MỤC LỤC
Hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện lý luận về đầu tư trong phát triển kinh tế, trong đú xỏc định rừ vai trũ của đầu tư đối với sự tăng trưởng và phỏt triển kinh tế, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư để vận dụng vào điều kiện cụ thể của Thủ đô Viêng Chăn. Phân tích thực trạng đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn Thủ đô, đánh giỏ những ưu nhược điểm, làm rừ những cơ sở khoa học và thực tiễn, từ đú đề.
T Phương pháp so sánh, đối chiếu: Huy động vốn đầu tư phát triển của Thủ đô Viêng Chăn được xem xét trên cơ sở có sự so sánh tác động của nó đối với sự tăng trường và phát triển kinh tế của Thủ đô Viêng Chăn qua từng giai đoạn huy đông, cũng như thực việc huy động vốn đầu tư phát triển của một số nước trong khu vực.
Cũng từ quan niệm đầu tư và đầu tư phát triển đề cập ở trên, đầu tư phát triển kinh tế địa phương được hiểu là hoạt động chi dùng vốn cùng các nguồn lực khác trong từng giai đoạn nhằm khai thác một cách hợp lý các nguồn lực địa phương, làm tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế địa phương, góp phần làm tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm và nâng cao đời sống của các bộ phận dân cư trong địa bàn địa phương quản lý. Nghiên cứu quan niệm trên cho thấy các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế địa phương phải bao gồm các hoạt động sau: hoạt động điều tra, nghiên cứu cơ hội đầu tư để có phương án đầu tư phát triển các ngành nghề kinh doanh một cách có hiệu quả; các hoạt động đầu tư khai thác có hiệu quả các lợi thế hiện có, đầu tư tạo lập các lợi thế cạnh tranh mới; đầu tư tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích đầu tư (từ tất cả các nguồn) phát triển doanh nghiệp tại địa phương; các hoạt động phối hợp hài hoà trong xây dựng kế hoạch, cung cấp thị trường tổ chức phối hợp thực thi kế hoạch.
Trước tiên, cần phải khẳng định mọi nền kinh tế muốn phát triển bền vững và lâu dài thì phải dựa vào nội lực khả năng sẵn có của nền kinh tế bởi các nguồn vốn từ bên ngoài mặc dù có vai trò quan trọng là “cú kích” để đẩy nền kinh tế đi lên nhưng không phải là nhân tố quyết định nếu nền kinh tế đó không có nội lực sẵn có của mình thì mọi sự tác động sẽ trở thành vô nghĩa. Cơ sở hạ tầng luôn là điều kiện thiết yếu cho sự phát triển và cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn của nhà nước đóng vai trò chủ chốt là nguồn vốn mà thông qua việc thiết lập và nâng cấp mạng lưới giao thông, mạng lưới điện, nước… Những cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển tạo bước đi mở đầu, tiên quyết trong việc giới thiệu và quảng bá tiềm năng của mỗi vùng ngành.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm đầu tư cho hoạt động đào tạo đội ngũ lao động; đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe; đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc của người lao động…. T Bắt đầu từ quá trình hình thành và thực hiện đầu tư, nội dung đầu tư phát triển bao gồm: đầu tư cho các hoạt động chuẩn bị đầu tư, đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư và đầu tư trong giai đoạn vận hành các kết quả.
Theo chức năng này, để quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương, chính quyền địa phương cần chỉ đạo thực hiện nghiêm túc luật pháp, chính sách của trung ương ban hành có hiệu quả ở địa phương mình (nghiên cứu đặc điểm, hoàn cảnh địa phương, ra văn bản hướng dẫn, tổ chức thực thi, kiểm tra, uốn nắn lệch lạc, đánh giá kết quả thực thi chính sách..) ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương xuất phát từ yêu cầu quản lý đầu tư phát triển kinh tế ở địa phương, nhưng không trái với luật pháp của Nhà nước. Hệ thống kiểm soát phản hồi chủ yếu kiểm soát những kết quả đầu ra để phát hiện sai lệch so với chuẩn mực đã được xác định (như chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế đã được các cơ quan có trách nhiệm thông qua; các chính sách phát triển kinh tế của trung ương, của địa phương;. các quy định luật pháp…) để khắc phục phát huy ở giai đoạn kế tiếp.
