Giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

MỤC LỤC

Chuyển dịch cơ cấu lao động

Là sự chuyển dịch nguồn lao động từ ngành này sang ngành khác, từ khu vực này đến khu vực khác, sự thay đổi lao động giữa các nghề, giữa các cấp trình độ,..hay chuyển dịch cơ cấu lao động chính là sự chuyển hoá từ cơ cấu lao động cũ sang cơ cấu lao động mới phù hợp hơn với quá trình phát triển kinh tế xã hội và trình độ phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Để thực hiện được cần phải có một đội ngũ lao động với trình độ chuyên môn cao, do đó cần thực hiện chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là vấn đề hàng đầu cần được sự định hướng trong chiến lược phát triển kinh tế của nhà nước.

Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn và ngành nghề

Tất cả các hình thức chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động trên đều góp phần làm cho cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu nền kinh tế, phát huy được tiềm năng của lực lượng lao động, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế lành mạnh, bền vững. Nghiên cứu cơ cấu lao động theo ngành nghề góp phần hoạch định chính sách xã hội đúng đắn, phù hợp với từng ngành nghề, từng vùng lãnh thổ.

NHỮNG THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CẤU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM

Nền kinh tế tri thức

Đan kết mạng lưới toàn cầu

Hội nhập với quốc tế và rủi ro

Cơ cấu nhân khẩu từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo nhóm tuổi

Cơ cấu lao động hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ học vấn

Trong những năm vừa qua chất lượng nguồn nhân lực đã tăng lên đáng kể trước hết là do trình độ học vấn của lực lượng lao động được nâng thêm một bước thể hiện ở chỗ giảm khá nhanh số lượng tuyệt đối và tỷ trọng nhóm người có trình độ học vấn thấp cụ thể: năm 1996 số người không biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I chiếm 5,7% và 20,7% số lao động hoạt động kinh tế thường xuyuên, nhưng đến năm 2000 thì số này giảm chỉ còn 4,0% và 16,5%. Tỷ lệ người có trình độ tốt nghiệp PTTH và THCN ở thành thị cao gấp 2,5 lần ở nông thôn, còn ở trình độ tốt nghiệp Cao đẳng, đại học và trên đại học là trên 7 lần (biểu4 và biểu 5).

Cơ cấu lao động hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ học vấn ở khu vực thành thị

Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt nam 1996 - 2000 Trình độ học vấn của nguồn nhân lực cả nước nói chung khá cao với một số nước trong vùng có GDP/người cao hơn ta. Đây là một lợi thế rất quan trọng cho đất nước đi vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nếu được đào tạo chuyên môn nghề nghiệp tốt.

Cơ cấu lao động hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ học vấn ở khu vực nông thôn

Cơ cấu lực lượng lao động hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 1996-2000

Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành

Trong những năm qua số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân tăng liên tục, bình quân hàng năm tăng thêm khoảng 900-1000 nghìn người, cũng có nghĩa là mỗi năm giải quyết được việc làm cho từng ấy lao động. Có thể coi tình trạng phổ biến là do không tạo thêm được việc làm ở các ngành khác nên diễn ra hiện tượng dồn lao động nông thôn trong khu vực nông nghiệp.

Lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân theo ngành Đơn vị: 1000 người

Sự hình thành và phát triển của cơ cấu lao động theo ngành hay phân công lao động xã hội theo ngành phụ thuộc vào ba yếu tố: cơ cấu kinh tế, năng suất lao động và cơ cấu đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp vơí cơ cấu kinh tế. Mức chuyển dịch tỷ trọng của ngành thương mại và dịch vụ trong tổng số và mức chuyển tỷ trọng đóng góp trong GDP của ngành thương mại và dịch vụ là tương đương, tăng khoảng 5% trong 10 năm (số liệu: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, chuyển dịch cơ cấu lao động thời kỳ 2001- 2010).

