MỤC LỤC
Các sản phẩm khoa học công nghệ này của Viện IMI đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất tại khắp mọi miền đất nước, góp phần nâng cao năng lực của nhiều ngành công nghiệp, tiết kiệm mỗi năm hàng chục triệu USD do thay thế thiết bị nhập khẩu; mang lại thu nhập cho cán bộ khoa học và có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng cơ sở vật chất cho Viện IMI. - Ngoài 5 nhóm sản phẩm chính của Viện đã nêu trên còn có các sản phẩm mang tính quốc gia : Theo chủ trương của Chính phủ, trên cơ sở năng lực và kết quả nghiên cứu của mình, Viện IMI đã đề xuất với Bộ Khoa học và Công nghệ đề cương nghiên cứu phát triển Cơ điện tử trong y tế trên nền kỹ thuật Quang - Cơ điện tử bao gồm: máy X Quang thường quy kỹ thuật số, máy X Quang kiểu C-arm kỹ thuật số, máy C-T scanner.
Đặc biệt là các sản phẩm công nghệ cao của Viện là sự tích hợp công nghệ của nhiều ngành: ngành Cơ khí, điện tử và công nghệ thông tin… Kết quả của sự liên kết này là làm biến đổi hoàn toàn công nghệ chế tạo các sản phẩm cơ khí thuần tuý của Viện sang sản phẩm cơ điện tử có hàm lượng công nghệ cao. Để tạo ra lợi thế cạnh tranh thì hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới ngày càng có ý nghĩa quan trọng với Viện IMI, hoạt động này đảm bảo cho danh mục sản phẩm của Viện này càng phong phú, đa dạng và củng cố vững chắc vai trò của Viện IMI trong các lĩnh vực sản xuất máy công nghiệp, ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong sản xuất để từ đó cho ra các sản phẩm có chất lượng, đạt tiêu chuẩn trong và ngoài nước, đặc biệt là đối với các sản phẩm công nghệ cao.
Viện máy và Dụng cụ công nghiệp phát triển cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thị trường trong nước và thế giới, nên ngay từ khi chuyển đổi hình thức từ Viện nghiên cứu nhà nước thuần túy sang doanh nghiệp khoa học công nghệ, Viện đã áp dụng nền tàng là nghiên cứu cơ bản để là cơ sở phát triển nghiên cứu ứng dụng triển khai. Việc thành lập và phát triển các công ty thành viên mới một phần từ việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất để thương mại hóa các sản phẩm khoa học và phần còn lại từ việc chuỷen giao thương hiệu IMI để thành lập các công ty kinh doanh nhằm đa dạng hóa kinh doanh phát huy thế mạnh của IMI, từng bước thực hiện mục tiêu xây dựng IMI thành tập đoàn khoa học công nghệ trong lĩnh vực Cơ điện tử. Tiếp đó, Viện không ngừng thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, chế tạo, chuyển giao các sản phẩm cơ điện tử và kết quả đạt được đến năm 2006 đã nghiên cứu, thiết kế và đưa vào sản xuất công nghiệp hơn 100 sản phẩm cơ điện tử trong ngành công nghiệp, giúp cho Viện IMI trở thành doanh nghiệp đi đầu về khoa học – công nghệ ứng dụng vào trong sản xuất.
Viện máy và Dụng cụ công nghiệp có 5 loại sản phẩm chính: Nhóm sản phẩm cơ điện tử trong ngành đo lường công nghiệp, Nhóm sản phẩm cơ điện tử trong ngành máy công cụ CNC, Nhóm sản phẩm cơ điện tử trong ngành chế biến nông sản, Nhóm sản phẩm cơ điện tử trong ngành xử lý và bảo vệ môi trường.Tùy thuộc vào mỗi sản phẩm, nhóm sản phẩm mà có quy trình nghiên cứu và thử nghiệm khác nhau. Từ biểu đồ trên ta nhận thấy công tác nghiên cứu chế tạo sản phẩm của Viện chủ yếu được đầu tư vào trong lĩnh vực công nghiệp, còn lĩnh vực nông nghiệp thì chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều, chủ yếu tập trung vào các loại sản phẩm phục vụ cho ngành xây dựng, thủy lợi, giao thông vận tải, và các sản phẩm cơ điện tử trong lĩnh vực đo lường công nghiệp. Phòng thí nghiệm của Viện IMI theo đánh giá của Bộ Công thương phê duyệt theo quyết định số 2933/QĐ-BCT ngày 10/6/2009, giá trị còn lại tài sản phòng thí nghiệm của Viện IMI theo đánh giá lại là 21.004.559.777 đồng, bao gồm giá trị các thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tiền gửi kho bạc dùng cho phòng thí nghiệm.
