MỤC LỤC
Phía Tây tiếp giáp Vịnh Thái Lan, Phía Đông -Nam giáp Biển Đông và tỉnh Bạc Liêu. Vị trí của khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau trong chiến lược phát triển.
- Rừng tràm (Melaleuca cajuputi), rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn - Rừng Tràm trên đất phèn. - Đất trảng Sậy (Phragmites vallatoria), trảng Năng (Eleocharis dulcis) - Rừng ngập mặn: phân bố thành rừng và các dải dài ven các cửa sông, rạch. Thú rừng: Loài Khỉ đuôi dài, heo rừng, Chồn mướp, Chồn cáo Mèo, Cáo cộc, loài rái cá.
- Phía Đông đẩy nước triều vào sâu trong nội địa - Phía Tây hút nước triều ra phía biển. Một số loài chim thuộc dạng quí hiếm đã từng tồn tại ở rừng ngập mặn Cà Mau như Bồ nông chân hồng (pelecanus onocrotalus), Cò lạo xám (Ibis leucocephalus), Già đẫy Java (Leptoptilos javanicus).
Có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch phải kể đến các di tích lịch sử Chùa Quan Âm Cổ Tự, chùa Hưng Quảng, Đình Tân Hưng và Hông Anh Thư Quán, Chiến tích CM12 Hòn Đá Bạc. Làng Rừng, điểm cuối của đường Hồ Chí Minh trên biển, chính là cửa Vàm Lũng, nhà Bác Ba Phi. Các tài nguyên văn hóa khác: Các câu chuyện kể của Bác Ba Phi, Chợ nổi Cà Mau, Đờn ca tài tử.
Nhiều đặc sản làm nức lòng du khách khi thưởng thức: Mắm Ba Khía Rạch Gốc, Cá Kèo nướng muối ớt, Lẩu mắm Cà Mau, Cá lóc nướng rơm, Tôm đất hấp xả, Vọp nướng, Lương um lá nhàu, Ốc len xào dừa, Cua biển rang me..được bán nhiều ở thành phố Cà Mau, các nhà hàng trong khu du lịch Mũi Cà Mau. Hòn Khoai, Lâm ngư trường 184 có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn, có cả HST rừng ngập mặn, biển và đảo, khả năng sẽ trở thành trọng điểm thu hút khách du lịch của tỉnh Cà Mau. Ban quản lý khu sinh quyển được thành lập do Phó Chủ Tịch UBND Tỉnh làm Trưởng ban, với các thành viên là sở KH&CN, NN&PTNT, VH-TT &DL., Phó Chủ Tịch UBND 3 huyện và giám đốc các VQG Mũi Cà Mau, U Minh Hạ và Rừng phòng hộ ven biển phía Tây.
Việc quản lí không chặt chẽ việc khai thác nghêu trên bãi Khai Long đã làm tác động bất lợi đến hệ sinh thái bãi bồi, suy kiệt nguồn tài nguyên thủy sản giá trị này, ảnh hưởng xấu đến vẻ mỹ quan bãi biển khó có thể phục hồi được khi bị băm nát để cào nghêu. Doanh thu từ các dịch vụ ăn uống, bán hàng hoá tiêu dùng, vận chuyển khách, chiếm đa số trong tổng doanh thu du lịch, ngược lại doanh thu từ các dịch vụ lưu trú, tham quan giải trí, hàng lưu niệm..nhìn chung còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng vố có của tỉnh.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. - Phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống, cảnh quan, môi trường v.v. - Giải quyết một trong những vấn đề thực tiễn quan trọng nhất mà con người đang đối mặt hiện nay: tạo nên sự cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên với sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
- Cung cấp cơ sở lí luận đồng thời là công cụ thực hiện chương trình nghiên cứu đa quốc gia về tác động qua lại giữa con người và sinh quyển. - Là phòng thí nghiệm sống cho việc nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và giám sát các HST, đem lại lợi ích cho cộng đồng cư dân địa phương, quốc gia và quốc tế.
