So sánh đối chiếu ẩn dụ tiếng Việt và tiếng Anh-Pháp: Nhìn từ lý thuyết nguyên mẫu

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

NGHĨA NGUYÊN MẪU “CHẤT LỎNG”

    Ở đây, nghĩa nguyên mẫu của NƯỚC được chọn là “CHẤT LỎNG”, vì 1) đây là trải nghiệm trực tiếp của con người đối với NƯỚC, 2) từ nghĩa trung tâm này có thể dự đoán những nghĩa khác không có nét nghĩa “chất lỏng”, hoặc là phái sinh từ các đặc điểm liên quan “chất lỏng”. Những thay đổi về màu sắc, mùi vị, hay không gian tồn tại của NƯỚC, do NƯỚC kết hợp với một tính từ hay danh từ khác, nhưng “nước” vẫn mang nét nghĩa. “chất lỏng” và không tạo một nghĩa phân biệt:. - Thay đổi không gian tồn tại: nước sông, nước ao hồ, nước biển, nước máy, nước ngầm, nước giếng, nước mưa…. - Thay đổi thành phần hóa học: nước cứng, nước mềm, nước nặng…. Trong trường hợp “nước đá,” trạng thái LỎNG đã chuyển thành trạng thái RẮN, nhưng chỉ là một sự thay đổi trạng thái tạm thời khi nhiệt độ thay đổi, nên không tạo nên một nghĩa phân biệt. Ví dụ: pha trà nước thứ hai, rửa rau mấy nước mới sạch, thang thuốc này sắc ba nước,…. Ở nghĩa này, ” nước” trở thành số lần hay số lượt sử dụng nước. Từ một danh từ không đếm được, “NƯỚC” chuyển thành danh từ đếm được với một số từ đứng trước “NƯỚC” để chỉ số lần sử dụng nước. Đây cũng là tiêu chuẩn về ngữ pháp để nhận dạng một nghĩa phân biệt. Từ nét nghĩa “chất lỏng”, sự thay đổi các “biến số” bề mặt và chuyển động chất lỏng dẫn đến các chùm nghĩa liên quan “bề mặt” và “chuyển động” bao gồm các tiểu phạm trù nghĩa và nghĩa ẩn dụ. 3)CHÙM NGHĨA LIÊN QUAN “BỀ MẶT”. Với gốc La Tinh là contra (= chống lại, ngược lại), “country” khởi đầu có nghĩa “quang cảnh trải rộng trước mắt” từ nét nghĩa “quang cảnh phía đối diện”. Trong tiếng Italy, contrada có nghĩa tương tự, nhưng trong tiếng Anh, từ này đã dần chuyển nghĩa, gắn với những khu vực hành chính và chính trị, và một nghĩa trong đó giờ đây là “quốc gia, lãnh thổ”. Các tiểu phạm trù nghĩa của COUNTRY là:. 1)Nghĩa nguyên mẫu được chọn là “quang cảnh trải rộng”. Đây là nghĩa được sử dụng sớm nhất trong lịch sử và nét nghĩa này xuất hiên trong hầu hết các nghĩa phân biệt của COUNTRY. Các nghĩa phân biệt là:. 2)Một vùng hay dải đất rộng (the north country = vùng phía Bắc) 3)Một vùng có đặc điểm riêng về địa hình, văn hóa hay ngôn ngữ (hill country, lake country). 4A)Lãnh thổ một quốc gia hay vùng miền, phân biệt bởi tên, ngôn ngữ, thể chế hay lịch sử dân tộc. Từ COUNTRY thường có phụ từ bất định. 4B)Quê hương hay nguyên quán của một người 4C)Người dân của một nước.

    NGHĨA ẨN DỤ: “LĨNH VỰC, VƯƠNG QUỐC”

    Cấu trúc nguyên mẫu của mô hình tỏa tia thể hiện ở hai cấp độ: cấp độ cấu trúc từ vựng với nguyên mẫu ở trung tâm và thành viên là các tiểu phạm trù nghĩa, cấp độ nội dung ngữ nghĩa thể hiện ở sự khác biệt của mỗi nghĩa so với nguyên mẫu. Việc so sánh đối chiếu mô hình tỏa tia của danh từ NƯỚC với COUNTRY trong tiếng Anh và PAYS trong tiếng Pháp không chỉ chứng tỏ cấu trúc ý niệm hết sức phức tạp của một từ quen thuộc trong tiếng Việt, mà còn cho thấy khả năng chuyển nghĩa linh hoạt và liên tưởng phong phú của người Việt.

    QUAN HỆ GIỮA ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ

    ẨN DỤ

    Trong tình huống cụ thể, khi quyết định hợp tác nghiêm túc trong một hoạt động nào đó, người ta thường bắt tay nhau, hành động “bắt tay” được ý niệm hóa là miền nguồn để hàm ý “hợp tác”. Ẩn dụ hình ảnh được tìm thấy trong tay ghế, tay bí, tay bầu: hình ảnh “bàn tay” được chiếu lên trên bộ phận của ghế, của đọt dây bí, dây bầu … có cấu trúc và hình dạng giống như “tay”.

