MỤC LỤC
Chi Glycine theo Hermann (1962) bao gồm ba chi phụ là: Leptocyamus bao gồm những loài có nguồn gốc từ châu Phi và Đông Nam Á, Glycine, Soja bao gồm đậu tương trồng và đậu tương hoang dại. Ngày nay do có sự lai tạo giữa các loài với nhau mà trên thế giới có rất nhiều giống đậu nành với nhiều đặc điểm khác nhau, thích nghi với những vùng, khí hậu rất khác nhau.
Cường độ ánh sáng mạnh sẽ làm cho cây sinh trưởng khỏe, cho năng suất cao, trong điều kiện ngày có độ dài thích hợp chỉ cần 30% cường độ của bức xạ mặt trời là được. Nhu cầu về nước sẽ tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cây và nhu cầu đó cũng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết, kỹ thuật canh tác,… Ở giai đoạn ra hoa và bắt đầu làm quả, nếu bị thiếu nước hoa có thể bị rụng nhiều làm giảm năng suất thu hoạch.
Sự độc hại do mangan là một trong những yếu tố kìm hãm sinh trưởng ở đậu nành.
Cũng như hạt của nhiều loại họ đậu khác, hạt đậu nành không có nội nhũ mà chỉ có một lớp vỏ bao quanh phôi lớn. Vỏ hạt nhẵn có màu vàng, xanh, nâu, đen, có thể một màu, hai màu hay nhiều màu nhưng thường có màu vàng.
Trong hạt đậu nành khô chứa khoảng 5% khoáng, trong số những nguyên tố khoáng đa lượng hiện diện trong đậu nành điển hình nhất là muối của K tiếp đó tới các loại muối khoáng của P, Mg, S, Ca, Cl, Na. Hàm lượng lipid trong đậu nành khoảng 15-20%, lipid của đậu nành chứa một tỷ lệ các acid béo chưa no cao gồm: oleic, linoleic và linolenic acid, 2 acid béo linoleic và linolenic không thể thiếu đối với cơ thể.
Isoflavon đậu nành còn làm giảm bớt cảm giác nóng bừng mặt trong thời kì mãn kinh của phụ nữ, làm tăng tính miễn dịch, làm giảm các triệu chứng của tiểu đường, bớt sỏi túi mật. Lợi ích về mặt chữa bệnh của lecithin bao gồm: giảm nguy cơ mất các bệnh về tim mạch, ngăn ngừa sự phát triển bất thường của bào thai, giúp tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa hoặc làm giảm tác dụng phụ của một số loại thuốc,….
Xanthan gum là một polysaccharide ngoại bào được tổng hợp bởi chủng Xanthomonas campestris và một số loài vi sinh vật khác trong môi trường chứa glucose, NH4Cl, acid amin và khoáng chất cần thiết. Omega-3 trong dầu đậu nành được cho rằng tốt hơn trong dầu cá vì omega-3 trong dầu cá có thể sản sinh ra các chất dễ gây ung thư oxygen free radical và làm xáo trộn chất insulin gây nên bệnh tiểu đường.
Thành phần chủ yếu: canola oil, giấm táo, protein đậu nành, muối, nước cốt chanh, mù tạt, chất bảo quản,…. Thành phần chủ yếu: sữa đậu nành, dầu đậu nành, protein đậu nành (non-GMO), giấm táo, muối, bột mù tạt, chất bảo quản. Thành phần chủ yếu: sữa đậu nành, bột bắp, giấm, muối, xanthan gum, hạt mù tạt, bột chanh, hương tự nhiên, đường mía.
Thành phần chủ yếu: sữa đậu nành, dầu đậu nành hoặc dầu hướng dương, Dijon mù tạt, mù tạt, giấm, guar gum, xanthan gum, chất bảo quản, muối, rượu táo, ớt Cayenne, ớt bột, Horseradish. → Khác với những sản phẩm nayonaise hiện có trên thị trường, nayonaise được nghiên cứu không chứa chất bảo quản, cũng như không bổ sung mù tạt để phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam, và sẽ an toàn hơn đối với sức khỏe. Nhưng cũng với thành phần chủ yếu là: sữa đậu nành, protein đậu nành, xanthan gum, CMC, giấm, dầu đậu nành cùng với những gia vị thông.
Sử dụng đường tinh luyện Biên Hòa, công ty cổ phần đường Biên Hòa, khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai, Việt Nam. Sử dụng muối tinh sấy, công ty cổ phần muối và TM Khánh Hòa, thôn Phú Thọ, xã Ninh Diêm, Ninh Hòa, Khánh Hòa. Protein đậu nành sử dụng trong nghiên cứu được sự hỗ trợ từ công ty D&F.