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu đầu tư phát triển kinh tế địa. a) Khối lượng vốn đầu tư thực hiện. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác xây dựng, chi phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí quản lý và chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được phê duyệt. T Chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; chi phí phá, tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công. T Chi phí mua sắm và lắp đặt công trình bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị, công nghệ, chi phí đào tạo chuyển giao công nghệ; chi phí vận chuyển từ nơi mua đến công trình, lưu kho, lưu bãi, bảo quản, bảo dưỡng..; thuế và chi phí bảo hiểm thiết bị công trình, chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh. T Chi phí quản lý dự án và chi phí khác bao gồm: Chi phí quản lý chung của dự án, chi tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng; chi thẩm định, thẩm tra thiết kế, tổng dự toán, dự toán xây dựng công trình; chi lập hồ sơ mời thầu, giám sát và chi khác. T Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: Chi phí lập nhiệm vụ xây dựng; chi phí khảo sát xây dựng; chi phí lập báo cáo đầu tư; lập dự án hoặc lập kinh tế T kỹ thuật; chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án;. chi phí thi tuyền, tuyển chọn thiết kế kiến trúc; chi phí thiết kế xây dựng công trình; chi phí thẩm tra các thiết kế; kỹ thuật chi phí lập các hồ sơ yêu cầu;. giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị…. T Chi phí khác bao gồm: chi phí rà phá vật nổ; chi phí bảo hiểm công trình; chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường; chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế; chi phí đảm bảo an toàn giao. thông; chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng; chi phí kiểm toán thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ;. vốn lao động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh…[16]. b) Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm. Với sự gia tăng của năng lực sản xuất phục vụ do các tài sản cố định tạo ra, hoạt động đầu tư phát triển đã mang lại cho các doanh nghiệp mức gia tăng của sản lượng, doanh thu, mang lại cho các, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế mức tăng của giá trị sản xuất (GO), mức tăng của giá trị tăng thêm (VA) theo các ngành, mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các địa phương và toàn bộ nền kinh tế.
Hoạt động đầu tư còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố phi kinh tế như: môi trường chính trị, thể chế, văn hóa, phong tục tập quán..Các yếu tố trên ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư một cách đan xen nhau, có khi lại ngược chiều nhau làm cho việc thực hiện chiến lược, chính sách đầu tư thêm phức tạp, khó khăn hơn. Luận án phân tích chi tiết nội dung quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế, vai trò và bản chất nguồn vốn đầu tư phục vụ đầu tư phát triển kinh tế, đưa ra hệ thống các chỉ tiêu các chỉ tiêu cụ thể đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế địa phương, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư để vận dụng vào điều kiện cụ thể của Thủ đô Viêng Chăn.
