MỤC LỤC
Bên cạnh đó thì không thể không kể đến Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), để có được sức cạnh tranh lớn trên thị trường thì Công ty đã đa dạng hóa sản phẩm với hơn 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa gồm: Sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, kem, sữa chua, Phô-mai và các sản phẩm khác như: sữa đậu nành, nước ép trái cây, bánh, cà phê hòa tan, nước uống đóng chai, trà, chocalate hòa tan…. Những thương hiệu lớn trên thị trường Việt Nam hầu hết là thương hiệu của DNNN như: Công ty cổ phần May 10, Công ty cổ phần giày Việt – Vina giày, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk, Công ty cổ phần Thăng Long, Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam – Vifon, Công ty Ajinomoto Việt Nam…Những thương hiệu này sản xuất ra những sản phẩm được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao và nhiều DNNN đã đoạt giải. Với việc nắm giữ những ngành sản xuất quan trọng, sản phẩm của các tổng công ty 91 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các DNNN nói riêng và của cả nền kinh tế bởi vì đó chính là những yếu tố đầu vào như: viễn thông, vận tải đường sắt, xi măng, xăng dầu, sắt thép, điện…Vì vậy, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNN thì trước hết cần nâng cao khả năng hoạt động của các tổng Công ty 91 bằng nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó trọng tâm là phải phá thế độc quyền định giá của các tổng công ty bằng kiểm soát giá của Nhà nước, tôn trọng quan hệ cung - cầu về các sản phẩm chiến lược đó trên thị trường trong nước và quốc tế để giá cả của các mặt hàng này phải phù hợp với mặt bằng giá trong khu vực quốc tế.
Những tập đoàn này lấy nòng cốt là các tổng công ty nhà nước hoạt động trong các ngành kinh tế trọng điểm có tính chất chi phối tới nền kinh tế, bao gồm tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tập đoàn Điện lực Việt Nam, tập đoàn Bưu chính-Viễn thông, tập đoàn Dệt may Việt Nam, tập đoàn Cao su Việt Nam, tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam và tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam. Vietnam Airline còn có nhiệm vụ bảo dưỡng tàu bay, động cơ, thiết bị hàng không và các thiết bị kỹ thuật khác, cũng như sản xuất linh kiện, phụ tùng trang thiết bị kỹ thuật và các nội dung khác thuộc lĩnh vực công nghiệp hàng không..Ngoài ra, Vietnam Airlines còn hoạt động trên các lĩnh vực như vận tải đa phương thức, cung ứng các dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, các dịch vụ tại nhà ga hành khách, ga hàng hóa và các dịch vụ phuc vụ sân đỗ tại các cảng hàng không, sân bay….
Đồng thời còn hoạt động trong các ngành, nghề kinh doanh khác như khảo sát, tư vấn, thiết kế, xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông; sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông. Vinachem có ngành nghề kinh doanh chính là: sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất cơ bản; hóa chất tiêu dùng; công nghiệp hóa chất, hóa dược, hóa dầu; công nghiệp chế biến cao su; công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á…đem lại cho Việt Nam lượng doanh thu khá lớn.
Chúng ta đã tách được chức năng quản lý hành chính Nhà nước khỏi chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh, tạo cơ sở cho việc thực hiện chính sách phát triển doanh nghiệp trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN và mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã đề ra. - Vấn đề hậu cổ phần hóa chưa được quan tâm đúng mức; sự hiểu biết pháp luật về công ty cổ phần còn hạn chế, cho nên, có nơi chưa phát huy quyền làm chủ của cổ đông và người lao động, ngược lại có nơi lạm dụng quy định của pháp luật gây khó khăn cho quản lý của Hội đồng quản trị, điều hành của giám đốc. Nhà nước chưa tạo đủ điều kiện và chưa đòi hỏi đúng mức để DNNN tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động trong sản xuất kinh doanh, tích tụ vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ; chưa hoàn thiện và phát triển được đồng bộ thị trường vốn để tạo ra sự chu chuyển vốn thông suốt trong toàn bộ xã hội, đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
Tóm lại, bên cạnh những thương hiệu và uy tín mà DNNN Việt Nam đã tạo dựng nên từ lâu, bên cạnh những chất lượng sản phẩm tốt được đa số người tiêu dùng bình chọn là “hàng Việt Nam chất lượng cao” thì nhìn một cách tổng thể ta thấy năng lực cạnh tranh của các DNNN ở Việt Nam hiện nay còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nguy cơ này được thể hiện qua một số dấu hiệu gần đây về tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán, căng thẳng trên thị trường ngoại hối, đua tranh lãi suất giữa các ngân hàng thương mại và CPI tăng trở lại. Trên những cơ sở đó, nhiều chuyên gia trong nước đã dự báo tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm 2010 vào khoảng 6,5% do năm 2010, nền kinh tế thế giới diễn ra rất thuận lợi cùng với sự năng động và dẻo dai của nền kinh tế, đặc biệt là của khu vực kinh tế tư nhân và nếu các điều kiện vĩ mô được giữ ổn định thì tăng trưởng GDP hoàn toàn có thể đạt 6,5%. Điều này giúp nền kinh tế hồi phục nhưng hệ quả là sau một độ trễ nhất định, thường trong khoảng 5 - 7 tháng, thì CPI sẽ cao trở lại chưa kể tới tác động của một số yếu tố khác tới CPI, chẳng hạn như tăng tỷ giá USD/VND, giá năng lượng và lương thực tăng trở lại cùng với sự phục hồi của kinh tế thế giới, kế hoạch tăng lương tối thiểu trong năm 2010.
Cụ thể, nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP bằng 39%, thuộc diện quốc gia có nợ nước ngoài vừa phải, nếu xét theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới (WB), theo đó trên 50% được cho là nợ quá nhiều; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung dài hạn so với xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ chỉ bằng 4,2% (WB cho phép đến 25%); dự trữ ngoại hối so với nợ nước ngoài ngắn hạn là 290%. DNNN giảm về số lượng nhưng trong nhiều ngành, lĩnh vực quan trọng thì mạnh lên, quy mô vốn tăng và cơ bản thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt, có vị trí then chốt, làm công cụ vật chất để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách đầy đủ và đồng bộ, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho DNNN hoạt động, đồng thời tạo sự cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; tiếp tục đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với DNNN và đổi mới hoạt động của bản thân DNNN. - Đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; sớm hoàn thành việc đánh giá lại giá trị vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và việc xử lý nợ trong khu vực DNNN, có biện pháp làm lành mạnh tình hình tài chính doanh nghiệp. Xỏc định rừ những quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu do người đại diện trực tiếp thực hiện, quyền và nghĩa vụ cần phải thông qua ý kiến của chủ sở hữu trước khi biểu quyết hoặc bỏ phiếu hoặc quyết định ở Công ty cũng như cơ chế xử lý hậu quả khi đại diện theo uỷ quyền thực hiện không đúng ràng buộc, tổn hại đến lợi ích của cổ đông nhà nước.
Minh bạch hoá thông tin hàng năm về đầu tư vốn nhà nước tại các doanh nghiệp..Thiết lập hệ thống thông tin quản lý vốn chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp, kết nối từ Ban chỉ đạo trung ương, các bộ, UBND cấp tỉnh, mà trực tiếp là bộ phận chuyên trách và các doanh nghiệp trong đó cổ phần, phần vốn nhà nước. Có những loại sản phẩm vào thời điểm này bán chạy, nhưng thời điểm khác thì nhu cầu giảm, vì vậy nếu có các sản phẩm khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh thị trường, đẩy mạnh kinh doanh mặt hàng đang ăn khách và giảm mặt hàng đang có nhu cầu giảm, sẽ luôn đảm bảo việc làm cho người lao động và doanh số của doanh nghiệp.