- Thời gian sấy: thời gian sấy quá lâu cũng không tốt vì đến một lúc nào đó độ ẩm hạt không thể giảm hơn được nữa vì trong hạt chỉ còn tồn tại ẩm ở dạng liên kết, sấy tiếp chỉ tốn năng lượng đồng thời sẽ làm hạt bị sẫm màu, các thành phần dinh dưỡng trong đậu cũng sẽ bị biến đổi. Mục đích của quá trình tách vỏ là nhằm làm tăng chất lượng của sản phẩm do loại bỏ được chất chát có trong thành phần của vỏ đậu nành, đồng thời yêu cầu của công đoạn tách vỏ là phải tránh sự hao hụt nhân đến mức thấp nhất. - Nhiệt độ nước ngâm: nhiệt độ nước ngâm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trương nở của hạt đậu, nếu nhiệt độ nước ngâm thấp thì sẽ kéo dài thời gian ngâm, nhiệt độ nước ngâm cao thì hạt đậu sẽ trương nở nhanh.
Ngược lại, nếu hàm lượng nước quá nhiều, quá trình xay sẽ dễ dàng hơn, thu được nhiều dưỡng chất hơn do cấu trúc tế bào bị phá vỡ nhiều nhưng dịch sữa thu được sẽ rất loãng ảnh hưởng đến thời gian làm chín, tỷ lệ phối trộn gia vị và phụ gia. - Hàm lượng protein đậu nành: nếu ta chỉ bổ sung với một lượng thấp thì giá trị dinh dưỡng của sản phẩm không tăng đáng kể, nếu bổ sung quá nhiều thì dịch sữa sẽ bị đặc lại ảnh hưởng đến các giai đoạn sau. - Nhiệt độ bổ sung protein đậu nành: nếu bổ sung protein ở nhiệt độ quá cao sẽ làm protein bị biến tính ảnh hưởng đến cấu trúc sản phẩm, còn nếu bổ sung ở nhiệt độ quá thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng hòa ttan của protein.
- Cho mẫu vào nước ngâm và bắt đầu tính thời gian - Sau khi ngâm xong, vớt đậu ra, để ráo và mang đi cân - Ghi nhận kết quả (khối lượng đậu tăng thêm). Mục đích thí nghiệm: xác định tỷ lệ đậu : nước xay thích hợp cho công đoạn xay ướt, đồng thời có thể trích ly được tối đa các dưỡng chất có trong đậu nành. - Chuẩn bị dịch sữa đã được nấu chín và làm nguội xuống 70oC: 200 ml - Chuẩn bị protein để bổ sung với những hàm lượng cần khảo sát.
- Ghi nhận kết quả (độ sánh, tính chất cảm quan của dịch sữa sau khi khuấy) - Ở mỗi hàm lượng protein bổ sung, thí nghiệm được tiến hành 3 lần. - Chuẩn bị dịch sữa đã được khuấy protein, phụ gia và gia vị: 200 g - Chuẩn bị dầu đậu nành với những hàm lượng cần khảo sát. - Cho mẫu vào máy khuấy đồng thời cho dầu vào từ từ và khuấy trong 2 phút - Ghi nhận kết quả (cảm quan vị béo của mẫu).
Mặc dù dịch sữa thu được có hàm lượng chất khô, lipid cao nhưng lại khá đậm đặc, có mùi tanh của đậu nành và có vị chát do trong quá trình xay ngoài các chất dinh dưỡng cần trích ly thì vẫn có một lượng chất đắng như tanin, saponin; hợp chất gây mùi không mong muốn trong đậu nành cũng được trích ly vào dịch sữa. Có thể giải thích điều này như sau, khi cho protein vào dịch sữa sẽ tạo thành dạng keo vì các phân tử protein với những đầu phân cực ưa béo sẽ tham gia liên kết với lipid, còn những đầu ưa nước sẽ hấp phụ những phân tử nước lưỡng cực tạo thành màng nước bao quanh các phân tử protein. Có thể giải thích điều này như sau, khi cho phụ gia vào dịch sữa thì những đầu ưa nước trong phân tử sẽ tham gia liên kết với những phân tử nước tự do, protein, đầu ưa béo sẽ tham gia liên kết với lipid, cũng như protein nên làm dịch sữa đặc lại.
Xanthan gum ngoài các liên kết 1,4 β- glucopyranose trên mạch thẳng còn có các liên kết 1,6 β-glucopyranose ở mạch nhánh, phân tử lượng lớn hơn CMC, xanthan gum có tác dụng chính là làm bền hệ nhũ tương và ổn định khả năng lơ lửng của các hạt nhỏ nên sản phẩm sử dụng xanthan gum sẽ có độ sánh tốt nhưng độ mịn thấp. Có thể giải thích điều này như sau, do sự tương tác giữa các loại gia vị được bổ sung như: đường sẽ làm dịu đi vị chua của giấm, muối làm tăng vị ngọt đậm của đường, bên cạnh đó giấm còn tác động lên các thành phần protein, lipid hiện có trong sản phẩm nên vị ngọt lẫn vị chua đều giảm vì thế với một lượng như nhau cho các loại gia vị thì chỉ cảm nhận được vị mặn. Nhưng ta không thể cho quá nhiều giấm vì điều này sẽ làm giảm pH của sản phẩm, và khi pH = pHi thì sẽ làm protein bị kết tủa, điều đó làm sản phẩm sẽ trở nên đặc quánh, giảm giá trị cảm quan của sản phẩm mặt khác sẽ làm sản phẩm có vị chua gắt, khó chịu.