    HOÁN DỤ

    Trong các ngữ này, “tay” thay cho hành động còn yếu tố kia thể hiện tính cách hay đặc điểm của hành động. Ví dụ như, chung tay là hợp tác hành động, luôn tay, nhanh chân nhanh tay, thừa chân thừa tay thể hiện hành động nhanh nhẹn, liên tục… và quá tay chỉ hành động vượt quá mức thông thường. TAY THAY CHO ĐIỀU KHIỂN: trong tay ai, trong tầm tay, sa/rơi vào tay. TAY THAY CHO KỸ NĂNG: khéo tay, vụng tay. ĐỘNG TÁC THAY CHO HÀNH ĐỘNG/HOẠT ĐỘNG:. Một số yếu tố mô tả tư thế, động tác của tay, qua đó thể hiện tính chất hoạt động của chủ thể và mang lại nghĩa biểu trưng cho các ngữ: buông tay, đến tay, thẳng tay, chùng tay, nới tay, nương tay… Nếu như thẳng tay là hành động quyết liệt, dứt khoát, thì mức độ quyết liệt giảm đi trong chùng tay, nới tay, nương tay,…. trong khi buông tay là chấp nhận từ bỏ hành động. Ví dụ: -Không bao che, nương tay đối với cán bộ phạm tội. Hoán dụ này hình thành khi động tác thường có của bàn tay trong một tâm trạng nào đó được sử dụng thay cho tâm trạng. Hai trường hợp tương tác ý niệm: hoán dụ đôi và tương tác ẩn-hoán. a)Hoán dụ đôi - Hoán dụ đôi đan xen. Cấu trúc ghép giữa yếu tố “tay” với một yếu tố khác thuộc các phạm trù nghề nghiệp (tay giám đốc, tay công nhân, tay cảnh sát, tay nhà báo..), hoạt động (tay bơi, tay đua, tay chắn, tay đập, ..), hay công cụ (tay vợt, tay bóng bàn, tay súng, tay kiếm, ..), là một hiện tượng kết hợp ý niệm độc đáo trong tiếng Việt – một ngôn ngữ mà khả năng kết hợp giữa các từ để tạo ngữ hay cấu trúc ghép nào đó vốn không dễ dàng và phải tuân theo những qui tắc ngữ pháp khá nghiêm ngặt. Trong trường hợp này, có sự kết hợp song song hai phép chiếu hoán dụ như trong một số từ ghép tiếng Anh. 18) và mô hình cấu trúc ghép dựa trên hoán dụ của Benczes Reka [9, H.1, tr.4], chúng tôi đề xuất mô hình kết hợp hai hoán dụ cho cấu trúc TAY-NGHỀ NGHIỆP (tay bác sĩ, tay giám đốc, tay thư ký, tay trùm ma túy, ..), trong đó mỗi yếu tố trong cấu trúc ghép tham gia một ICM hoán dụ và hai phép chiếu ICM diễn ra song song mà không đan xen vào nhau: ICM 1 là hoán dụ TAY THAY CHO NGƯỜI, trong khi ICM 2 là NGHỀ NGHIỆP THAY CHO NGƯỜI.

    ẨN DỤ

    Đối với ẩn dụ HIỂU BIẾT LÀ NẮM LẤY, những diễn đạt với động từ GET trong tiếng Anh hay những diễn đạt liên quan CHO-NHẬN thông tin trong tiếng Việt (cho rằng, nhận ra, nhận thấy, cho thấy, góp ý,…) thể hiện quá trình tiếp thu ý tưởng nhiều hơn. Những cử chỉ hành động cần đến TAY trong tình huống nào đó được khái quát hóa cho mọi trường hợp, như là: thể hiện lòng tôn kính là hôn tay (baiser les mains à quelqu’un), đặt tay lên ngực nơi trái tim để tỏ lòng thành thật hay khẳng định vô tội (avoir la main sur le cœur, và biến thể của ẩn dụ này là: avoir la main sur la conscience), đưa tay vào túi là sẵn sàng chi tiền (mettre la main à la poche); luôn có tiền trong tay là người tiêu xài nhiều (avoir toujours de l’argent à la main); tình huống bắt đầu nhào bột là bắt đầu làm việc (mettre la main à la pâte).

    HOÁN DỤ

    TAY THAY CHO HÀNH ĐỘNG BẠO LỰC: Do tay có thể dùng để đánh đập, gây thương tích, TAY trong một số ngữ tiếng Pháp được sử dụng thay cho hành động bạo lực như: giơ tay đe dọa hay đánh người (lever/mettre/porter la main sur/contre quelqu’un), đánh nhau (en venir aux mains), đánh đập tàn nhẫn (ne pas y aller de main morte), thậm chí đánh chết (faire main basse sur quelqu’un), tính cách nhanh chóng của hành động bạo lực (avoir la main leste), khích cho hai người tranh cãi và đánh nhau (mettre deux personnes aux mains). Hành động ở đây có thể là “ăn xin” (tendre la main à quelqu’un), có thể là giúp đỡ (prêter la main à quelqu’un, donner un coup de main, donner la main à quelqu’un), do đích thân người sử dụng bàn tay (en main(s) propre(s)), từ người này sang người khác (de la main à la main, passer de main en main), từ bất cứ người nào (de toutes mains), hay trực tiếp từ nguồn (recevoir/tenir quelque chose de la première main).

    HOẠT ĐỘNG LÀ MẢNH ĐẤT

    -…những mùa thu hoạch đầy ắp quả ngọt trong việc kinh doanh… (TTCT, 17/12/06) -Những giải thưởng gặt hái được liên tiếp sau đó… (Tình – Nguyễn Đông Thức) -Khi thành công lớn là gặt hái sự rèn luyện… (Nhà văn – Nguyễn Quốc Trung) -…sân khấu TP HCM có thể hy vọng vào một mùa gặt mới…. -Cái nỗi bàng hoàng quái quỉ ấy trong tôi vẫn còn nguyên… (Con tôi đi lính – Chu Lai) -…những kỷ niệm đẹp đẽ của một thời yêu đương say đắm lại trở về trong anh… (Với biển – Đặng Văn Nhưng).