MỤC LỤC
Về phía người sử dụng lao động, đó là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước, họ cần phải có thông tin đầy đủ và kịp thời về thị trường đầu vào và thị trường đầu ra để không chỉ tạo ra chỗ làm việc mà còn phải duy trì và tăng cường chỗ làm việc cho người lao động. Về phía nhà nước, nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý thông qua việc ban hành các luật lệ, chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động, tạo môi trường pháp lý để kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất.
Nhóm công cụ này rất đa dạng, từ chính sách vĩ mô đến vi mô, có thể theo ngành, lĩnh vực, vùng…Các chính sách, cơ chế kinh tế - xã hội sẽ tác động đến cầu lao động của thị trường lao động, cầu lao động của các doanh nghiệp, từ đó sẽ làm thay đổi cách ứng xử của người sử dụng lao động đối với người lao động, không chỉ làm thay đổi số lượng lao động thông qua cầu lao động mà còn làm thay đổi chất lượng lao động để đáp ứng các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Một ví dụ cụ thể về việc thay đổi chính sách kinh tế ở nước ta đó là việc chuyển từ nền kinh tế KHH tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, thay vì trước đây chỉ chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế tập thể thì hiện nay phát triển đa dạng hóa nhiều thành phần kinh tế, trong đó có thêm thành phần kinh tế tư nhân, thành phần kinh tế cá thể, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Do hạn chế về văn hóa và nhận thức, nếu như lực lượng này không được tạo việc làm, không có thu nhập để trang trải cuộc sống, cộng với việc có nhiều thời gian rảnh rỗi thì họ dễ bị lôi kéo, dụ dỗ vào các hoạt động phi pháp như trộm cắp, cướp giật, ma túy, cờ bạc…Vì vậy, tạo việc làm cho những lao động này cũng chính là biện pháp làm giảm tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo trật tự an ninh xã hội, môi trường sống xã hội sẽ trở nên tốt hơn. Như vậy, vấn đề tạo việc làm cho người lao động nói chung, cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp nói riêng là vô cùng cần thiết vì nó không chỉ làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, mà còn góp phần làm ổn định xã hội, giảm thất nghiệp và các tệ nạn xã hội, đồng thời cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo đúng hướng đó là tăng tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông nghiệp.
Việc xây dựng những chính sách liên quan tới thu hồi đất là một công việc phức tạp, có quan hệ đến nhiều vấn đề như kinh tế, tài chính, xã hội, do vậy nó cần được thực hiện với tính chuyên nghiệp cao và có sự tham gia đóng góp ý kiến của nhiều chuyên gia về địa chính, về pháp luật, về giá và về xã hội học. Để giải quyết tốt việc làm cho người lao động thuộc diện bị thu hồi đất nụng nghiệp Chớnh phủ cần quy định rừ việc xõy dựng cỏc phương ỏn giải quyết việc làm cho người lao động không còn đất sản xuất là một bộ phận cấu thành bắt buộc trong phương án bồi thường, đền bù thu hồi đất của các chủ đầu tư, đồng thời quy định rừ trỏch nhiệm của chủ đầu tư trong việc tuyển dụng lao động bị mất đất nông nghiệp, trong việc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho những lao động bị thu hồi đất. Các chính sách này trên thực tế hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập, dẫn tới nhiều tranh chấp và khiếu kiện liên quan tới việc đền bù và bồi thường thiệt hại cho người dân bị thu hồi đất bởi một số lý do như: mức giá đền bù đất chưa thỏa đáng, không sát với giá thị trường, thường tính ở khung giá thấp, đặc biệt là giá đền bù cho đất nông nghiệp, quan hệ giao dịch đất đai còn mang nặng tính hành chính, nặng về ép buộc, thậm chí cưỡng chế.
Hạn chế và dần khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”, “dự án treo”, đất đã được thu hồi nhưng không triển khai dự án theo đúng tiến độ, hoặc dự án đã được phê duyệt và cấp đất nhưng không được đầu tư và triển khai xây dựng, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không thu hút được lao động vào làm việc và người dân bị mất đất không có việc làm. Quận cần dành một phần đất trong hoặc sát với khu công nghiệp cấp cho đối tượng này để họ tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ công nhân lao động trong khu công nghiệp như xây nhà cho công nhân thuê, bán hàng tạp hóa, quán ăn và nhiều công việc dịch vụ khác như sửa chữa xe đạp, xe máy, giày dép, dụng cụ gia đình… Dù là nhà máy, khu công nghiệp hay khu kinh tế thì xung quanh đó cũng là một "xã hội thu hẹp", có đầy đủ nhu cầu mọi mặt cho cuộc sống, vấn đề là phải biết tổ chức sao cho hợp lý nhất, vừa tạo việc làm tại chỗ cho người bị thu hồi đất, vừa phục vụ mọi nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của công nhân. Đào tạo ngắn hạn: Hình thức đào tạo này phù hợp với đối tượng người học là những lao động thuộc diện thu hồi đất hơn bởi lẽ: Thời gian đào tạo ngắn (thường vài tháng đến dưới 1 năm); nội dụng đào tạo dễ hiểu, thiết thực cho người học nhằm trang bị một số kiến thức và kỹ năng cần thiết của nghề, học xong có thể ứng dụng nhanh chóng và có nghề để kiếm sống.
Do đó, trong thời gian tới cần tiếp tục chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống mà Quận Cầu Giấy có thế mạnh như: Giấy vàng mã, cốm Vòng, bánh tráng, tăm mành, làm hương… Bởi vậy, trước hết cần có kế hoạch tập trung khai thác, phát triển ngành nghề sẵn có, mặt khác cần đầu tư phát triển nghề mới để tận dụng lực lượng lao động của quận. Khuyến khích các tổ chức chính trị xã hội như : Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh nắm chắc các nhu cầu việc làm của hội viên, đoàn viên và con em nông dân; liên hệ với các cơ quan có nhu cầu tuyển dụng lao động, đưa họ vào làm việc trong các cơ sở sản xuất và kinh doanh dịch vụ. Đối với quận Cầu Giấy trong thời gian qua, cùng với quá trình đô thị hóa nhanh, Nhà nước tiến hành thu hồi ngày càng nhiều diện tích đất nông nghiệp để thực hiện các dự án xây dựng đô thị, hàng vạn nông dân hết tư liệu sản xuất phải chuyển đổi ngành nghề để đảm bảo cuộc sống và họ đang đứng trước nguy cơ bị thất nghiệp.
Sau một thời gian thực tập tại quận Cầu Giấy, trực tiếp đi điều tra, phỏng vấn về tình trạng việc làm của người lao động trong các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, được nghe và chứng kiến những nỗi trăn trở của người lao động khi mất việc làm, cuộc sống bị đảo lộn, lo lắng cho tương lai của mình khi chưa hình dung hết khó khăn phải vượt qua, sự cạnh tranh khốc liệt trong cơ chể thị trường để tồn tại và vươn lên đứng vững trong xã hội, người lao động rất cần một chỗ dựa, một niềm tin vững chắc. Được học tập lý luận tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tôi đã đầu tư thời gian nghiên cứu và viết chuyên đề này nhằm phân tích, đánh giá thực trạng việc làm của người lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn Quận Cầu Giấy trong thời gian qua, tìm ra những tồn tại trong việc tạo việc làm cho người lao động, từ đó đề ra các giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong quận, đặc biệt là lao động mất đất, trong thời gian tới.
PHIẾU ĐIỀU TRA