MỤC LỤC
18 Ben Bernanke (2007) cho rằng một trong những ly do giải thích cho sự thâm hụt cán cân thanh toán của Hoa Kỳ, là mức độ tiết kiệm tại các nước đang phát triển, nhất là các nước Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc) tăng lên một cách mạnh mẽ, còn ở Hoa Kỳ thì mức tiết kiệm lại thấp đi và mức tiêu dùng tăng cao, dẫn tới thâm hụt tài khoản vãng lai. Một trong những nguyên nhân gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai là do nhu cầu đầu tư của khu vực tư nhân tăng cao hơn mức tiết kiệm trong nền kinh tế. Nếu thâm hụt là do nhu cầu đầu tư tăng cao thì thâm hụt không phải là một vấn đề nghiêm trọng, vì khi đầu tư nhiều vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất, thì trong tương lai năng suất sẽ cao hơn và sẽ sản xuất nhiều hơn, và hàng hóa sản xuất ra có thể để tăng xuất khẩu nhằm cân bằng cán cân thương mại và tài khoản vãng lai (trả nợ).
Tuy nhiên, nếu nhu cầu đầu tư tăng cao là vào khu vực bất động sản, thì lại đáng lo ngại, vì khu vực này thường không làm tăng năng suất (như đầu tư vào máy móc, thiết bị), cũng như tạo ra các sản phẩm có thể được dùng để trả nợ (thông qua xuất khẩu). Chính sách tiền tệ: Một trong những nguyên nhân có liên quan đến đầu tư tăng cao là.
Theo l y thuyết kinh tế, các nhà đầu tư quốc tế đã thực hiện thành công một nghiệp vụ arbitrage, tận dụng chênh lệch lãi suất giữa hai khoản đầu tư mà về mặt ly thuyết là có mức độ rủi ro như nhau (cùng là trái phiếu chính phủ). Nếu như lãi suất danh nghĩa được tăng cao hơn nữa, thì cùng một mũi tên sẽ đạt được hai mục đích, đó là kiềm chế lạm pháp và hạn chế nhu cầu đầu tư để cải thiện tình trạng thâm hụt của tài khoản vãng lai. Nếu mức tiêu dùng tăng cao và tiết kiệm thấp trong khu vực tư nhân (bao gồm tiết kiệm cá nhân và tiết kiệm của doanh nghiệp) là do những l y do nêu trên, thị trong giai đoạn hiện nay với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán và sự đóng băng của thị trường bất động sản, có lẽ mức tiêu dùng của sẽ giảm xuống.
Hy vọng trong tương lai, nguồn thu ngân sách của chính phủ sẽ tốt hơn với sự hoạt động hiệu quả hơn của bộ máy thuế, và điều này cũng sẽ giảm bớt áp lực của thâm hụt tài khoản vãng lai.24 Tuy nhiên, đây là biện pháp dài hạn, còn về ngắn hạn, để giảm được thâm hụt ngân sách thì điều hiển nhiên là phải cắt giảm chi tiêu của chính phủ.25 Theo con số chính thức, thì thâm hụt ngân sách của VN hiện đang ở mức 5%. Đối chiếu với Hình số 3 ở trên, mặc dù Ấn độ và Hungary có mức thâm hụt ngân sách cao hơn Việt Nam, nhưng thâm hụt tài khoản vãng lai lại thấp hơn Việt Nam nhiều (Hungary khoảng 5-6%, Ấn độ khoảng 2%. Như báo chí đã nêu, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được vay tiền với lãi suất ưu đãi, lập các công ty mới, đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, không phải là những lĩnh vực truyền thống của các DNNN này.
Hiện nay tình trạng đầu tư quá mức, đầu tư tràn lan, đầu tư kém hiệu quả là rất lớn.30 Nếu chúng ta coi việc đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước là một phần của đầu tư công, hoặc một phần việc đầu tư của các DNNN là từ ngân sách nhà nước thì chính việc đầu tư tràn lan của các tập đoàn nhà nước như báo chí đã nêu gần đây là một trong những nguyên nhân gây ra thâm hụt ngân sách, và dẫn tới thâm hụt tài khoản vãng lai. Như báo chí đã đăng, Chính phủ đang thực hiện gói chính sách gồm 8 điểm để cân bằng kinh tế vĩ mô, trong đó có biện pháp “cắt giảm đầu tư công, và chi phí thường xuyên của các có quan sử dụng ngân sách nhà nước, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách”. Vì theo quan điểm cá nhân của tác giả, việc giảm thâm hụt ngân sách không chỉ nhằm giải quyết một mục tiêu là giảm lạm phát, mà còn hạn chế thâm hụt ngân sách, và làm giảm thâm hụt tài khoản vãng lai.
Nhu cầu của các nước khác đối với hàng VN có thể tăng tới 26% như chỉ tiêu đề ra, nhưng nhu cầu NK của VN lại tăng tới 277%,32 sự mất cân đối này làm cho các biện pháp hạn chế NK bằng chính sách thương mại như thuế quan và phi thuế quan chỉ có tác dụng hạn chế.
+ Đẩy mạnh thu hút FDI (trên cơ sở thận trọng nhằm tránh nguy cơ tiếp nhận FDI chất lượng kém để lại tác động tiêu cực dài hạn), đồng thời cải thiện tốc độ giải ngân thực hiện các dự án đã cấp phép. + Hợp tác chặt chẽ với các định chế tài chính quốc tế truyền thống : IMF, WB + Kêu gọi, xây dựng, triển khai Quỹ dự phòng bình ổn trong ASEAN – Đông Á (các nước cũng rất e ngại tác động dây chuyền từ đổ vỡ của bất kỳ thành viên nào trong khu vực). Giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm chi tiêu, đầu tư công: Đặt mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách thành chiến lược dài hạn.
Một có chế giám sát và cảnh báo cần được thiết lập để đảm bảo rằng các Bộ ngành chủ quản trong thực hiện nghiêm túc các biện pháp can thiệp ngắn hạn đồng thời cảnh báo những tác động tiêu cực về mặt kinh tế xã hội tới các tầng lớp nhân dân khi những tác động này đe dọa vượt khả năng gánh chịu của họ. Quá trình triển khai chương trình hành động sẽ có những tác động với mức độ khắc nghiệt khác nhau đến nhiều tầng lớp và nhóm lợi ích trong xã hội như doanh nghiệp, người lao động, người tiêu dùng. Chính phủ, các Bộ, ngành cũng như các nhà hoạch định chính sách cần phải đảm bảo được việc thực hiện tốt việc hạn chế lạm phát, thâm hụt ngân sách, thâm hụt tài khoản vãng lai, nhưng cũng phải đảm bảo được lợi ích của các nhóm dễ bị tác động tiêu cực của chính sách.
Là những người có trách nhiệm với sự phát triển của nền kinh tế, chúng ta cần phải có sự chuẩn bị chu đáo nhất về mặt nhận thức và phòng bị các biện pháp phản ứng bởi sự hạn chế và độ trễ của chính sách can thiệp ngắn hạn. Kể cả trong trường hợp Chính phủ đã nỗ lực can thiệp tối đa, vẫn tồn tại nguy cơ nền kinh tế hứng chịu khủng hoảng bởi có quá nhiều yếu tố vượt tầm kiểm soát của Việt Nam như nhu cầu nhập khẩu của các nước trên thế giới, khả năng hợp tác của các tổ chức tài chính quốc tế cũng như lựa chọn đầu cơ của các nhóm đầu tư tài chính.
Chiến lược thắt chặt tiền tệ, giảm chi tiêu ngân sách có hiệu ứng phân bổ khác nhau. Hộp số 1 Cán cân thanh toán Về cơ bản Cán cân Thanh toán bao gồm những hạng mục sau I.
Ở đây chúng ta sẽ xây dựng mối quan hệ giữa Tài khoản vãng lai, đầu tư và tiết kiệm trong một nền kinh tế. Trong đó, Y là thu nhập quốc dân, được chi vào các khoản C là tiêu dùng, I là đầu tư, và G là chi tiêu của khu vực chính phủ. Như vậy trong nền kinh tế đóng, bao giờ cũng có sự cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư.
Để đơn giản hóa việc trình bầy, nếu ta coi EX-IM tương đương với tài khoản vãng lai, viết tắt là CA, ta sẽ có. Ta có thể phân tách mức tiết kiệm của khu vực tư và khu vựa nhà nước thông qua việc viết lại đẳng thức (v) ở trên như sau. Trong đó Sp là tiết kiệm của khu vực tư nhân (thu nhập trừ đi tiêu dùng và nộp thuế cho chính phủ); Sg là tiết kiệm của khu vực chính phủ (chênh lệch giữa thu và chi ngân sách).
Tài khoản vãng lai = tiết kiệm của khu vực tư nhân + thâm hụt ngân sách – đầu tư của khu vực tư nhân. Qua đây có thể thấy mối quan hệ trực tiếp giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại.