Thực trạng sản xuất lúa lai và biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả tại vùng Bắc Trung bộ

MỤC LỤC

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • Nhóm giống lúa lai sản xuất trong nước

    - Điều tra, thu thập số liệu tổng kết về tình hình phát triển lúa lai cả nước và các tỉnh Bắc Trung bộ trong thời gian qua kể từ khi áp dụng lúa lai vào sản xuất ở Việt Nam. - Điều tra phỏng vấn nông dân trồng lúa, nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông và các công ty sản xuất kinh doanh giống lúa lai, nhằm đánh giá thực trạng sản xuất lúa nói chung và lúa lai ở vùng Bắc Trung bộ. - Đánh giá thực trạng sản xuất lúa lai thương phẩm tại vùng Bắc Trung bộ về: diện tích, năng suất, sản lượng, khả năng tiếp thu giống mới; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tại địa phương; cơ chế chính sách; so sánh giữa sản xuất lúa lai và lúa thuần; hoạt động khuyến nông đối với sản xuất lúa ưu thế lai vùng Bắc Trung bộ.

    - Khảo nghiệm bộ giống lúa lai mới, có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, thời tiết và mùa vụ vùng Bắc Trung bộ, gồm khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất trong các vụ Xuân và vụ Hè Thu. + Nghiên cứu về mật độ thích hợp cho các giống lúa lai triển vọng, bao gồm các nghiên cứu về mật độ thông thường; nghiên cứu về phương thức cấy cải tiến trong đó điều chỉnh khoảng cách hàng, từ đó thay đổi mật độ khóm/m2 như: cấy hàng rộng hàng hẹp, cấy hình tam giác, cấy ô vuông. Chọn điểm đại diện để nghiên cứu, trong đó sử dụng các phương pháp điều tra, thu thập số liệu về hiện trạng sản xuất nông nghiệp ở Bắc Trung bộ như: đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisal - RRA); đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal - PRA); phân tích điểm mạnh - yếu, cơ hội - thách thức (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats - SWOT); và phương pháp phỏng vấn những người am hiểu sự việc (KIP - Key Informant Panel).

    + Nông dân trồng lúa lai: Bao gồm 50 người dân trồng lúa vùng Bắc Trung bộ, gồm cả nam và nữ, khác nhau về độ tuổi, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, bình quân ruộng đất, số lao động, v.v. Các cán bộ được phỏng vấn hiện đã và đang tham gia các đề tài trong chương trình nghiên cứu lúa lai Quốc gia và đã có thời gian kinh nghiệm từ 5 – 10 năm về lúa lai. Các công ty này ngoài việc kinh doanh giống lúa lai cung ứng cho nông dân, nhập nội từ Trung Quốc còn tổ chức sản xuất giống lai F1 trong nước với sự giúp đỡ kỹ thuật của các viện nghiên cứu, trường đại học và có sự hỗ trợ kinh phí từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    + Các nhà hoạch định chính sách: Gồm một số vị lãnh đạo ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Cục, Vụ chức năng đang tham gia chỉ đạo công tác phát triển lúa lai ở Việt Nam. + Câu hỏi đối với nông dân: Diện tích trồng lúa lai của gia đình, năng suất (so sánh với lúa thường), đầu tư về giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, nhân công, v.v. Nguồn tài liệu tập hợp từ các hội thảo trong nước và quốc tế về lúa lai, các luận án, luận văn, từ Internet, các cơ quan chức năng quản lý nhà nước (Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng..), các cơ quan nghiên cứu và phát triển lúa lai (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai, các viện nghiên cứu, các trường đại học nông nghiệp), các sở nông nghiệp, phòng nông nghiệp, các công ty giống cây trồng v.v.

    - Khảo nghiệm sản xuất thực hiện tại điểm sản xuất của các tỉnh, thiết kế kiểu On-farm Research, diện tích ô lớn từ 100m2 – 200m2/ ô, không có lần nhắc (nhưng lấy mẫu thống kê có lặp lại), có giống đối chứng và áp dụng theo quy trình kỹ thuật tiên tiến tại địa phương. Áp dụng liều lượng, phương pháp bón phân và kỹ thuật cấy của Trung Quốc tại Nam Định (Kết luận về thâm canh lúa đạt năng suất tối đa tại Việt Nam năm 2003 - 2004). Thí nghiệm tiến hành tại Khu thí nghiệm của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ vụ Xuân 2007, được thiết kế kiểu ô lớn ô nhỏ (Split - Plot) với 4 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 20m2.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

