Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình

MỤC LỤC

Vai trò của Khu công nghiệp (đặc biệt là các Khu công nghiệp sử dụng nguồn vốn FDI) đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Thái Bình

KCN được đầu tư xây dựng và quản lý một cách tập trung với cơ sở hạ tầng hiện đại và đầy đủ hơn các vùng khác đi kèm với các chính sách hỗ trợ riêng như chính sách về thuế, chính sách đào tạo lao động, chính sách đất đai…Nhờ quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng và Nhà nước, Thái Bình đã chủ động xây dựng các KCN thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, KCN đã góp phần hết sức to lớn trong việc huy động nguồn vốn FDI vào tỉnh. Các KCN được đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hợp tác kinh doanh, ngoài nguồn vốn mà các đối tác nước ngoài mang vào thì họ còn mang theo cả hệ thống công nghệ và trình độ sản xuất hiện đại, tiên tiến đi cùng một hệ thống quản lý khoa học, do vậy các KCN có vai trò rất lớn trong việc đẩy nhanh việc áp dụng tiến bộ công nghệ vào địa phương nơi mà xây dựng các khu công nghiệp đó.

Bảng 1.2: Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong các KCN ở tỉnh Thái  Bình
Bảng 1.2: Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong các KCN ở tỉnh Thái Bình

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT FDI VÀO CÁC KHU CễNG NGHIỆP NểI CHUNG

Khung pháp lý

Các nhà đầu tư nước ngoài vào các Khu công nghiệp tại Thái Bình đều là các nước có trình độ cao về công nghệ, sản xuất và kinh nghiệm quản lý như Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc do đó ta có nhiều khả năng học hỏi và tiếp thu công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh trong tỉnh. Tham gia quản lý Nhà nước đối với KCN bao gồm Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ công nghiệp và Thương mại và chịu trách nhiệm trực tiếp trong khâu quản lý là Ban quản lý các KCN tỉnh, thành phố nơi có KCN.

Dịch vụ trong các Khu công nghiệp

Trong thời đại bùng nổ của thông tin như hiện nay thì việc sở hữu và quản lý được nguồn thông tin chính là bí quyết thành công của doanh nghiệp bởi nó giúp Doanh nghiệp củng cố vị thế, quảng bá hình ảnh và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, điều này còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trên lãnh thổ nước khác. Hệ thống thông tin hiện đại nhất hiện nay là thông qua internet, có thể nói đây là một dịch vụ không thể thiếu, do vậy tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng để lắp đặt hệ thống internet rộng khắp cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp chính là một ưu đãi lớn của Ban quản lý đối với các doanh nghiệp.

THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2002-2008

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THU HÚT FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2002 -2008

    Hiện nay trong công tác quản lý đầu tư vẫn chưa hoàn thiện, vẫn còn tình trạng các quy định trong quản lý đầu tư thay đổi nhiều có khi chỉ trong vũng một năm, cỏc quy định hướng dẫn trong văn bản luật, dưới luật chưa rừ ràng gây nên những quan niệm khác nhau làm mất thời gian của các nhà đầu tư trong các thủ tục giải quyết đất, ưu đãi đầu tư. Lao động của Thái Bình được sử dụng các KCN phần lớn xuất thân từ các vùng nông nghiệp chuyển đổi sang nên phần lớn chưa qua đào tạo nghề do đó chỉ phù hợp với những ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến, còn đối với các ngành công nghiệp nặng và sản xuất đồ điện tử thì số lao động đó không thể đáp ứng được. Khi một số dự án được phê duyệt, nguồn vốn cho dự án đã sẵn sàng mà công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa thực hiện xong thì dự án không thể triển khai được, do đó tiến độ của dự án chậm lại, làm tăng chi phí cho dự án, lỡ cơ hội của chủ đầu tư và từ đó có thể làm mất đi niềm tin của chủ đầu tư vào chủ trương và chính sách ưu đãi của tỉnh….

    Bảng 2.10: Cơ cấu vốn đầu tư của Thái Bình phân theo nguồn vốn  giai đoạn (2003-2008)
    Bảng 2.10: Cơ cấu vốn đầu tư của Thái Bình phân theo nguồn vốn giai đoạn (2003-2008)

    NGHIỆP Ở TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2009 - 2015

    CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở THÁI BÌNH TRONG THU HÚT FDI THỜI GIAN TỚI

      Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, các chuyên gia kinh tế có ý kiến dự đoán rằng nhiều nền kinh tế sẽ giảm sút hoặc có thể tăng trưởng âm, tuy nhiên họ lại có cái nhìn khả quan về nền kinh tế Việt Nam. Lý do tăng trưởng là bởi Việt Nam giữ được tốc độ tăng trưởng nông nghiệp rất khả quan, dự báo từ 3,5 – 4% trong năm nay, đóng góp khoảng 0,8% GDP, tăng trưởng khu vực dịch vụ khoảng 4 – 5% đóng góp khoảng 1,6% GDP, còn lại là tăng trưởng công nghiệp và xây dựng do vẫn duy trì được mức giải ngân các nguồn vốn đầu tư và tác động từ hiệu quả gói kích cầu 6 tỷ USD của chính phủ Việt Nam. Từ những thông tin trên cho thấy nền kinh tế Việt Nam vẫn có lý do để khả quan do vậy cơ hội thứ nhất được đánh giá ở đây là: trong điều kiện kinh tế thế giới khủng hoảng thì Việt Nam vẫn là điểm đến đáng tin cậy của các nhà đầu tư.

      PHƯƠNG HƯỚNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2009 – 2015

      + Khuyến khích mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu, công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, các dự án phát triển hạ tầng và các lĩnh vực tỉnh có nhiều lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. + Tiếp tục thu hút FDI vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò động lực của các địa bàn đó, tập trung thu hút FDI vào các KCN đã hình thành theo quy hoạch được phê duyệt, tập trung chủ yếu vào hai KCN mới là Gia Lễ và Cầu Nghìn, do hai KCN Phúc Khánh và Nguyễn Đức Cảnh nằm trong trung tâm thành phố nên cũng chịu nhiều bất tiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất hoặc thêm các Dự án mới. Các dự án FDI được phân bổ cho các Khu công nghiệp trong tỉnh, không chỉ tập trung vào các khu công nghiệp lâu đời như KCN Nguyễn Đức Cảnh, Phúc Khánh, Gia Lễ, Cầu Nghìn mà còn đầu tư vào khu công nghiệp ở Huyện (KCN Diêm Điền, KCN Tiền Hải, Đồng Tu.), để giúp các KCN này phát triển cơ sở hạ tầng và mở rộng về quy mô.

      MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở THÁI BÌNH GIAI

        Do những tác động quan trọng cũng như vai trò chiến lược của các KCN trong sự phát triển kinh tế, cần một tầm nhìn, một kế hoạch dài hạn cho sự xây dựng các KCN và đưa ra những chính sách thích hợp cho các loại hình công nghiệp cần khuyến khích đầu tư vào khu này để tạo ra sự liên kết giữa các khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu, phát huy lực đẩy cho sự phát triển của tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đối với các khu công nghiệp mới thành lập hoặc mới được quy hoạch lại thì cần lựa chọn công ty phát triển hạ tầng hợp lý về năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật và nhân lực đảm bảo xây dựng được một hạ tầng khu công nghiệp đúng quy hoạch, đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư, đặc biệt đầu tư nước ngoài với các dự án quy mô lớn và tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư đang có ý định thăm dò khu vực. Ban quản lý các KCN cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong tỉnh nhất là sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dừi chặt chẽ quỏ trỡnh và chất lượng xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, đồng thời sớm có tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng đối với các công trình cơ sơ hạ tầng KCN, tránh để thất thoát hoặc chậm tiến độ xây dựng ảnh hưởng đến hình ảnh của toàn khu công nghiệp trong mắt các nhà đầu tư.

        KIẾN NGHỊ

          Đối với một số trường hợp nên miễn tiền thuê đất như các dự án đầu tư nước ngoài tại Thái Bình sử dụng từ 50 lao động trở lên nên được miễn tiền thuê đất để tạo ra động lực khuyến khích họ đầu tư và sản xuất, cụ thể được miễn thuê đất trong 7 - 8 năm đầu tiên và giảm 50% trong 15 tiếp theo để tái đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ cho doanh nghiệp. Nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngòai đang đầu tư tại Thái Bình nếu vận động thêm nhà đầu tư mới về đầu tư tại Thái Bình mà dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao ngoài thời gian ưu đãi trên thì cũng sẽ được hưởng giá thuê đất ưu đãi, giảm khoảng 30-40% tiền thuê trong thời gian còn lại, nhờ có chính sách này có thể lôi kéo thêm được các nhà đầu tư mới vào đầu tư tại Thái Bình và các khu công nghiệp. Chính sách về lao động và tiền lương: các chính sách này nhằm thu hút nhiều lao động vào làm việc ở các doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp, cần hỗ trợ lao động trong thời gian đầu lam việc tại các Doanh nghiệp FDI trong KCN về chỗ ăn ở và sinh hoạt, đặc biệt các cấp quản lý nên quy định mức tiền lương tối thiểu và mức trợ cấp cho người lao động để tạo động lực cho họ khi tham gia lao động ở đây.