Trong quá trình xây dựng văn hóa cho mình, Viện đã xây dựng được thương hiệu IMI thành nền tảng vững chắc, đảm bảo chất lượng cho mỗi sản phẩm dịch vụ của Viện, đồng thời luôn thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết, thỏa thuận hợp đồng, luôn tôn trọng các đối tác và không ngừng thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng thông qua việc phát triển sản phẩm mới.
Ngoài hoạt động thử nghiệm sản phẩm trong phòng thí nghiệm để xác định được sản phẩm mới có đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về kiểm định chất lượng, tiêu chuẩn về môi trường…Hoạt động thử nghiệm sản phẩm mới trên thị trường cũng đòi hỏi Viện phải bỏ ra nhiều công sức và chi phí cho hoạt động này. Xây dưng được một chiến lược sản xuất tốt nghĩa là Viện máy và Dụng cụ công nghiệp làm tốt quy trình sản xuất sản phẩm, đảm bảo dung tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn về kỹ thuật, đánh giá được độ tin cậy của sản phẩm, dự tính được số lượng sản phẩm và chi phí dự kiến tương đối bỏ ra cho toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm. Với quan điểm KH&CN có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn và sự thành công của sản phẩm KH&CN phụ thuộc vào việc xác định nội dung và phương pháp thực hiện nhiệm vụ KH&CN đặt ra từ những vấn đề thực tiễn này, Viện IMI đã đặt trọng tâm cho việc nghiên cứu thị trường là phải đề xuất được.
+ Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong tương lai: Đây là một nội dung rất quan trọng nhằm bảo đảm sức cạnh tranh của sản phẩm trong tương lai, bao gồm: Liên tục cung cấp những tiến bộ kỹ thuật mới nhất cho sản xuất để tạo khả năng cải tiến, nâng cấp, cạnh tranh liên tục, tạo điều kiện trao đổi cán bộ KH&CN giữa các đơn vị tiếp nhận công nghệ với Viện, với môi trường KH&CN, kỹ thuật cao của nước ngoài; tạo. Kết hợp có hiệu quả việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ qưốc tế với tri thức của cán bộ khoa học, Viện IMI đã tạo ra các sản phẩm công nghệ cao mang thương hiệu Việt Nam, có khả năng cạnh tranh, thay thế hàng nhập ngoại và từng bước xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao mang thương hiệu IMI ra thị trường thế giới.
Không có phương pháp nghiên cứu dự báo thị trường cụ thể, Viện nhận được những thông tin thị trường sai lệch về sản phẩm, hoặc các thông tin chưa đầy đủ thiếu tính khoa học…kết quả là một số thị trường bị giảm hoặc bị triệt tiêu hoàn toàn, đồng thời với sự giảm chu kỳ sống của một sản phẩm và sản phẩm mới đưa ra thiếu theo sát sự biến đổi của nhu cầu của thị trường. Phải tìm ra vốn cho khoa học-công nghệ từ nhiều nguồn: cấp phát vốn ngân sách cho các chương trình đề tài, dự án trọng điểm cấp nhà nước, vốn ngân sách cho hoạt động khoa học- công nghệ, quỹ phát triển khoa học công nghệ, tín dụng khoa học công nghệ, vốn tự có dành cho khoa học- công nghệ và đổi mới công nghệ…Hiện nay ở nước ta, nguồn vốn hiện có cho hoạt động khoa học - công nghệ vừa bị hạn chế về nguồn, lại nhỏ bé về khối lượng. Thêm vào đó các công nghệ tự động hóa được ứng dụng như hiện nay sẽ giảm bớt số lượng nhân công cho dây chuyền sản xuất, quá trình sản xuất sẽ diễn ra liên tục và đều đặn hơn, quy trình diễn ra chính xác và đồng bộ, điều này đồng nghĩa với chi phí nhân công giảm, sản xuất nhiều sản phẩm, giá thành sản phẩm giảm xuống và sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn.
Công nghệ và đổi mới công nghệ là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng tới nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi nhờ công nghệ và đổi mới công nghệ mà sản phẩm mới có ưu thế về tính năng , công dụng, giá cả, do đó mở rộng thị trường tiêu thụ, chất lượng được nâng cao, chi phí sản xuất được tiết kiệm, xây dựng được thương hiệu của sản phảm và donah nghiệp. - Nhằm khắc phục những khó khăn mà Viện IMI gặp phải trong việc triển khai mô hình Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, để Viện IMI có thể phát triển nhanh hơn nữa và tiếp tục phát huy được thế mạnh đặc thù về năng lực đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, Viện IMI cần được hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi khi triển khai thí điểm cổ phần hóa theo chỉ đạo của thủ Tướng Chính phủ tại công văn số 5504/VPCP-ĐMDN ngày 02/8/2008 của Văn phòng Chính Phủ về việc thí điểm cổ phần hóa Viện IMI.