm bắt kịp thời thông tin để đề ra chiến lược kinh doanh thích hợp. Nhất là trong tình hình hội nhập hiện nay, đòi hỏi về trình độ chuyên môn của các doanh nghiệp ngày càng caomà số lượng đáp ứng được còn rất thấp, khiến cho nguồn nhân lực tại Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình bị hạn chế mặc dù trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình là một công ty có đội ngũ lao động có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn khá vững vàng tuy nhiên vẫn bị ảnh hưởng không ít của trình độ lao động chung ở Việt Nam. Những doanh nghiệp kinh doanh trong ngành bao gồm : Công ty Xăng dầu khu vực I, từ khi sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội, số lượng đối thủ cạnh tranh của Công ty tăng lên một cách đáng kể, ngòai những doanh nghiệp kinh doanh trong ngành, các đối thủ cạnh tranh ngoài ngành bao gồm Công ty kỹ thuật và thương mại và đầu tư Petech, Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội, Công ty chế biến và kinh doanh dầu mỏ PDC.

Đồ thị 1 :  Đồ thị biểu diễn sự tăng giảm tổng doanh thu của Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình giai đoạn 2004 - 2008
Đồ thị 1 : Đồ thị biểu diễn sự tăng giảm tổng doanh thu của Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình giai đoạn 2004 - 2008

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ SƠN BÌNH

Địa bàn kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình chủ yếu là các vùng nông nghiệp, nông thôn, miền núi như Hà tây – Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La nên việc đầu tư xây dựng các cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty đòi hỏi tốn kém nhiều chi phí, không thuận lợi, hơn nữa văn hóa địa phương tại các tỉnh này khá đa dạng, việc xây dựng các cửa hàng bán lẻ trực thuộc, hình thức phục vụ khách hàng không dễ phù hợp với bản sắc văn hóa tại các vùng này. − Hạn chế về mặt điều kiện hoạt động kinh doanh: Một số các cửa hàng đã xây dựng, tuy phù hợp về địa điểm quy hoạch nhưng vẫn chưa đáp ứng đúng yêu cầu kinh doanh, các cửa hàng tại các vùng thành thị, thị trấn, vùng đông dân cư số lượng các cửa hàng bán lẻ trực thuộc khá dày đặc, trong khi đó ở các vùng nông thôn, dân cư thưa thớt lại có rất ít các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của Công ty. Một số cơ sở hiện nay chưa chấp hành tốt các chính sách quản lý Nhà nước về KDXD, kinh doanh không có giấy phép, giấy phép hết thời hạn, hoặc không đạt yêu cầu quy định về mặt hàng kinh doanh có điều kiện, có biểu hiện gian lận thương mại, tiêu thụ xăng dầu ngoài luồng, gian lận trong đo lường chất lượng và cạnh tranh không lành mạnh… không phù hợp với yêu cầu hiện nay và điều kiện KDXD theo quy định.

Ngoài ra xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, yêu cầu phải được kiểm nghiệm chất lượng theo những tiêu chí thống nhất, tuy nhiên hiện nay các Đại lý, Tổng đại lý vẫn chưa có một điều kiện nào ràng buộc là mỗi Tổng đại lý, Đại lý chỉ được sử dụng duy nhất một doanh nghiệp đầu mối, để bán đúng giá do doanh nghiệp đầu mối quy định; biển hiệu nơi bán hàng phải ghi rừ tờn, biểu trưng của doanh nghiệp đầu mối. Hiện nay, mặc dù Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình đã tận dụng được các cửa hàng bán lẻ trực thuộc để phân phối bán lẻ, tuy nhiên chưa chú trọng đến việc nghiên cứu đặc điểm của thị trường gồm đặc tính của các tập khách hàng (cá nhân, tổ chức, khách hàng mục tiêu, tiềm năng, đối thủ cạnh tranh…), đặc tính của sản phẩm ( Tính hao hụt, đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm..), đặc điểm môi trường (điều kiện kinh tế, khả năng quản lý, quy định ràng buộc về pháp lý, điều kiện địa lý, giao thông, vận chuyển.).