Cơ cấu lao động nông thôn chia theo ngành

Cơ cấu sử dụng lao động theo nghề

Kinh nghiệm ở các nước chỉ ra rằng tỷ lệ lao động làm việc trong 3 nhóm nghề ít nhiều là phụ thuộc vào trình độ công nghiệp hoá, trình độ phát triển của một đất nước thấp hay cao. -Trong sự nghiệp CNH, HĐH cần nhiều cán bộ quản lý giỏi, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, như vậy cơ cấu lao động theo nghề của nước ta như hiện nay là không đáp ứng được nếu không sớm có sự chuyển đổi thích hợp.

VÀI NÉT VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ 1991-2000

    Khu vực kinh tế có vốn liên doanh nước ngoài, do mức tiền công bình quân cao hơn một số khu vực khác, đã thu hút được một bộ phận lao động được đào tạo có tay nghề cao mức gia nhập thị trường hoặc từ các khu vực kinh tế khác chuyển sang. Sự hình thành dòng lao động khi chuyển từ nông thôn thành thị mang tính hai mặt: Nó làm tăng sức ép về nhân khẩu và việc làm vốn đã căng thẳng ở thành thị, nhưng nó cũng giải toả được những công việc lao động nặng nhọc mà người dân thành thị không muốn làm, hoặc làm với giá cao.

    MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA

      Nhưng đối với những người có trình độ tay nghề thấp kém, sức khoẻ yếu và ở những vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh không có thị trường lao động, hoặc thị trường lao động chưa phát triển thì không thể giải quyết việc làm bằng cơ chế thị trường mà phải bằng các chính sách xã hội để hỗ trợ cho người lao động tự tạo việc làm. Chúng ta đều biết, vấn đề di dân lao động từ những vùng có cuộc sống khó khăn, thiếu việc làm, đến các vùng có điều kiện sống tốt hơn, dễ tìm việc làm hơn luôn luôn diễn ra và là tất yếu khách quan vì đó là khát vọng của con người luôn luôn hướng về những điều tốt đẹp hơn, đồng thời cũng là nhu cầu của các khu công nghiệp, khu đô thị lớn cần tuyển lao động mới ở các vùng khác đến.

      MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

      • NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG
        • Một số mô hình chuyển dịch cơ cấu lao động cần được khuyến khích mở rộng

          Thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành như trên thì trong 10 năm 2001-2010, bình quân mỗi năm giảm được 1,7% tỷ trọng lao động nông nghiệp trong lực lượng lao động, gần tương đương với mức giảm của các nước trong khu vực trong thập kỷ 80 và 90, mỗi năm tạo chỗ làm việc mới cho 1-1,1 triệu lao động (chưa kể số lao động có việc làm do thay thế người về hưu trong đó tỷ lệ nữ chiếm khoảng 47-48%). Giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ. Điều này cho thấy chỉ có chuyển dịch cơ cấu lao động thì mới tạo ra công việc làm. Căn cứ vào tình hình thực tế về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hiện nay không phải là một quá trình nhảy vọt đứt đoạn ngay từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp mà là quá trình diễn ra từng bước tử nông nghiệp sang bán phi nông nghiệp và phi nông nghiệp nên cần phải có cách tiếp cận mới để phản ánh cơ cấu lao động nông thôn. Cần phải có các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu lao động tạo việc làm thời kỳ 2001-2005. Nhóm 1: Các chính sách để chuyển dịch cơ cấu lao động. 4.1 Các chính sách khuyến khích mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu ở khu vực nông thôn bao gồm:. Giảm mọi phiền hà trong quá trình doanh nghiệp tìm kiếm thị trường hoặc tiêu thụ sản phẩm trong phạm vi luật pháp cho phép. Tổ chức dịch vụ thông tin thị trường trong và ngoài nước đến cơ sở sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ đào tạo quản lý kinh doanh, tiếp thị. Có chính sách ưu đãi về thuế và ổn định về các chi phí đầu vào như giá điện, xăng dầu, phân bón để bà con phấn đấu hạ giá thành. a) Chính sách đầu tư đặc biệt đối với khu vực nông thôn. Trong tổng mức đầu tư trên thì vốn của ngân sách nhà nước (không kể ODA) chiếm khoảng 14-15%. + Về chính sách đầu tư đối với khu vực nông thôn:. Kinh nghiệm của các nước phát triển nhanh như hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan va tình hình thực tế ở nước ta hiện nay cho thấy muốn phát triển được khu vực nông thôn cần phải có đầu tư manh mẽ hơn nữa từ nhiều nguồn như:. số hộ nông dân có nhu cầu vay cho sản xuất đều được vay vốn của Ngân hàng. Các hộ nông dân có hợp động sản xuất, hoặc nằm trong khu vực được qui hoach chuyển đổi cơ cấu sản xuất đều được vay không phải thế chấp. -Đối với các vùng đã được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nhà nước sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng tạo thuận lợi cho nông dân chuyển đổi sản xuất. Đặc biệt, đối với các vùng cây công nghiệp, nhà nước phải đầu tư cơ sở hạ tầng về đường sá, điện nước, vườn thí nghiệm và các cơ sở chế biến, sau đó khi đã đi vào ổn định thì cổ phần hoá để dân lo. - Tiếp tục đầu tư các cơ sở hạ tầng xã hội, đặc biệt là vấn đề vệ sinh môi trường ở các làng nghề theo nguyên tắc đối với các huyện, vùng đồng bằng thì nhà nước hỗ trợ tối đa 50% tổng mức đầu tư, đối với các huyện miền núi sẽ hỗ trợ 70-80%; còn lại huy động sức dân đóng góp. - Hình thành các khu kinh tế tập trung cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cáclang nghề chuyền thống. c) Chính sách đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ. Xây dựng ở mỗi huyện ít nhất từ 1-2 trung tâm dạy nghề tổng hợp cho thanh niên. Nội dung hoạt động của các trung tâm này trước hết là dạy các ngành nghề mà địa phương có thế mạnh, các ngành nghề đã được qui hoạch để chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Đồng thời dạy cả các kiến thức quản lý kinh doanh, kiến thức về thị trường và gắn với các chuyển giao công nghệ. Nguồn vốn để xây dựng các cơ sở này trước mắt là của nhà nước và nằm trong chiến lược chung về phát triển nguồn nhân lực. Hình thành ở mỗi xã một tổ cán bộ làm công tác khuyến nông, lâm, ngư và công nghiệp gắn với chuyển giao công nghệ. Hiện nay, trong các chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm, chương trình 135 đều có các dự án khuyến nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp. Cần đưa các dự án này đến tận xã. Các huyện và tỉnh thành phố cần bố trí đủ cho tất cả các xã của cả nước ít nhất là từ một đến hai cán bộ của các ngành trên cho mỗi xã kết hợp với một số nông dân sản xuất giỏi ở địa phương để hình thành tổ khuyến nông, lâm, ngư và công nghiệp của xã. Kinh phí hoạt động ngoài nguồn của dự án có thể thu thêm từ nguồn chuyển. giao kỹ thuật, dịch vụ cung cấp giống cây mới hoặc ngân sách của tỉnh huyện hỗ trợ thêm. Nhóm 2: Các chính sách về định hướng cho chuyển dịch cơ cấu lao động. Các tỉnh, thành phố cần có qui hoạch cụ thể về hướng phát triển các ngành các