Các số liệu điều tra đất đai (căn cứ theo cách phân loại của FAO/UNESCO) do Trung tâm phân hạng đất Đồng Độc thuộc viện nghiên cứu nôngT lâm nghiệp T Bộ Nông Lâm nghiệp Lào thực hiện năm 1993 và do Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Việt Nam thực hiện năm 1997 T 1998 cho thấy, đất đai Viêng Chăn bao gồm 11 nhóm với 26 loại đất chính, trong đó nhóm đất Alisols là lớn nhất với 38,07% tiếp theo là nhóm Acrisols với 30,85%. Nhóm chất đá quý: Tectit màu đen, đá trang sức (Silick). Mặc dù có nguồn tài nguyên khoáng sản nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ, phân tán nên chưa thuận lợi cho khai thác công nghiệp trong những năm trước mắt. Tiềm năng rừng còn lớn, nhưng chất lượng và cơ cấu rừng đang thay đổi theo xu hướng bất lợi. Thủ đô Viêng Chăn là một Thủ đô có dân số nhiều thứ hai sau tỉnh Sa Vẳn Na Khết, dân số năm 2009 của toàn Thủ đô có khoảng 795 ngàn người. Lao động đang làm việc trong ngành kinh tế quốc dân chiến 75% lao động trong độ tuổi. Với nguồn nhân lực như trên vừa là sức ép trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, vừa là thế mạnh của Thủ đô nếu biết tận dụng, đặc biệt là tận dụng nguồn lao động rẻ. 1) Phân theo giới tính. 2) Phân theo thành thị, nông thôn. 3) Phân theo nhóm tuổi.
Trong những năm qua, đầu tư của khu vực Nhà nước cho lĩnh vực khai thác chế biến khoáng sản không nhiều, chủ yếu tập trung cho công tác quản lý hoạt động khoáng sản, đầu tư của khu vực tư nhân Lào do hạn chế nhiều về tiềm năng tài chính nên tuy có một số cơ sở đó mạnh dạn đầu tư song quy mô nhỏ, chế biến hết sức hạn chế và tập trung vào một số loại hình khoáng sản không đòi hỏi vốn lớn, trình độ công nghệ và nhân lực cao (hiện trên địa bàn Thủ đô chỉ có 3 cơ sở tư nhân khai thác vàng, 4 cơ sở khai thác muối và 6 cơ sở khai thác đá Grancodiorite nhỏ làm vật liệu xây dựng) Đầu tư nước ngoài cũng chưa nhiều, trên địa bàn Thủ đô mới chỉ có liên doanh của nhà nước với Trung Quốc về khảo sát thăm dò mỏ muối với diện tích 197.000 ha. Những năm qua đã hình thành một số kênh hàng hoá như sau: (1) Viêng Chăn T Các tỉnh đồng bằng sông Mêkông: lương thực, nông sản thực phẩm, sắt thép, vật liệu xây dựng các loại, điện, điện tử, thiết bị văn phòng, đồ gia dụng, vải sợi may mặc, bia rượu, nước khoáng, nước giải khát…; (2) Viêng Chăn T Các tỉnh phía Bắc: khoáng sản, lâm sản, hoa quả tươi, sữa tươi và sữa nguyên liệu, xi măng, muối ăn, đồ gia dụng, sản phẩm cơ khí…; (3) Viêng Chăn T Các vụng khác: nông sản thực phẩm, hàng tiêu dùng, vải sợi may mặc, rượu bia, nước giải khát… Nhiều doanh nghiệp thương mại của Viêng Chăn đã mở các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở các tỉnh như Luôngphabang, Xavănnakhết, Chămpasắc.
Thủ đô đã kịp thời cung cấp các thông tin về pháp luật, chính sách nhà nước của nhà nước, các thông tin về cạnh tranh, môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh và muốn kinh doanh trên địa bàn Thủ đô… Các thông tin này đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh các hoạt động đầu tư, chớp được các cơ hội kinh doanh và tránh rủi ro, lừa đảo trong kinh doanh. Thủ đô cũng hỗ trợ đào tạo kiến thức tay nghề cho doanh nghiệp, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác như hành chính, y tế… Thủ đô cũng có các hỗ trợ khác như hỗ trợ thủ tục hành chính, ban hành bộ hồ sơ xin phê duyệt dự án đầu tư, hỗ trợ giải phóng mặt bằng… Mặc dù vẫn còn một số bất cập, song việc Viêng Chăn tăng cường hỗ trợ cho các nhà đầu tư đã góp phần tạo tín nhiệm và thúc đẩy lượng vốn đầu tư tăng lên.
