MỤC LỤC
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được nêu trên, ngành y tế Việt Nam vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn, bệnh tật vẫn diễn biến một cách phức tạp, các bệnh nguy hiểm như lao, ung thư, lây nhiễm HIV/AIDS ngày càng tăng. Xuất phát từ vai trò cũng như thực trạng ngành y tế kể trên, ta có thể thấy được sự cần thiết phải đầu tư cho ngành y tế nhằm hiện đại hoá ngành y tế và phát huy được vai trò của ngành y tế trong sự nghiệp xây dựng và phát triển xã hội.
PHẦN THỨ HAI
Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây, Nhà nước đã chú trọng đầu tư phát triển ngành y tế từ việc xây dựng hệ thống phòng bệnh và khám chữa bệnh, việc thực hiện các chương trình y tế quốc gia đến việc đầu tư nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chính sách, phương thức quản lý và hành lang pháp luật trong ngành y tế. -Vẫn còn tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong sử dụng viện trợ: Có những hiện tượng thừa nhiều loại trang thiết bị y tế ở đơn vị này không được sử dụng trong khi có nhiều cơ sở khác khó khăn, thiếu thốn về trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất; có lĩnh vực được nhiều nhà tài trợ quan tâm và cùng tài trợ, ví dụ lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ ban đầu có 5 nhà tài trợ;.
Chính sự phát triển của các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân đã tác động mạnh đến các cơ sở y tế Nhà nước tạo nên sự cạnh tranh, làm cho các cơ sở y tế Nhà nước có sự chuyển biến về chất lượng dịch vụ, nâng cao y đức, nâng cấp thiết bị kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh, tạo điều kiện thuận lợi tập trung những kỹ thuật khó, chuyên sâu cho cơ sở y tế Nhà nước, phát huy vai trò chủ đạo của y tế Nhà nước. Cùng với hệ thống doanh nghiệp dược Nhà nước đã hình thành mạng lưới tư nhân kinh doanh thuốc rộng khắp, tạo điều kiện cho nhân dân mua thuốc dễ dàng, giá cả ổn định, có những cơ sở hoạt động tốt, có hiệu quả, tuân thủ theo các quy chế chuyên môn, là nơi tuyên truyền về y tế thường thức cho nhân dân, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh với hệ thống phân phối thuốc Nhà nước, góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thuốc phòng và chữa bệnh cho nhân dân.
PHẦN THỨ BA
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA không những có tác dụng thúc đẩy phát triển nền y tế nước nhà phát triển mà còn tạo niềm tin đối với các đối tác nước ngoài để huy động ngày càng nhiều vốn đầu tư từ nguồn vốn này.Viện trợ là nguồn vốn không ổn định nhưng khá quan trọng, giúp nền y tế Việt nam tiếp cận với kỹ thuật và phương thức quản lý hiện đại của các nước trên thế giới. Trái lại, với những tỉnh không nghèo (có một lượng tài chính khá lớn từ bảo hiểm y tế và viện phí) Nhà nước chỉ nên cung cấp khoảng 40-50% tổng chi tiêu y tế. Ngoài ra, Nhà nước phải tăng cường công tác quản lý và điều phối nguồn viện trợ không hoàn lại và vốn vay, dùng nguồn này để cung cấp cho các tỉnh nghèo với một tỷ lệ cao hơn trong tổng chi tiêu y tế so với các tỉnh khác. Thứ ba là phải quy hoạch lại mạng lưới khám chữa bệnh, đưa dịch vụ y tế về gần dân nghèo hơn để đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các cơ sở y tế. Có chính sách khuyến khích thoả đáng để cán bộ y tế có điều kiện về phục vụ nhân dân ở xa các đô thị lớn. Thứ tư là phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có, tận dụng tối đa các trang thiết bị, tăng cường tiết kiệm, tránh lạm dụng kỹ thuật cao, lạm dụng thuốc trong khá chữa bệnh. Cùng với việc thực hiện bốn điều trên, đồng thời phải tăng cường bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế và đào tạo cán bộ quản lý kinh tế y tế từ cấp bộ đến cấp cơ sở. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo cho công tác kinh tế y tế được tiến hành trong khuôn khổ pháp lý. Với tinh thần dù còn nghèo nhưng một đồng tiền dù là nguồn ngân sách Nhà nước hoặc từ nguồn viện trợ hay vốn vay đều phải được sử dụng với hiệu quả cao nhất trong phòng và chữa bệnh mà không được lãng phí hoặc rơi vào túi bọn tham nhũng. Có như vậy mới đảm bảo kinh tế y tế vừa là động lực thúc đẩy ngành y tế đi lên, vừa tạo điều kiện để thực hiện tính nhân văn của nền y tế xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhóm giải pháp về kỹ thuật y tế. Khoa học công nghệ và kỹ thuật là một yếu tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển ngành y tế của các nước nói chung, ngành y tế Việt Nam nói riêng. Khoa học kỹ thuật đã tạo ra những bước tiến mới trong việc chẩn đoán và điều trị. Ở Việt Nam, khoa học kỹ thuật đã góp phần tích cực để khống chế, đẩy lùi và từng bước thanh toán một số bệnh lây truyền, giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong của sốt rét, tiêu chảy, nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp ở trẻ em, khống chế không để xảy ra các nạn dịch lớn. Chúng ta đã nghiên cứu, mua sắm, ứng dụng nhiều kỹ thuật mới, hiện đại, thiết thực nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị. Các kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh đã được áp dụng tại hai trung tâm y tế chuyên sâu là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần phát hiện chính xác một số căn bệnh mà trước đây chưa chẩn đoán được. Các kỹ thuật điều trị hiện đại như phẫu thuật nội soi, tán sỏi, ghép thận, ghép tuỷ, hồi sức cấp cứu. đã cứu chữa được nhiều người bệnh mà trước kia điều trị kết quả thấp hoặc không chữa được. Mặc dù đã có sự tiến bộ song Việt Nam vẫn là một trong những nước có kỹ thuật y tế thấp nhất trong khu vực. Các cơ sở y tế không có vốn đầu tư để hiện đại hoá trang thiết bị. Cơ sở khoa học công nghệ còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và vốn. Trong thời gian tới, mục tiêu đề ra là: một mặt phải từng bước đổi mới và hiện đại hoá trang thiết bị của tất cả các trang thiết bị trên toàn quốc, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân; mặt khác phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật cao vào hai trung tâm y tế chuyên sâu là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tiếp cận với những kỹ thuật hiện đại trên thế giơí. Việc mua sắm các trang thiết bị này phải được tính toán phù hợp, không để mua phải những thiết bị cũ kỹ, lạc hậu cũng không mua thiết bị quá hiện đại, công suất quá lớn hoặc quá đắt tiền vừa gây lãng phí về vốn đầu tư vừa không có ngay cán bộ có thể sử dụng thiết bị gây lãng phí về nguồn lực. Mục tiêu cụ thể do Bộ Y tế đề ra cho những năm tới là:. - Đầu tư nghiêm cứu, khống chế và thanh toán một số bệnh dịch, bệnh xã hội có tính cấp bách, ngăn chặn nhiễm HIV/AIDS. Ngăn ngừa các bệnh xuất hiện trong quá trình công nghiệp hoá và phát triển xã hội như:. bệnh tim mạch, ung thư, bệnh nghề nghiệp. Quan tâm chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và người có tuổi. - Nghiên cứu những ảnh hưởng của các hoá chất độc hại dùng trong nông nghiệp, công nghiệp tới con người, bảo vệ môi sinh và các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cải thiện tình trạng dinh dưỡng. - Đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất vaccine, các chế phẩm và phương pháp chẩn đoán bệnh đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu. - Đầu tư xây dựng cơ sở khoa học công nghệ có nền móng khoa học cơ bản và y tế cơ sở để đón nhận khoa học công nghệ tiên tiến vào đầu thế kỷ 21. Ví dụ: y sinh học phân tử, tin học trong y học, miễn dịch