VQG U Minh Hạ và cụm du lịch Mũi Cà Mau đều cần tuân thủ theo nguyên tắc phân vựng, cú khoảng cỏch an toàn giữa khu vực tham quan với vựng lừi, đảm bảo quy mụ, kiến trúc các công trình hài hòa với cảnh quan tự nhiên cũng như phù hợp với kiến trúc văn hóa truyền thống của Cà Mau. Các tour tham quan đến KDTSQTG Mũi Cà Mau nên chú ý khai thác các yếu tố mang những dấu ấn văn hóa bản địa sau: tham quan cột mốc tọa độ quốc gia, nghiên cứu tìm hiểu về bãi bồi và vị trí địa lí Mũi Cà Mau, tìm hiểu về cuộc đời và những câu chuyện của Bác Ba Phi, trekking trong rừng, nghiên cứu tìm hiểu đời sống các loài chim, khám phá đám cưới Nam Bộ, trồng lúa, trồng rừng, câu cá đặt lờ, câu mực ở Hòn Khoai, bắt cua, bắt sò, vọp, ốc lel ở bãi bồi, tát ao bắt cá, học chèo xuồng ba lá, chạy vỏ lãi, thăm nhà dân, tham quan và học việc tại các làng nghề (dệt chiếu, đan lát, làm khô), nghe đờn ca tài tử, khám phá văn hóa chợ nổi, tham quan và thưởng thức trái cây tại vườn,. Đầu tư; xây dựng đăng ký nhãn hiệu các sản phẩm nổi tiếng ở Cà Mau như cá khô, tôm khô Rạch Gốc, mật ong rừng tràm U Minh Hạ, nước mắm, đũa Đước, đũa Dà và các hàng thủ công mỹ nghệ làm bằng cây gỗ địa phương (Đước, Dà.)như biểu tượng con thuyền của Mũi Cà Mau, hình con cò trắng Trung Quốc đặc trưng..cần được đầu tư kỹ thuật, thẩm mỹ và đăng ký thương hiệu gắn với biểu tượng Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau để quảng bá và tăng giá trị của các sản phẩm này đối với thị trường trong và ngoài nước.
Tập trung các nghệ nhân có khả năng khắc gỗ của địa phương để nghiên cứu, làm ra nhiều sản phẩm lưu niệm giá trị từ cây gỗ sẵn có, xây dựng khu trưng bày hàng lưu niệm, in ấn phát hành sách truyện của Bác Ba Phi, diễn các vở kịch mô phỏng đời sống của người dân làng rừng, diễn kịch hài về Bác Ba Phi, đóng giả Bác Ba Phi để kể chuyện. Hệ thống giao thông cả đường bộ lẫn đường thủy phải được quy hoạch chi tiết sao đảm bảo việc tuần tra dễ dàng và các hoạt động tham quan, tiếp cận, hòa nhập với tự nhiên, với các loại động - thực vật hoang dã mà vẫn đảm bảo được cuộc sống bình thường của chúng diễn ra - đặc biệt vào mùa sinh sản. - Bên cạnh đó, dự án phối hợp với chương trình khuyến lâm - ngư xây dựng phim video theo các chuyên đề tuyên truyền về bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn, khoa học kỹ thuật, khuyến lâm – ngư, vệ sinh nông thôn và phát triên đài truyền hình tỉnh.Xây dựng các bảng tuyên truyền về Bảo tồn thiên nhiên tại những nơi nhiều người qua lại trong các tuyến dân cư vùng đệm và vùng chuyển tiếp.
Thường xuyên mở các hội chợ Thương mại - Du lịch chất lượng, phong phú sản phẩm, các đợt triển lãm ảnh, giới thiệu sản phẩm du lịch, quà lưu niệm..có sự liên kết sản phẩm với các tỉnh lân cận như: Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng..để góp phần đa dạng sản phẩm cho loại hình DLST của ĐBSCL.
Cả VQG U Minh Hạ và cụm du lịch Mũi Cà Mau đều chưa có hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với tài nguyên du lịch rừng và biển, chưa xây dựng được các mô hình giới thiệu văn hóa của địa phương như: các sinh hoạt dưới tán rừng, nghề làm khô, đờn ca tài tử..đến với du khách. Trên toàn tỉnh Cà Mau và riêng các điểm du lịch của KDTSQTG Mũi Cà Mau chưa có biện pháp tuyên truyền về lợi ích, về tài nguyên vô cùng quý giá mà KSQ mang lại để người dân Cà Mau, nhất là cho cộng đồng xung quanh KSQ hiểu và ý thức được giá trị của tài nguyên để khai thác phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội một cách có hiệu quả và bền vững. Chú trọng vấn đề phát triển bền vững, đảm bảo các dự án mang lại hiệu quả không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ích lợi đối với bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc, cải thiện đời sống người dân và bảo vệ môi trường.
Kiến nghị đưa ra chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu, gấp rút quy hoạch, sắp xếp lại dân cư ven biển, phát huy năng lực cộng đồng trong bảo vệ, gìn giữ môi trường sinh thái, ngăn chặn gấp các hành vi xâm hại trực tiếp đến tài nguyên. Kiến nghị tiến hành gấp việc gửi cán bộ nhân viên theo học các chương trình về lĩnh vực du lịch nói chung và DLST nói riêng để thành lập đội ngũ quản lí và nhân viên, hướng dẫn viên có kiến thức sâu rộng về môi trường tự nhiên, môi trường nhân.