MỤC LỤC
- Địa điểm nghiên cứu: Xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An - Tập trung nghiên cứu các hộ có vay vốn và có nhu cầu vay vốn. - Thực trạng về số tổ chức tín dụng và sự biến động số tổ chức tín dụng trong những năm qua tại xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. - Các quy chế hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng: đối tượng vay, mức vay, thời hạn vay, lãi suất, các hoạt động hỗ trợ,.
- Tình hình tiếp cận nguồn vốn của người dân trong xã: kiến thức của hộ vay vốn đối với các nguồn vốn tín dụng, các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định vay vốn của hộ, mức vốn vay của các nhóm hộ. + Điểm nghiên cứu ở mỗi vùng sinh thái phải thể hiện được tính đại diện cho vùng sinh thái đó về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. + Thu thập các số liệu về điều kiện kinh tế xã hội: Tình hình kinh tế của huyện, các chính sách quy định, cơ sở hạ tầng trong Báo cáo Tổng kết các năm 2007-2009 và Định hướng phát triển kinh tế của xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đến năm 2010.
+ Nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp phân tích: Phân tích định tính và phân tích định lượng nhằm đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của người dân xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng của hộ sản xuất Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phải đảm bảo tính khoa học, thống nhất, phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của các ngành tài chính, ngân hàng và nông nghiệp.
Hoa Thành là một xã nằm sát thị trấn của huyện, cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống đường xá, giao thông cơ bản được bê tông hóa (rải nhựa, bê tông), thuận lợi cho việc đi lại sinh hoạt, sản xuất và đời sống dân sinh. Vì vậy, nông dân có điều kiện nhận các thông tin về văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật, thị trường, những thông tin về hoạt động của các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn xã đến với người dân khá nhanh chóng và thuận lợi. Nguyên nhân chính ở đây là do các hộ trong nhóm hộ không nghèo có số người trong độ tuổi lao động nhiều hơn, trong khi ở nhóm hộ nghèo, các lao động chính trong gia đình ít và còn phải nuôi các lao động “ăn theo” như trẻ em, người già… Khi tiến hành điều tra, hầu hết các hộ dân trong xã đều có nguyện vọng vay vốn tại các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn xã, mục đích để sản xuất kinh doanh và hỗ trợ chi tiờu cho gia đỡnh.
Nguyên nhân chính là do đa số hộ nghèo trong xã chỉ sống chủ yếu dựa vào nguồn thu từ nông nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ, bên cạnh đó, vì Hoa Thành là một xã đồng bằng với diện tích toàn xã khá nhỏ nên đất nông nghiệp chỉ phân theo nhân khẩu, mỗi khẩu từ 300 m2 đến 500 m2 , do đó nguồn thu từ nông nghiệp và chăn nuôi chỉ đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tối thiểu hằng ngày. Ngoài ra, các hộ nghèo trong xã chủ yếu là những hộ có người ốm đau bệnh tật, một lao động phải nuôi ba, bốn miệng ăn, trong khi trình độ lao động thấp, họ ít có khả năng tự kiếm việc làm và tăng thu nhập cho bản thân. Trên thực tế, mức thu nhập của nhóm hộ nghèo chỉ khoảng 15,54 triệu đồng/năm/hộ, và nguồn thu từ nông nghiệp là chủ yếu, chiếm tới gần 78,12%, trong khi đó các hộ thuộc nhóm không nghèo lại có thu nhập cao hơn khá nhiều, khoảng 27,57 triệu đồng/năm và được thu ở nhiều nguồn khác nhau.
Ở nhóm hộ không nghèo, có một nguồn thu chiếm vị trí khá cao đó là thu nhập từ ngành nghề, ở đây là các hộ công nhân viên chức làm việc ở các cơ quan, tổ chức của nhà nước và các công ty tư nhân. Mặc dù vậy, vẫn rất cần tới các hoạt động cho vay và hỗ trợ vốn vay từ các tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức đang có mặt trên địa bàn như Ngân hàng NN & PTNT, Ngân hàng CS – XH…Việc tiếp cận được với nhiều nguồn vốn là cơ hội để người dân trong xã nâng cao khả năng sản xuất, tăng cường đầu tư trong trồng trọt, chăn nuôi và trong cả chi tiêu hằng ngày.