lĩnh vực và các vùng cụ thể của địa phương trên cơ sở đó, xác định cơ cấu kinh tế của địa phương làm căn cứ cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động. Khuyến khích phát triển kinh tế đồi rừng khai thác bãi bồi ven sông, ven biển và kinh tế biển, thông qua các chính sách cụ thể về đầu tư cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, đường sá các cơ sở cung cấp giống cây con và tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện chính sách hỗ trợ cho nông dân theo hướng:xây dựng quỹ bảo hiểm xuất khẩu để xử lý khi thị trường biến động. Quy hoạch hình thành các vùng nguyên liệu công nghiệp và có chính sách để khuyến khích hình thành thông qua các chính sách hỗ trợ ban đầu về vốn, ổn định giá cung cấp giống, phòng chống dịch bệnh và tiêu thụ hết sản phẩm cho nông dân. Quy hoạch và có chính sách hình thành các khu đô thị dan cư mới. Đây là một biện pháp rất quan trọng tác động đến việc chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động. Song nguyên tắc của đền bù đất đai đối với khu vực này phải đạt được 2 mục tiêu: Người bị mất nhà đất phải có nhà ở mới có điều kiện tốt hơn va người lao động phải được giả quyết việc làm. Như vậy, tiền đền bù trước hết là để làm 2 việc: xây dựng nhà ở khu định cư mới cho những người bị mất nhà đất và tạo cho người lao động có việc làm mới do bị mất đất canh tác. Những người đầu cơ mua đấtkhông có hộ khẩu chính ở đây sẽ chỉ được đền bù giá đất sản xuất nông nghiệp. Nhóm 3: Các chính sách liên quan đến việc làm thông thoáng về đăng ký hộ khẩu và thông tin thị trương lao động. Đây là nhóm chính sách liên quan trực tiếp đến nhiều người lao động và chủ sử dụng lao động nên cần tháo gỡ những ách tắc hiện nay theo hướng:. + Cho phép các doanh nghiệp trong và ngoài nươc được phép tuyển chọn trực tiếp lao động ở tất cả các tỉnh thành phố khác nhau. + Tất cả những người lao động từ các tỉnh khác tới nếu có giấy của Uỷ ban nhân dân xã cho phép tự tìm việc làm và xác nhận là người làm ăn lương thiện không có tiền án, tiền sự đều được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cho phép đăng ký tạm trú để tìm việc và được các trung tâm việc làm tư vấn, giới thiệu việc làm hoặc dạy nghề. Ở mỗi quận, huyện của các thành phố lớn cần dành một mảnh đất để xây dựng nhà ở để cho những lao động ngoại tỉnh đến thuê. Tăng cường công tác thông tin thị trường lao động bằng các biện pháp:. - Ở mỗi tỉnh, thành phố cần chọn 1 trong số các trung tâm dịch vụ việc làm và giao nhiệm vụ cho trung tâm này chịu trách nhiệm thu thập các thông tin về cung cầu lao động và tình hình giá cả tiền công, tiền lương của người lao động, báo cáo về trung ương là Bộ Lao động thương binh xã hội; Tổ chức đào tạo đội ngũ các bộ của các trung tâm về kiến thức thị trường lao động và điều tra thị trường lao động. Thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với lao động nữ như: Đối với doanh nghiệp có lao động nữ từ 65% trở lên nên để lại cho doanh nghiệp 4-5%. tiền thuế phải nộp để xây dựng các quỹ phúc lợi; đối với những ngành đào tạo như thương mại, du lịch, giáo dục, y tế cần có quy định cụ thể về tuyển lao động nữ hoặc nữ được ưu tiên cộng thêm 1-2 điểm so với nam vào các ngành này. Nhóm 4: Một số mô hình chuyển dịch cơ cấu lao động cần được khuyến khích mở rộng. a) Mô hình xí nghiệp nông thôn:. Ở nông thôn nước ta đã hình thành mô hình sản xuất kiểu xí nghiệp như:. cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, các trang trại. Đây là một kiểu xí nghiệp nhỏ có khả năng thu hút nhiều lao động và chuyển dịch lao động tại chỗ lại ít tốn kém về đầu tư cần được khuyến khích phát triển bằng các chính sách đã nói ở trên. b) Mô hình làng nghề truyền thống. Mô hình các làng nghề truyền thống là biện pháp rất quan trọng và có khả thi cao để chuyển dịch cơ cấu lao động và công nghiệp hoá nông thôn. Mỗi tỉnh, mỗi thành phố cần tổ chức điều tra nắm lại những làng nghề truyền thống trên địa bàn và xây dựng phương án phát triển cho từng làng nghề bằng các chính sách hỗ trợ cụ thể và quy hoạch tách hoạt động sản xuất ra khỏi khu dân cư. Ưu điểm của nó là vốn ban đầu ít, quy mô nhỏ nên dễ thích nghi với những biến động của thị trường. Phát triển các doanh nghiệp nhỏ sẽ là tiền đề phát triển doanh nghiệp vừa và lớn. d) Mô hình công ty cổ phần. Để tạo mối quan hệ giữa doanh nghiệp chế biến nông sản và người trồng nguyên liệu. e) Mô hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

          Bảng 10: Dự báo nhu cầu lao động lam việc trong ngành kinh tế
          Bảng 10: Dự báo nhu cầu lao động lam việc trong ngành kinh tế