Đồ thị 3: Đồ thị biểu thị sự thay đổi   về   mặt   số   lượng   của   cửa hàng xăng dầu, số điểm bán của Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình trong 5 năm trở lại đây
Đồ thị 3: Đồ thị biểu thị sự thay đổi về mặt số lượng của cửa hàng xăng dầu, số điểm bán của Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình trong 5 năm trở lại đây

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ SƠN BÌNH

Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình

Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình chủ yếu là các vùng nông nghiệp nên việc xây dựng các cửa hàng bán lẻ trực thuộc không phải là việc đơn giản, gặp rất nhiều khó khăn, ở thời điểm hiện tại thị phần kênh phân phối qua đại lý chiếm khoảng 72%, một con số khá lớn, chính vì vậy Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình rất chú trọng việc khuyến khích hệ thống Đại lý và Tổng đại lý để giữ thị phần, tăng lượng hàng bán ra và tăng doanh số bán hàng, giữ vững thương hiệu, mở rộng phạm vi hiện diện của sản phẩm trong cửa hàng, thúc đẩy nhân viên cửa hàng giới thiệu sản phẩm cho người tiêu dùng, chọn lọc đại lý: Đại lý tốt nhất được quan tâm và đầu tư nhiều hơn các đại lý khác. Đa dạng chủng loại hàng hoá cũng như đa dạng giá cả, đảm bảo hệ thống phân phối thuận tiện, dịch vụ cung cấp hàng, tư vấn, lắp đặt thiết bị miễn phí, gới thiệu , chuyển cho đại lý những đối tác công ty đã có, việc cung cấp hàng ổn định, điều kiện chi trả dễ dàng, tổ chức các cuộc thi bán hàng, có phương pháp làm việc đơn giản nhưng chuyên nghiệp đào tạo một số nghiệp vụ như hướng dẫn cách quản lý, ghi chép sổ sách, chống hao hụt… nhân viên bộ phận cung cấp có trình độ, đồng thời có thái độ khéo léo, ân cần trong khi giao dịch, hỗ trợ về quảng cáo: khả năng cho đăng quảng cáo miễn phí hay tham gia vào chương trình quảng cáo, đảm bảo cho đại lý những vật liệu quảng cáo tại nơi bán hàng như bảng biển, trang thiết bị cần thiết, quần áo bảo hộ lao động. Công ty đã lựa chọn phương án tập trung phát triển kênh phân phối với đội ngũ nhân viên bán hàng cần cù, chăm chỉ, với các chính sách bán hàng và chiết khấu hợp lý đã thực sự kích thích nhà phân phối và người kinh doanh trở thành đồng minh, với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho kênh phân phối và người tiêu dùng, lặng lẽ từng bước xây dựng thị trường một cách vững chắc.Tuy nhiên sự hoạt động của hệ thống kênh phân phối lúc nào cũng hiệu quả, lúc nào cũng cố định, mà cần được điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với sự thay đổi của biến động thị trường.

Kiến nghị với Nhà nước

Kiến nghị về việc Nhà nước cần có hàng rào thuế quan thích hợp để bảo vệ và phát triển hàng sản xuất trong nước, nhất là sản phẩm xăng dầu, gas và các sản phẩm hóa dầu, không phải là mặt hàng công nghệ cao, chỉ là hàng tiêu dùng hàng ngày, như vậy ngành công nghiệp trong nước có thể sản xuất tốt. Việc sửa đổi bổ sung các chính sách thuế tuy rất cần thiết nhưng cũng dẫn đến tâm lý hoài nghi chính sách không ổn định, gây khó cho các công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu; Quy trình quản lý và giám sát vẫn phiền hà, vẫn chồng chéo và trùng lắp giữa các cơ quan thuế và địa phương trong việc cấp mã số thuế, đăng ký mã số thuế và mua hoá đơn; Vẫn còn nhiều trường hợp chưa thống nhất trong việc xác định mã số hàng hoá, thuế suất hoặc giá trị tính thuế, cưỡng chế làm thủ tục hành chính thiếu chính xác. Một là, cần xem xét giảm bớt số đầu mối nhập khẩu, không để quá nhiều DN đầu mối kinh doanh xăng, dầu (đều có vốn Nhà nước chiếm tỷ trọng chi phối) cùng tham gia nhập khẩu và bán ra cho hệ thống đại lý, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, một số DN không thật sự là động lực bình ổn thị trường.