MỤC LỤC
Xác định một số chỉ tiêu kỹ thuật trồng rừng nhằm xây dựng bảng hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng keo lá liềm trên vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế 3.2. Keo lá liềm trên vùng cát ven biển và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trồng keo lá liềm.
Phương pháp đo đếm sử lý số liệu: phương pháp đo tiến hành lập ô tiêu chuẩn ở các mô hình. - Đo chiều cao dùng sào có khắc vạch đến cm Tính toán V sử dụng công thức.
Hệ thống đầm phá trên địa bàn vùng dự án khá đặc trưng không những của tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn mang tính chất quốc gia, đặc biệt có hệ thống đầm phá Tam Giang chạy dài từ Phong Điền đến Phú Lộc là một trong 7 hệ thống đầm phá nước lợ nổi tiếng về đa dạng sinh học của Việt Nam, là nơi cư trú của các loài thuỷ hải sản nước lợ và các loài thuỷ sinh khác. Các khu vực kéo từ các xã Phong Chương, Phong Hiền, huyện Phong Điền đến xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, từ xã Phong Sơn, huyện Phong Điền đến thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà, khu vực thị trấn Phú Bài, huyện Hương Thủy (nay là thị xã Hương Thủy) là những vùng chứa nước dưới đất có triển vọng nhất cho khai thác và sử dụng của Thừa Thiên Huế.
Hệ thống thông tin văn hoá trong vùng đã được quan tâm đầu tư, tất cả các xã đều có điểm bưu điện văn hoá, đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc thường xuyên. Rễ phát triển mạnh, có nhiều vi khuẩn cố định đạm cộng sinh nên vừa có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất rất tốt, đặc biệt là các vùng cát trắng ven biển. Gỗ keo lưỡi liềm khá nặng, gỗ lớn dùng đóng đồ mộc, gỗ xây dựng, làm ván ghép thanh; gỗ nhỏ dùng làm nguyên liệu giấy, dăm, ván ép, cọc trụ mỏ… Do tán lá rộng thường xanh, mọc chồi khỏe, có khả năng cạnh tranh với cỏ dại nên dùng để trồng trên đồi trọc làm cây che bóng cho các cây ăn quả, cây công nghiệp rất tốt.
Với các vùng đất cát ven biển, đặc biệt là các đồi cát nội đồng hoặc đồi cát di động, bán di động… là cây trồng lý tưởng để hình thành rừng phòng hộ bảo vệ đất, điều hóa khí hậu, chống cát bay, cát nhảy, cải tạo môi trường sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và đời sống dân sinh.
Kết quả tính toán tiêu chuẩn t xác định loài có sinh trưởng chiều cao tốt nhất được kết quả ttính= 4 < t05 = 4.3, cho thấy sinh trường chiều cao vút ngọn của keo lá liềm đối với hai phương pháp làm đất là lên luống rộng 2m và lên luống rộng 10m trên vùng đất cát nội đồng là như nhau. Kết quả tính toán tiêu chuẩn t xác định loài có sinh trưởng thể tích lớn nhất được kết quả ttính= 15.49 > t05 = 4.3, cho thấy sinh trường thể tích của keo lá liềm đối với hai phương pháp làm đất là lên luống rộng 2m và lên luống rộng 10m trên vùng đất cát nội đồng là có sự sai khác nhau và phương pháp làm đất lên luống rộng 10m có sinh trưởng thể tích lớn nhất. Qua đó ta có thể rút ra kết luận: đối với trồng ở nội đồng thì việc lên luống + cuốc hố giúp làm tăng tốc độ sinh trưởng của keo,dùng máy cày cày lên luống có bề rộng luống là 2m, băng chừa 1m, mặt luống rộng 1,4m, cao 40cm; trên luống bố trí trồng 1 hàng.
Riêng vùng cát di động và bán di động thì chỉ có một phương pháp duy nhất đú là cuốc hố trồng toàn diện, hố đào 30::24ù24::30 vỡ ở đõy giú mạnh, việc lên luống sẽ càng làm cho hiện tượng cát bay cát chạy diễn ra mạnh hơn, làm bật gốc, ngã cây hay thậm chí bị vùi lấp.
Trong mật độ trồng rừng việc xác định cự ly hàng và cự ly cây (khoảng cách từ hàng cây này đến hàng cây kia và từ cây này đến cây kia trong hàng) và phương thức phối trí các điểm gieo trồng có liên quan chặt chẽ với nhau. Kết quả tính toán tiêu chuẩn t xác định mật độ trồng cho keo lá liềm có sinh trưởng đường kính tốt nhất được kết quả ttính= 0.88< t05 = 4.3, cho thấy sinh trường đường kính của keo lưỡi liềm đối với mỗi mật độ trồng trên vùng đất cát nội đồng là như nhau. Kết quả tính toán tiêu chuẩn t xác định mật độ trồng cho keo lá liềm có sinh trưởng đường kính tán lá được kết quả ttính= 3.46 < t05 = 4.3, cho thấy sinh trường thể tích của hai mật độ trồng là như nhau.
