Phân tích khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững của Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu

MỤC LỤC

Năng suất các nhân tố tông hợp (TFP)

“Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) là chỉ tiêu phản ánh tác động của yếu tố khoa học công nghệ, vốn nhân lực, khía cạnh thể chế, cơ chế tác động đến khả năng tiếp nhận, nghiên cứu và vận hành khoa học công nghệ và vốn nhân lực vào hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế”2.Đóng góp của vốn nhân lực chính là đóng góp của những lao động có chất lượng, có trình độ, kỹ năng, kỷ luật. Marx xem như là “chiếc đũa thần tăng thêm sự giàu có của cải xã hội”, cón Solow thì cho rằng “tất cả các tăng trưởng bình quân đầu người trong dài hạn đều thu được nhờ tiến bộ kỹ thuật”, Kuznets hay Samuelson đều khẳng định: công nghệ kỹ thuật là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình tăng trưởng kinh tế bền vững”3.

Các yếu tố bán ngoại sinh

Thể chế, chính sách quản lý của nhà nước

Nếu có vốn, lao động, có công nghệ mà không có một chính sách quản lý, một thể chế minh bạch sử dụng các nguồn lực đó một cách hiệu quả thì cũng không thể tạo ra tăng trưởng kinh tế. Một khi nền kinh tế có tăng trưởng kinh tế sẽ có điều kiện tăng thu ngân sách qua tăng thu thuế, phí và từ đó nhà nước có thêm nguồn tài chính để thực hiện các khoản chi, xây dựng một thể chế lành mạnh hơn, thông thoáng hơn, minh bạch hơn và gián tiếp tạo nên tăng trưởng kinh tế.

Toàn cầu hóa

Vai trò của việc duy trì một tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Vai trò của tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao

Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế còn tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội. Chẳng hạn, tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế “quá nóng”, gây ra lạm phát, hoặc tăng truởng cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng đồng thời cũng sẽ làm cho sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội tăng lên.

Duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững đối với Việt Nam trong bối cảnh suy thoái toàn cầu

Đối với các nước chậm phát triển, tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đang phát triển. Điều quan trọng vào lúc này đối với Việt Nam chính là phải cải tổ, tái cơ cấu và minh bạch hóa hệ thống chính sách, tức là phải đổi mới từ những yếu kém bên trong nền kinh tế, có như vậy Việt Nam mới có thể đạt đuợc tăng trưởng nhanh và dài hạn trong tương lai.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững

  • Sử dụng nguồn lực trong tăng trưởng: vốn và lao động
    • Tính hiệu quả và hiệu suất của tăng trưởng

      Sở dĩ tôi muốn nhấn mạnh “chuẩn quốc tế” ở đây, vì trong bối cảnh hội nhâp quốc tế hiện nay, một lực lượng lao động không đạt chuẩn quốc tế, không được quốc tế thừa nhận sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài do không đủ khả năng sử dụng các công nghệ từ nước ngoài và một lẽ dĩ nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Ví dụ một quốc gia cần đến 5 Kwh điện để tạo ra một đồng GDP, trong khi đây quốc gia khác chỉ mất có 2 Kwh điện để tạo ra một đồng GDP, như vậy rừ ràng, quốc gia sử dụng nhiều điện năng hơn sủ dụng điện năng với một hiệu quả không cao, gây lãng phí tài nguyên và đến một lúc nào đó tăng trưởng sẽ không còn được duy trì nữa.

      Khái quát tình hình cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 4 1. Diễn biến cuộc khủng hoảng

      Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng

      Hai tập đoàn này giúp đổ vốn vào thị trường bất động sản bằng cách mua lại các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại, biến chúng thành các lọa chứng từ được bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp, rồi bán lại cho các nhà đầu tư ở phố Wall, đặc biệt là các ngân hàng đầu tư khổng lồ như Bear Stearns và Merrill Lynch. Thứ ba, vì có sự biến đổi các khoản cho vay thành các công cụ đầu tư, cho nên thị trường tín dụng không chỉ còn là sân chơi cho các ngân hàng thương mại hoặc các công ty chuyên cho vay thế chấp bất động sản nữa mà trở thành sân chơi mới cho các nhà đầu tư.

      Hệ lụy của cuộc khủng hoảng đối với một số nền kinh tế lớn và các nước đang phát triển

      Đức, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cũng chính thức rơi vao suy thoái sau 12 năm, kinh tế Anh cũng lâm vào suy thoái, theo dự báo 2009 kinh tế Anh sẽ chịu sự sụt giảm mạnh nhất kể từ gần hai thập kỷ qua, số người thất nghiệp có thể lên tới 3 triệu người vào năm 2010. Không chỉ có Trung Quốc, các nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á do đều định hướng xuất khẩu và phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế, đầu tư nước ngoài nên cũng rơi vào suy thoái, Singapore là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á rơi vào suy thoái trong năm 2008, ba lĩnh vực trụ cột của kinh tế nước này là xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo, dịch vụ tài chính – ngân hàng và du lịch đều bị ảnh hưởng nặng nề của.

      ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG DUY TRÌ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CAO VÀ BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI

      Cùng với Singapore, Hàn quốc cũng không khá hơn là mấy, đồng Won mất giá hơn 40% và ở mức thấp nhất kể từ năm 2997. Chính phủ Hàn Quốc đã phải thực hiện một số biện pháp khẩn cấp như cắt giảm lãi suất và bơm tiền vào hệ thống tài chính.

      CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU

      Phân tích và đánh giá tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra (giai đoạn 2000 - 2007)

        Các dự án FDI hầu hết là đầu tư mới đã thu hút lượng lao động lớn, cùng với năng suất lao động của khu vực này cao hơn các khu vực khác nên giá trị sản xuất công nghiệp của nó tăng trưởng nhanh hơn công nghiệp chung của cả nước, góp phần tăng nhanh tỷ trọng của khu vực FDI (từ 23,9% năm 1991 lên 40% năm 2004 và trên 40% trong những năm gần đây). Đây có thể là một điều đáng lo, bởi vì một nền kinh tế nếu tăng trưởng dựa quá nhiều vào vốn thi rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng tăng trưởng “nóng” và đến một lúc nào đó, tăng trưởng của quốc gia đó sẽ không thể duy trì được nữa.

        Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đến tính bền vững của tăng trưởng Việt Nam (giai đoạn 2008 và đầu 2009)

        • Tác động của khủng hoảng đến đầu tư 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài

          Ngoài ra, tính mức trung bình chung cho cả khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), mức suy giảm lên tới 30-50% so với trước đây. Như vậy, con số trên không phải là tỷ lệ lớn. Thống kê của Hiệp hội DNNVV về tác động khủng hoảng kinh tế đối với các DN NVV cho thấy, trong tổng số DN, các DN khó khăn trung bình khoảng 70%, rất khó khăn chiếm khoảng 20%. Nếu không được tiếp cận vốn và tình hình xấu đi, sẽ tiếp tục có khoảng 20%. tổng số DN bị phá sản hoặc đứng trước nguy cơ phá sản. Tác động của khủng hoảng đến đầu tư 3.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như chúng ta đã biết, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong các nguôn vốn quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây của Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn vốn này dành cho Việt Nam đang có xu hướng giảm đi trong những tháng cuối năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 khi mà kinh tế toàn cầu đang suy thoái. Sự sụt giảm này của dòng vốn đầu tư xuất phát từ nguyên nhân, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang tác động tiêu cực đến một số các quốc gia thường xuyên đầu tư vào. Như vậy trong ngắn và trung hạn, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ giảm và nếu trong dài hạn, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu không được ngăn chặn thì FDI vào Việt Nam sẽ còn tiếp tục giảm mạnh hơn nữa. Việt Nam cần chuẩn bị cho sự suy giảm dòng vốn FDI trong các năm tới. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm suy giảm mạnh vào năm 2008. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam mặc dù chưa gia nhập vào hệ thống thị trường chứng khoán trên thế giới và số vốn của các nhà đầu tư nước ngoài cũng chỉ chiếm 20% tổng vốn, nên ảnh hưởng vẫn chưa trầm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này còn tiếp tục diễn ra sẽ ảnh hưởng xấu đến thị trường chứng khoán Việt Nam và gây tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư trong nước. Cùng với thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu trong nước cũng gặp nhiều khó khăn do các nhà đầu tư không muốn nắm trong tay các khoản đầu tư rủi ro. Sự sụt giảm này, chắc chắn sẽ kéo theo sự sụt giảm của nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới. Tác động của khủng hoảng đến hệ thống tài chính – ngân hàng. Mặc dù chưa không ảnh hưởng một cách trực tiếp đến hệ thống ngân hàng tuy nhiên khủng hoảng tài chính cũng đã có một số tác động gián tiếp đến hệ thống này. Đầu tiên là sự biến động của tỷ giá USD và VNĐ do tâm lý của người dân, hơn thế nữa là các chính sách tiền tệ của FED làm giảm giá đồng USD và kéo theo sự lên giá của VNĐ; điều này sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam. Bên cạnh đó là tình hình tín dụng trong nước đóng băng, khi các ngân hàng không dám cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình vay, đặc biệt vay để mua bất động sản do sợ các khoản nợ xấu có thể có từ các doanh nghiệp và hộ gia đình này. Trước tình hình đó, buộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải ổn định tỷ giá, hạ lãi suất cơ bản nhằm tăng khả năng tín dụng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp xuất. khẩu, kiểm soát các khoản nợ xấu của các ngân hàng. Bên cạnh đó, tình hình lạm phát trong nước tăng cao buộc ngân hàng Nhà nước phải áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, điều này kéo theo sự sụt giảm của giá bất động sản và tăng các khoản nợ xấu của các ngân hàng. Các ngân hàng có vốn điều lệ dưới mức 1000 tỷ VNĐ có thể phải sát nhập với các ngân hàng lớn. Tác động của khủng hoảng đến xã hội. Với Việt Nam, GDP giảm khoảng 2% trong năm 2008 tương ứng sẽ có khoảng 0,65% lao động mất việc làm), cùng với thu nhập của người dân giảm sút là những tác động về mặt xã hội mà cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra cho Việt Nam. Tình hình đặc biệt khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng chế biến như đệt may, giày dép, hàng điện tử…, các doanh nghiệp chế biến hàng nông sản như cà phê, chè cao su… Các doanh nghiệp ở các nghành nghề sử dụng nhiều lao động càng khốn đốn hơn khi phải thu hẹp sản xuất, dẫn đến phải cắt giảm nhân công, và một lẽ tất nhiên tỷ lệ thất nghiệp sẽ từ đó mà gia tăng.

          Gần 30.000 lao động đã mất việc làm

          • Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững ở Việt Nam

            Điều này cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, nếu chúng ta sử dụng vốn hiệu quả như Trung Quốc hiện tại thì GDP Việt Nam theo giá so sánh sẽ là 846 nghìn tỷ đồng thay vì 490 nghìn tỷ đồng như hiện tại (gấp 1,77 lần) và mức tăng trưởng thời kỳ sẽ lên đến 15,52% chứ không phải 7,55%. Ngoài ra, Việt Nam vẫn có những mặt hàng khác tiếp tục xuất khẩu được như dầu lửa, than đá, nông lâm, thủy sản, dệt may, da giày…Đối với thành phần kinh tế, cơ chế đầu tư thể hiện sự bất hợp lý ở chỗ: nhà nước quá chú trọng đầu tư cho khu vực nhà nước, trong khi 2 khu vực còn lại hoàn toàn có thể đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng thì chưa được đầu tư.

            Từ sự bất hợp lý về chính sách thuế: Môi trường đầu tư đang báo động

            Phần lớn tiến bộ công nghệ vủa Việt Nam trong những năm qua có được là nhờ chuyển giao công nghệ khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Nói đến các đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, ta có thể thấy đầu tư nước ngoài đang ngày càng đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của nước ta trong những năm gần đây.

            Chớnh sỏch ưu đói đầu tư ở Việt Nam khụng rừ ràng

            • Đánh giá những kết quả ban đầu của một số chính sách đối phó của chính phủ Việt Nam đối với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

              Trong đó có các nhóm giải pháp cụ thể như sau: Thứ nhất, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ; thứ hai, kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công; thứ ba, tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa; thứ tư, đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu; thứ năm, triệt để thực hành tiết kiềm trong sản xuất và tiêu dùng; thứ sáu, tăng cường công tác quản lý thị trường chông đầu cơ buôn lậu và gian lân thương mại kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá; thứ bẩy, tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội; và cuối cùng, đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền. Do tác động trực tiếp của một số chính sách hạn chế nhập khẩu như tăng thuế nhập khẩu ô tô, linh kiện ô tô..; kiểm soát chặt nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu nên nhập khẩu đang có xu hướng giảm dần, đặc biệt là nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu (quý I/2008 nhập siêu bằng 62,7% kim ngạch xuất khẩu, quý II bằng 39,2%, riêng tháng 6 bằng 23,6% kim ngạch xuất khẩu).

              Kết quả thực hiện 8 nhóm giải pháp: Những chuyển biến bước đầu

              Ngoài ra, nhờ có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ trong chi tiêu công nên trong giai đoạn này, nhà nước đã tiết kiệm chi thường xuyên khoảng gần 3 nghìn tỷ đồng Các ngành, các cấp, các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về tiết kiệm 10% chi thường xuyên trong năm 2008 (trừ các khoản liên quan đến người lao động). Qua việc thực hiện các giải pháp trên, các hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì tốt, giá các mặt hàng trọng yếu trên thị trường về cơ bản được bình ổn, đặc biệt là kịp thời hạ nhiệt giá gạo và xi măng; cơ bản bảo đảm cung - cầu các mặt hàng trên thị trường; góp phần đưa GDP đạt mức tăng trưởng khá trong 6 tháng đầu năm (6,5%) trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn.Cấp hơn 7.300 tỷ đồng thực hiện chính sách an sinh xã hội: Trong thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương, tích cực, kịp thời giải quyết tình trạng thiếu đói, hỗ trợ sản xuất, sinh hoạt và đời sống cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, khó khăn; giữ ổn định mức thu học phí, viện phí; tiếp tục cho sinh viên, học sinh đại học, cao đẳng, học nghề có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập; tăng mức hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người nghèo;.

              Nguy cơ giảm phỏt lộ rừ hơn

              • Chính sách kích cầu của chính phủ 1. Mục tiêu của chính sách

                Trước tình hình đó, Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung triển khai ngay các biện pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, đảm bảo an sinh xã hội và phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế năm 2009 ở khoảng 6,5%. Đối với chính sách kích cầu tiêu dùng: thứ nhất, tiếp tục điều hành giá theo cơ chế thị trường đối với các mặt hàng điện, than, nước sạch, cước vận chuyển xe buýt… Trong tháng 1/2009, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ về lộ trình thực hiện cụ thể; thứ hai, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan trình Thủ tướng đề án phát triển hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu, trong đó tập trung các mặt hàng lương thực, xăng dầu, phân bón, sắt thép, xi măng và thuốc chữa bệnh; chống gian lận, đầu cơ, gây mất ổn định thị trường; thứ ba, các bộ ngành liên quan tăng cường các biện pháp quản lý thị trường, giá cả, chất lượng hàng hóa…;.

                Kích cầu” và bài toán chống thất nghiệp

                GIẢI PHÁP DUY TRÌ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CAO VÀ BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH

                TẾ TOÀN CẦU

                Dự báo tình hình kinh tế thế giới và định hướng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới

                  Việc cần làm nhất vào lúc này đối với chính phủ mỗi nước cũng như các nhà hoạch định kinh tế là đưa ra các định hướng, giải pháp hợp lý để giúp nền kinh tế vượt qua những khó khăn do khủng hoảng gây ra và chuẩn bị cho sự phục hồi kinh tế thế giới có thể diễn ra vào năm 2010. Đối với vốn đầu tư, cũng cần có những chính sách nhằm thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài; bên cạnh đó cũng không nên phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn này, cần có những chính sách nhằm tăng khả năng tiết kiệm trong nước và từng bước nâng cao vai trò của nguồn vốn trong nước.

                  Một số giải pháp duy trì tốc đô tăng trưởng cao và bền vững trong bối cảnh khủng hoảng

                  • Một số kiến nghị giải pháp duy trì tốc độ tăng trưởng trong bối cảnh khủng hoảng

                    Việc cần làm với Việt Nam vào lúc này là cần có những chính sách đào tạo, nâng cao trình độ của người lao động, trang bị cho họ những thiết bị khoa học công nghệ tiên tiến, hướng hoạt động của nền kinh tế vào các nghành tạo ra giá trị gia tăng cao, chi phí thấp, có dung lượng công nghệ cao… có như vậy chúng ta mới có thể tận dụng một cách hiệu quả những lợi thế về vốn, lao động và tài nguyên và góp phần tạo ra tăng trưởng nhanh và dài hạn. Nhà nước cần xây dựng một chiến lược đầu tư cho lĩnh vực này, chú trọng đầu tư cho những công nghệ cao giúp ích cho quá trình sản xuất, các công nghệ điện tử, các công nghệ có giá trị cao về mặt kinh tế, các công nghệ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của những sản phẩm được sản xuất ra; cùng với đó cũng cần đầu tư một lượng nhất định cho công tác nghiên cứu các công nghệ mới như công nghệ vật liệu mới, để có thể “đón đầu” các nước khác.