Cơ cấu đầu tư từ nguồn ngân sách chưa thực sự hợp lý, mới quan tâm đầu tư cho đầu vào phục vụ phát triển sản xuất (đầu tư cho công tác giống, cho thuỷ lợi là chính) và chủ yếu là để phục vụ trồng lúa mà chưa quan tâm đến đầu ra của sản xuất, đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ lưu thông hàng hóa, cho công tác bảo quản, chế biến sau thu hoạch, công tác thông tin thị trường, tăng cường tiềm lực quản lý nhà nước. Vì vậy, một số nông sản làm ra chất lượng chưa cao, chủng loại, mẫu mã chưa phù hợp với yêu cầu của thị trường, giá thành vẫn cao hơn dẫn đến khả năng cạnh tranh khó khăn; tỷ lệ nông sản. qua chế biến thấp, phần lớn hàng nông sản xuất khẩu vẫn là sản phẩm thô;. tình trạng sử dụng kháng sinh, hóa chất trong sản xuất, chế biến nông sản gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm không kiểm soát chạt chẽ, vấn đề kiểm soát dịch bệnh cây trồng, vật nuôi còn gặp nhiều khó khăn. b) Đầu tư vào khoa học công nghệ chưa được quan tâm đúng mức Tốc độ cơ giới hóa nông nghiệp ở Thủ đô Viêng Chăn diễn ra chậm chạp và chủ yếu được thực hiện bởi nông dân. Vai trò của nhà nước chưa mạnh. Các trung tâm cây con giống ở Thủ đô Viêng Chăn chưa thực sự đóng vai trò là nơi cung cấp nguồn giống chất lượng tốt cho bà con. Công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp diễn ra với quy mô nhỏ, mang tính hình thức chưa đóng góp nhiều vào sự chuyển biến nhận thức của người dân về nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp. Việc đầu tư xây dựng, cải tạo các trung tâm cây con giống phục vụ nhu cầu sản xuất của bà con nông dân còn hạn chế. Các trung tâm này chưa đáp ứng được nhu cầu về cây con giống cho sản xuất của bà con. Dẫn tới tình trạng trên địa bàn Thủ đô bà con nông dân vẫn trồng những loại giống cây năng suất thấp, con giống bị nhiễm bệnh ảnh hưởng tới chất lượng giá trị nông sản. Trong nhiều khâu của quá trình sản xuất vẫn còn sử dụng lao động chân tay là chủ yếu. Dẫn tới năng suất lao động không cao, lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tới 60% lực lượng lao động nhưng chỉ đóng góp vào giá trị sản xuất chưa tương xứng. c) Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém và hiệu quả sản xuất thấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém, nhất là giao thông, cấp thoát điện T nước và các dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng.. hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, đồng thời chưa tạo được hấp dẫn đối với đầu tư từ bên ngoài. Hạ tầng Thủ đô Viêng Chăn còn nhiều yếu kém, chưa thực sự tạo. ra môi trường kinh tế cho các cơ sở kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh, nhất là cạnh tranh về giá. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn lớn, thường vượt quá khả năng thanh toán của người nông dân, nhưng hiện nay hỗ trợ từ nguồn ngân sách còn ít và đôi khi bị thất thoát lãng phí nhiều. Ở Thủ đô Viêng Chăn hiện nay việc phát triển cơ sở hạ tầng được coi là một vấn đề cấp bách nhất là hạ tầng phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tăng đầu tư cho thủy lợi và tiêu thoát nước để khắc phục ngay những diện tích đất bị ngập úng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô khiến nông dân phải bỏ hoang đất. Mặt khác đầu tư vào cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp hiện nay mới chỉ chú trọng vào việc phục vụ sản xuất lúa. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ thuật ít và chưa đủ trình độ quản lý và điều hành các dự án lớn và tiếp thu nhanh công nghệ tiên tiến, hiện đại. Phát triển công nghiệp phải dựa vào nông nghiệp, sản phẩm của nông nghiệp sẽ là yếu tố đầu vào cho sản xuất công nghiệp. Nhiều công trình , cơ sở sản xuất xây ra để bỏ đó gây lãng phí nguồn vốn đầu tư. Nhiều vùng nhiều nơi hệ thống mương máng, tưới tiêu nước lại không có khiến nông dân phải bỏ hoang đất. Việc đầu tư vào ngành chăn nuôi của Thủ đô Viêng Chăn trong 5 năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn. Dịch bệnh xảy ra liên tiếp nông dân trở tay không kịp, dịch bệnh này chưa qua dịch bệnh khác đã đến. Nhiều cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm của các hộ nông dân thua lỗ hàng chục tỷ kíp. d) Đánh giá công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển ở thủ đô Viêng Chăn. Việc chỉ đạo còn chưa bám sát chương trình đề ra từ đầu năm, còn điều hành công việc theo chương trình ngắn hạn (hàng tuần). Nhiều công việc giải quyết còn chậm, chưa dứt điểm. Còn nặng giải quyết sự vụ, chưa triệt để thực hiện các quy định về chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Chưa tập trung cao, chỉ đạo quy hoạch chi tiết làm cơ sở công khai, minh bạch cho giới thiệu địa điểm, thu hút đầu tư phát triển kinh tế. Một số tệ nạn xã hội vẫn còn bức xúc. Một số lĩnh vực chưa được tập trung cao chỉ đạo như: phát triển và quản lý thị trường chứng khoán, hậu kiểm doanh nghiệp, chương trình nước sạch nông thôn, trường chuẩn quốc gia.. Công tác chỉ đạo cải cách hành chính chưa đi vào chiều sâu, mới quan tâm ở khâu thủ tục, chưa mạnh dạn cải cách bộ máy và thay thế cán bộ hạn chế về năng lực; công tác hiện đại hóa công sở, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính còn chưa được quan tâm đầu tư. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên có nhiều nhưng trước hết là do nguyên nhân chủ quan, mặc dù đã được chỉ ra song chưa được khắc phục tốt. Do khối lượng công việc nhiều; một số công việc lớn được chuẩn bị từ những năm trước đây bắt đầu được triển khai thực hiện, tập trung giải. quyết đồng thời với một số vụ việc đã tồn tại. Bên cạnh đó, công tác tham mưu, triển khai thực hiện nhiệm vụ của Thủ đô ở một số Sở, ngành còn thiếu chủ động, kỷ luật công vụ còn chưa nghiêm, sự kết hợp của các ngành, các cấp thiếu chặt chẽ, còn tư tưởng ỷ lại, chông chờ vào sự chỉ đạo đôn đốc của lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thủ đô mới thực hiện dù đó là nhiệm vụ theo chức năng, thẩm quyền của ngành đã được Thủ đô phân công. Một số cán bộ, công chức năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, còn có biểu hiện quan liêu, nhũng nhiễu, phiền hà, tiêu cực chậm bị xử lý và thay thế. Đầu tư phát triển Thủ đô Viêng Chăn vẫn chưa đạt được các yêu cầu như mong muốn xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:. a) Những khó khăn từ phía nguồn nhân lực. Mặc dù nguồn lao động chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm tới hơn 60% trong tổng nguồn lao động của Thủ đô nhưng số lao động này chủ yếu là những người trên 40 tuổi và đa phần là phụ nữ và những người không thể đi làm việc tại những khu công nghiệp hoặc lên Thủ đô tìm việc. Vì vậy chất lượng của nguồn lao động này là rất thấp và khả năng nắm bắt thông tin thị trường cũng như áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp của họ bị hạn chế rất nhiều. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của ngành nông nghiệp, với nguồn lao động kém như vậy thì ngành nông nghiệp Thủ đô Thủ đô Viêng Chăn sẽ khó có những bứt phá trong tương lai. Mặc dù Thủ đô Viêng Chăn đã chú ý đến việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho nông dân nhưng mới chỉ dừng lại ở việc tập huấn kỹ thuật sản xuất đơn lẻ, ít quan tâm đến bồi dưỡng kiến thức tổng hợp có hệ thống về hiệu quả luân canh, hiệu quả khi ứng dụng các công nghệ tiến tiến, về thị trường. Bên cạnh đó lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật trực tiếp tham gia chỉ đạo sản xuất, hướng dẫn nông dân còn mỏng. Các chủ trang trại còn nhiều hạn chế về trình độ quản lý và kỹ thuật nông nghiệp, hầu hết chưa qua đào tạo trung cấp mà chủ. yếu học thông qua thực tiễn và hệ thống khuyến nông tập huấn nên kiến thức cơ bản của nghề nghiệp, khả năng tiếp cận và xử lý thông tin còn yếu. b) Năng lực của các doanh nghiệp Thủ đô Viêng Chăn còn thấp dẫn đến sức cạnh tranh của các mặt hàng thấp và không ổn định.
