MỤC LỤC
Mối quan tâm lớn nhất của PVFC là khả năng trả nợ của doanh nghiệp do vậy đặc biệt chú ý đến lượng tiền và các khoản tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, qua đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp, họ cũng quan tâm đến số lượng vốn của chủ sở hữu về số vốn chủ sở hữu này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp rủi ro. Đối với những khoản phải thu không có khả năng thu hồi cần loại trừ và xem các khoản này như khoản dự phòng để đưa vào chi phí và xem xét lại kết quả hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.
Công ty được thành lập vào năm 1969 sau đó được thành lập lại vào năm 1993, là một tổ chức kinh tế nhà nước hạch toán độc lập có chức năng sản xuất kinh doanh tổng hợp, có năng lực cao về khảo sát, thiết kế thi công nền móng, thi công xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, bưu chính viễn thông, đường dây và trạm biến áp đến 35KV…, lắp đặt thiết bị nhiều công trình với các loại cấp và quy mô khác nhau, sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện nay công ty đã có một giàn xe máy thiết bị thi công hoàn chỉnh, đủ điều kiện thi công một cách chủ động mọi loại hình công trình theo chức năng hoạt động, như thiết bị khoan nhồi, cẩu tháp, búa đóng cọc thuỷ lực, máy lu, ủi, xúc, máy rải atphan, trạm trộn bê tông, đội xe vận tải, hơn 23.000 khung giáo, hơn 10.000m2 cốp pha các loại…. (Nguồn: hồ sơ do phòng TXV và tín dụng doanh nghiệp cung cấp) Năm 2005 là một năm đánh dấu bước nhẩy vọt của đơn vị về năng lực sản xuất kinh doanh và việc làm. Đơn vị đang triển khai thi công nhiều nhà cao tầng, kết cấu phức tạp, tiến độ thi công gấp, đòi hỏi trình độ tổ chức chỉ đạo, quản lý, trình độ kỹ thuật thi công cao, thiết bị thi công tiên tiến đồng bộ… và hiện nay công ty đang triển khai thực hiện các hợp đồng xây lắp có giá trị trên 370 tỷ, trong đó khối lượng thi công năm 2005 đã vượt giá trị kế hoạch được giao, có giá trị chuyển tiếp cho năm 2006. Đặc biệt công ty đã trúng thầu và đang thi công một loạt nhà chung cư cao tầng - thuộc dự án Khu đô thị mới Mỹ Đình I với tổng giá trị lên đến gần 300 tỷ đồng. Đánh giá của PVFC đối với doanh nghiệp. Công ty Xây lắp 386 là Doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập và trực thuộc Tổng công ty Thành An - Bộ Quốc phòng. Trải qua hơn 10 năm phát triển công ty đã không ngừng phát triển, thể hiện ở các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh không ngừng tăng và trở thành một trong những Công ty mạnh trong lĩnh. vực xây dựng của Bộ Quốc phòng. Với số vốn ngân sách cấp và tự bổ sung ban đầu là 970,5 triệu đồng hiện nay vốn chủ sở hữu đã tăng lên gần 13 tỷ đồng. Với kinh nghiệm nhiều năm đã tích luỹ được, năng lực mọi mặt của đơn vị hiện nay, các HĐKT đã ký và một số dự án chuẩn bị đi đến ký kết HĐKT, điều kiện tài chính lành mạnh, Công ty xây lắp 386 đang tiến những bước tiến vững chắc trên con đường phát triển. Khả năng cạnh tranh và uy tín của Công ty được nhiều chủ đầu tư đánh giá cao, có điều kiện lựa chọn thi công những dự án vừa và lớn, thuận lợi trong thu hồi vốn đầu tư. Về Tài sản:. Tổng tài sản của doanh nghiệp biến động qua các năm. Trong cơ cấu Tổng tài sản, Tài sản lưu động luôn chiếm tỷ lệ lớn. Đối với một công ty xây dựng tỷ lệ TSLĐ nhiều hơn TSCĐ cũng là bình thường vì doanh nghiệp luôn có sản phẩm dở dang thường xuyên và cũng thường bị nhà đầu tư chiếm dụng vốn. Về tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn:. Tài sản lưu động của công ty biến động qua các năm và có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Tài sản lưu động tăng cho thấy nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh của đơn vị. Trong cơ cấu tài sản lưu động hàng. tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ lệ chủ yếu:. - Về các khoản phải thu: chủ yếu là phải thu từ khách hàng. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xây dựng, tình trạng thường thấy là các chủ đầu tư luôn thanh toán chậm so với tiến độ kéo theo các khoản phải thu ở các đơn vị thi công luôn lớn. Các khách hàng đang nợ công ty xây lắp 386 gồm có: Sở Giao thông tỉnh Kontum, Ban QL dự án tỉnh Vĩnh Phúc, trưởng quân sự quân khu 2, Ban quản lý khu Đô thị Mỹ Đình 1, Ban chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn, nhà máy Phả lại II, Sở GD & ĐT Tỉnh Thái Nguyên… Các đơn vị còn nợ công ty chủ yếu là các đơn vị của nhà nước, việc thu hồi vốn có phần chậm song khá đảm bảo. - Hàng tồn kho: Hàng tồn kho có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Xét về cơ cấu hàng tồn kho thì chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ lệ chủ yếu. Với năng lực sản xuất không ngừng tăng, công ty ngày càng ký được nhiều hợp đồng xây dựng với giá trị ngày càng cao thì giá trị hàng tồn kho và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng lên cũng là điều hợp lý. Theo như đơn vị báo cáo thì năm 2005 là một năm đánh dấu bước nhảy vọt của đơn vị về năng lực sản xuất kinh doanh với nhiều các HĐXL có giá trị trên 370 tỷ đồng nâng khối lượng thi công năm 2005 đã vượt quá chỉ tiêu kế hoạch được giao. Như vậy sự tăng lên của chỉ tiêu này chứng tỏ triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tăng. Về tài sản cố định:. Để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, Công ty cũng đã chú ý đầu tư nâng cấp Tài sản cố định tuy nhiên tốc độ tăng không mạnh bằng tài sản lưu động nên tỷ lệ TSCĐ trong tổng tài sản giảm dù giá trị TSCĐ có phần tăng lên. Tại trụ sở công ty xây lắp tổng giá trị còn lại của TSCĐ là 3,6 tỷ. Các tài sản cố định khác nằm tại các đơn vị, xí nghiệp trực thuộc và tại các công trường đang thi công. Về nguồn vốn. Tương ứng với sự biến động của tổng tài sản là sự biến động của tổng nguồn vốn qua các năm. Việc tăng nguồn vốn là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu tài trợ cho hoạt động sản xuất không ngừng tăng của công ty. Trong cơ cấu nguồn vốn nợ phải trả chiếm tỷ lệ chủ yếu. Nợ phải trả: Có xu hướng tăng dần qua các năm. Nợ ngắn hạn đặc biệt là vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ chủ yếu trong nợ phải trả. tổng nợ phải trả).
Trong cụng ty đó cú sự chuyờn mụn húa một cỏch rừ ràng đối với từng cỏn bộ tín dụng, tức là mỗi Cán bộ Tín dụng chịu trách nhiệm phụ trách việc phân tích tài chính đối với một hoặc một số loại hình Doanh nghiệp, một số loại hình ngành nghề kinh doanh bởi vì không phải Cán bộ tín dụng nào cũng có khả năng hiểu biết sâu về tất cả các ngành nghề kinh doanh hoặc hoạt động tài chính của tất cả các. Việc giám sát sau khi giải ngân còn mang tính hình thức, xem nhẹ công tác kiểm tra sau khi cho vay: không thực hiện kiểm tra thực hiện vốn vay, hay kiểm tra phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích nhưng không xử lý, Cán bộ tín dụng chỉ xem xét và nắm tình hình chung mà chưa đi sâu phân tích các chỉ tiêu ấy, do đó việc nắm bắt tình hình hoạt động cũng như dự báo nhu cầu và khả năng tài chính của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Sự phối hợp giữa các ngân hàng và tổ chức tài chính, phi tài chính, các đối tác có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp vẫn chưa thực sự chặt chẽ, việc chia sẻ thông tin còn nhiều hạn chế do chưa có một ràng buộc về mặt pháp lý nào, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của người cung cấp thông tin do vậy các thông tin chưa cụ thể, chưa hỗ trợ nhiều cho công ty trong việc thu thập thông tin.