học, di truyền học.. - Áp dụng các kỹ thuật hiện đại trong nghiên cứu nhằm nâng cao. - Ứng dụng công nghệ tiên tiến về sinh học, tin học.. trong sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế, tiếp tục đầu tư cho hai trung tâm y tế chuyên sâu là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh với kỹ thuật cao, hiện đại và cập nhật. Để thực hiện được những mục tiêu quan trọng về phát triển khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y dược nêu trên, cần có những giải pháp chiến lược như sau:. *) Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn giỏi ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ hiện đại hoá ngành y dược. Tăng cường năng lực đào tạo trong nước, ở rộng hợp tác quốc tế, đào tạo cán bộ ở các nước có nền y học tiên tiến, kỹ thuật cao nhằm cập nhật kiến thức và trình độ kỹ thuật của thế giới. *) Sắp xếp mạng lưới hệ thống bệnh viện, viện nghiên cứu, trường đào tạo, cơ sở sản xuất thuốc và trang thiết bị y tế một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả để phát huy được mọi tiềm năng sẵn có về sức người, sức của trong phát triển khoa học kỹ thuật y tế. *) Tăng cường đầu tư trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch phát triển khoa học công nghệ và đảm bảo nguyên tắc hiện đại hoá trên cơ sở chuẩn hoá thường quy và đồng bộ, lựa chọn ưu tiên phù hợp. Đầu tư trang thiết bị song song với đầu tư cơ sở hạ tầng và đào tạo cán bộ, ưu tiên chẩn đoán hình ảnh, sinh hoá, huyết học, vi sinh, giải phẫu bệnh, nội soi, các kỹ thuật hồi sức cấp cứu. *) Xây dựng một hệ thống chính sách nhằm thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ y tế. *) Các chuyên khoa sâu phải xác định được cụ thể hoá kế hoạch phát triển khoa học công nghệ để đầu tư có hiệu quả thiết thực. *) Tăng cường vai trò tư vấn về khoa học công nghệ của hội đồng khoa học kỹ thuật các cấp trong phát triển khoa học công nghệ. *) Tăng cường vai trò quản lý khoa học công nghệ các cấp theo các chương trình nghiên cứu và triển khai các cấp: quốc gia, bộ, cơ sở. *) Mở rộng hợp tác quốc tế trên cơ sở trao đổi và hợp tác nhằm tiếp thu và cập nhật được trình độ khoa học công nghệ thế giới về y tế và y học, chủ động đầu tư gửi cán bộ đi học nước ngoài theo hướng phát triển khoa học công nghệ. *) Chăm lo tốt đời sống cán bộ khoa học. Nhóm giải pháp đầu tư nghiên cứu, xây dựng, ban hành cơ chế quản lý và các chính sách y tế. Cơ chế quản lý cũng như các chính sách y tế là một điều kiện quan trọng thúc đẩy ngành y tế phát triển. Cải tiến chính sách y tế, thay đổi cơ chế quản lý nhằm phát huy cao độ trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi cộng đồng, mỗi cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Phải gắn thu nhập của nhân viên y tế với thành quả lao động của chính họ. Đây là động lực quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất để ngành y tế vươn lên đáp ứng nhu cầu về dịch vụ y tế của nhân dân theo đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Chính phủ. Những vấn đề chính sách cần được nghiên cứu, xây dựng, ban hành trong thời gian tới là:. +) Chính sách về viện phí: hiện nay Chính phủ Việt Nam đang chủ trương chuyển chế độ thu một phần viện phí thành chế độ thu viện phí, trên cơ sở tính đủ, tính đúng. Hoàn thiện và phát triển bảo hiểm y tế, đồng thời có chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. +) Ban hành chế độ gắn thu nhập của nhân viên y tế với kết quả làm việc của họ, nâng cao y đức của người thầy thuốc. +) Cải tiến chế độ quản lý bệnh viện để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực hiện có. +) Phát triển y tế tư nhân: Chính phủ Việt Nam chủ trương xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.