    Thực trạng sản xuất lúa và lúa lai tại các tỉnh Bắc Trung bộ

      Tuy nhiên, việc sản xuất còn gặp một số khó khăn như: Các giống lúa lai 3 dòng được ưa chuộng, trồng phổ biến như D.ưu527, Syn6… là giống nhập ngoại nên không chủ động. Như vậy vụ Hè Thu diện tích không tăng được một trong những nguyên nhân cơ bản đó là bộ giống lúa lai không phong phú, giống Nhị ưu 838 mặc dù có nhiều nhược điểm, nhất là ở vụ Hè Thu nhiễm bạc lá cao có năm mất mùa nhưng chưa có giống có ưu điểm vượt trội có thể thay thế, có giống năng suất cao đưa vào khảo nghiệm nhưng là giống nhập nội, nguồn giống không có cho nên cũng không tồn tại lâu. Như vậy về điều kiện sinh thái không khác biệt so với Nghệ An, song những giống lúa lai phát triển tốt ở Nghệ An chưa vào được Hà Tĩnh, nguyên nhân do tâm lý người dân còn e ngại, không muốn thay đổi.

      Vì trồng lúa lai muốn đạt năng suất cao phải đầu tư thâm canh, trong khi đó chi phí vật tư đầu vào ngày càng cao, thời tiết không thuận lợi, vụ Xuân thường gặp rét vào thời kỳ đầu làm mạ, có năm chết rét hàng loạt, Hà Tĩnh không khuyến khích gieo thẳng vụ Đông Xuân vì thường gặp rét đậm rét hại vào thời kỳ này, lúa chết hàng loạt gây tổn thất cho sản xuất, tuy nhiên theo điều tra có đến trên 10%. Vụ Hè Thu lịch gieo trồng thường căng thẳng, lúa thường bị hạn đầu vụ và lụt cuối vụ, cho nên nông dân tính chuyện ăn chắc là gieo cấy lúa thuần vì chi phí đầu vào thấp. Trong khi đó giống lúa lai giá cao, gieo sạ vãi tốn nhiều giống hơn lúa thuần, muốn có năng suất cao lại phải đầu tư thâm canh, trường hợp đầu tư thấp hoặc trung bình thì thua lúa thuần, đây là một trong những nguyên nhân hạn chế đến việc mở rộng diện tích lúa lai ở Quảng Bình.

      Giá lúa lai thương phẩm thường thấp hơn so với lúa thuần do đó khó tiêu thụ, trong khi đó trồng giống lúa chất lượng, năng suất tuy thấp hơn lúa lai nhưng giá cao, dễ tiêu thụ. Do đó để lúa lai phát triển được lúa lai, phù hợp với định hướng của tỉnh cần phải có nhiều giống lúa lai năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh đưa vào khảo nghiệm và phải nghiên cứu đưa ra quy trình canh tác thích hợp, tuyên truyền phổ biến cho dân. Gần đây một số giống lúa lai được đưa vào thử nghiệm ở Quảng Trị, đã chứng minh năng suất cao vượt trội và khả năng chống chịu tốt hơn so với lúa thuần, như giống TH3-3, TH7-2, v.v.

      Đẩy mạnh các biện pháp thâm canh, khảo nghiệm để tìm kiếm các giống lúa có năng suất và chất lượng cao để bổ sung vào cơ cấu giống lúa, mở rộng diện tích lúa chất lượng cao, lúa lai. Bên cạnh đó, người dân Quảng Trị có tập quán gieo thẳng (90-95% diện tích gieo sạ), có nhiều ưu điểm nhưng đối với lúa lai giá giống cao, tốn nhiều giống hơn lúa thuần là vấn đề lớn ảnh hưởng đến tâm lý người dân. Lúa lai phải đầu tư cao, trình độ thâm canh của người trồng lúa cũng phải cao mới cho năng suất cao, trong khi nông dân Quảng Trị đầu tư thâm canh, phân bón cho lúa khá thấp.

      Cơ cấu diện tích lúa lai không được đề cập cụ thể trong định hướng của tỉnh, tuy nhiên để đảm bảo an ninh lương thực cần diện tích lúa lai tương đương lúa chất lượng là 15 nghìn ha. Sản xuất lúa ở đây đa dạng hơn, tuy nhiên vấn đề giống lúa lai phù hợp với sinh thái, có thời gian sinh trưởng cực ngắn, có khả năng chống chịu sâu, rầy và bệnh đạo ôn, bạc lá còn thiếu vắng là một trong những nguyên nhân chính hạn chế phát triển lúa lai thương phẩm ở Thừa Thiên Huế. Số liệu sản xuất cho thấy về chủng loại giống khá đa dạng phong phú ở vùng Bắc Trung bộ, ngoài những tổ hợp đã được đưa vào trước đây, nhiều tổ hợp mới nhập từ Trung Quốc đã được đưa vào sản xuất (Bảng 3.1).