Một là, đẩy nhanh việc đàm phán ký kết các Hiệp định tự do thương mại song phương (FTA), Hai là, thúc đẩy quá trình hợp tác khu vực, theo đó ASEAN đang tiến tới thành lập cộng đồng ASEAN, trong đó có Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), đồng thời xúc tiến thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN + Trung Quốc, ASEAN + Nhật Bản và Khu vực mậu dịch tự do Đông Á gồm ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. T Viêng Chăn với tư cách là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước phải có tốc độ tăng GDP trung bình hàng năm cao hơn mức trung bình của cả nước 1,3 – 1,5 lần, tức phải đạt 11T12% / năm cho các giai đoạn 5 năm, tốc độ tăng như trên là nhiệm vụ của cả nước đặt ra cho Viêng Chăn (nếu không thực hiện được Viêng Chăn sẽ giảm dần vai trò, đi đầu lôi kéo địa phương khác phát.
T Lào đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, khu vực, mở của đón chào tất cả các thành phần kinh tế của các nước vào Lào đầu tư như vậy Viêng Chăn là Thủ đô sẽ có cơ hội được tiếp nhận các nguồn đầu tư. T Khoảng cách phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn với các tỉnh còn xa nên nhiệm vụ trở thành mũi nhọn để các tỉnh lân cận khác phát triển là rất nặng nề trong khi xuất phát điểm về phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn còn rất khiêm tốn.
Viêng Chăn cần khẩn trương sắp xếp và ổn định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế theo hướng tinh, gọn, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và quan tâm là sự phối hợp đồng đều của từng bộ phận trong việc tham gia quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô, việc bố trí sắp xếp tổ chức bộ máy gắn liền với sắp xếp nhân sự, khắc phục cơ bản những hạn chế, yếu kém về bộ máy và cán bộ quản lý đầu tư phát triển kinh tế trong thời gian qua để đảm bảo được tính kế thừa, QLNN về đầu tư phát triển kinh tế không bị gián đoạn và phát huy được vai trò của nó trong giai đoạn tới. Do vậy, việc chọn người làm chủ tịch Hiệp hội phải là người có năng lực, uy tín, có điều kiện để hoàn thành tốt chức trách được giao (nếu là người của cơ quan QLNN thì phải đảm đương một chức vụ quan trọng trong bộ máy, am hiểu và nhiệt tình vì sự nghiệp đầu tư phát triển kinh tế; nếu là người của doanh nghiệp thì phải là doanh nghiệp lớn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong nhiều năm liên tục, nhiệt tình với công tác của Hiệp hội và coi việc phát triển của Hiệp hội quan trọng như việc phát triển chính doanh nghiệp mình, có uy tín với các cơ quan QLNN, có khả. năng vận động và tập hợp được hội viên).