Nếu trồng với mật độ quá cao, việc cạnh tranh dinh dưỡng giữa các cây sẽ diễn ra mạnh, có thể hạn chế sinh trưởng của cây, nếu trồng với mật độ quá thưa, có thể xảy ra hiện tượng đa thân hoặc phân cành sớm.
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ so sánh tất cả các giá trị D13, Hvn, Dt và V ta có thể nhận thấy mật độ trồng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của keo lá liềm ở vùng nội đồng là 1650 cây/ha. Riêng đối với vùng cát di động và bán di động, do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tỉ lệ cây trồng chết cao và mang tính phòng hộ cao nên mật độ trồng ở vùng này thường rất dày, khoảng từ 3000 – 4000 cây/ha. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của các loại đất đến sinh trưởng đường kính D13 keo lá liềm 8 năm tuổi.
Kết quả tính toán tiêu chuẩn t xác định loại đất trồng cho keo lá liềm có sinh trưởng đường kính tốt nhất được kết quả ttính= 14.4> t05 = 4.3, cho thấy sinh trường đường kính D13 của keo lá liềm trên vùng đất cát nội đồng và ven biển cố định là cú sự sai khỏc rừ rệt, và đất cỏt nội đồng là loại đất giỳp cõy sinh trưởng về đường kính tốt nhất.
Đất: Khi bón phân cần nghiên cứu đất về các mặt: hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng khoáng có trong đất, thành phần cơ giới, độ chua, khả năng hấp thu của đất. Vì vậy, trước khi bón cần hiểu rừ loại phõn bún, hàm lượng chất khoỏng và hiệu quả của phõn nhanh hay chậm để quyết định chọn loại phân và phương pháp bón. Phương pháp: Tuỳ theo mục đích, loại phân, cây trồng, điều kiện hoàn cảnh và kinh tế mà chọn phương pháp bón cho thích hợp như: Bón tập trung vào gốc, vào rãnh, bón vòng quanh gốc cây, rãi đều trên gốc cây.
Đối với loài keo lưỡi liềm, qua quá trình nghiên cứu thực tiễn cây trồng ở các xã Điền Môn, Điền Hương huyện Phong Điền và tài liệu từ Chi cục Lâm nghiệp,.
Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy sau 4 tháng trồng cây keo lá liềm trên vùng cát di động đã tăng trưởng thêm 0.1cm về đường kính và 2.8cm về chiều cao. Theo kinh nghiệm của bà con trồng rừng ở 2 xã Điền Môn, Điền Hương huyện Phong Điền và nghiên cứu thực tiễn thì đối với loài keo lá liềm thời vụ trồng thường từ tháng 9 – 12, chọn những ngày râm mát, mưa phùn nhẹ để trồng, tránh những đợt gió heo may, không nên chọn những ngày mưa to gió lớn để trồng vì sẽ bị lấp cây, hoặc trốc gốc trơ rễ, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sức sinh trưởng của cây sau khi trồng. Thời vụ trồng thường là từ tháng 9 – 12 vì thời gian này tuy lạnh nhưng mưa nhiều, là yếu tố rất cần thiết cung cấp một lượng nước lớn cho cây và thời gian mưa kéo dài cho đến tháng 2-3 năm sau, tăng thời gian ổn định cho cây, đến tháng 3-4 năm sau, cây có khả năng chịu hạn tốt.
Còn đối với thời vụ trồng tháng 1-2 thì thời tiết tuy mát mẻ nhưng ít mưa, thời gian mưa ngắn, đến tháng 3-4 thời tiết bắt đầu khô nóng, cây chưa ổn định nên rất dể chết do hạn.
Phân chuồng trộn một ít phân lân( khoảng 2-3kg phân lân/tạ phân chuồng) hoặc vôi bột làm cho phân chóng hoai mục và cân bằng tỷ lệ các chất dinh dưỡng. Bầu được xếp thành sát nhau trên luống cứ 2 hàng chừa một hàng, hàng chừa lấp đất 2/3 thân bầu, phía ngoài mép luống đắp gờ cao ít nhất 2/3 thân bầu xung quanh luống để giữ bầu không bị nghiêng ngả. Đối với vùng này cần chuẩn bị hiện trường một cách chu đáo, chọn thời điểm trồng thích hợp nhằm tránh hiện tượng cát bay, cát nhảy làm cây trồng bị vùi lắp.
Trước khi đào hố cần dăng dây đánh dấu để bố trí hợp lý các hố trồng cây, hố trồng cây nên bố trí theo hình nanh sấu và hàng cây vuống gốc với hướng gió hại để tăng khả năng phòng hộ của rừng.
SỞ NN & PTNT Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Chi Cục Lâm Nghiệp Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc.