Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam

MỤC LỤC

Nội dung của đào tạo và phát triển NNL 3.1. Xác định nhu cầu đào tạo

Trong đó, chi phí cho việc học bao gồm chi phí cho cơ sở vật chất và dụng cụ giảng dạy (đối với đào tạo trong công việc), chi phí cơ hội cho việc người lao động đi đào tạo (đối với đào tạo ngoài công việc), chi phí cơ hội cho người lao động trong quá trình đào tạo như tiền lương, tiền phí cho các sản phẩm làm sai (đối với đào tạo trong công việc)… Chi phí cho giáo viên giảng dạy bao gồm chi phí thuê giáo viên, các cán bộ quản lý có kinh nghiệm đứng ra giảng dạy, chi phí quản lý giám sát…. - Đối với doanh nghiệp: Việc đào tạo vá phát triển NNL là nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc; sử dụng hiệu quả NNL, tránh lãng phí chất xám; nâng cao chất lượng của thực hiện công việc; giảm bớt chi phí giám sát; nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức; duy trì và nâng cao chất lượng của NNL; tạo điều kiện để áp dụng tiến bộ KHKT; tạo được lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp.

Quá trình hình thành, phát triển và những đặc điểm ảnh hưởng đến Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty

Tại mỗi phòng ban sẽ có cán bộ phụ trách công tác đào tạo thực hiện các công việc có liên quan như xác định nhu cầu đào tạo, lựa chọn đối tượng đào tạo, xây dựng nội dung giảng dạy, lựa chọn giáo viên kiêm nhiệm, lựa chọn trường gửi cán bộ đi đào tạo… điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo được diễn ra dễ dàng theo đúng kế hoạch và đạt hiệu qủa cao. Ngoài ra, phòng tổ chức còn giúp cho Tổng Giám đốc quản lý cán bộ, công nhân viên thuộc Công ty về hồ sơ công ty và hồ sơ cán bộ, đánh giá phẩm chất, năng lực cán bộ, tuyển dụng nhân viên, thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên trong công ty, tiến hành trả lương, đóng BHXH cho công nhân viên….

Biểu đồ doanh thu của công ty

Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam

Điều đó được thể hiện bằng việc, ban lãnh đạo đã có các chính sách nghiên cứu và vận dụng khá tốt quan điểm nhìn nhận, đánh giá về con người, đồng thời qua đó quyết định phương hướng xây dựng, tổ chức, sắp xếp nhân sự và cơ cấu lao động hợp lý nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển (điều này được thể hiện qua quy mô đào tạo NNL ở phần trên). - Điều kiện tiêu chuẩn đối với CNV được công ty cử đi đào tạo: Đối tượng được cử đi đào tạo phải đảm bảo những tiêu chuẩn như: có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp hợp với chương trình đào tạo; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có năng lực bản thân, phẩm chất tốt, có khả năng tiếp thu được những kiến thức mới; có đủ điều kiện về kinh tế, gia đình, sức khỏe; cam kết làm việc lâu dài cho công ty, đối với những trường hợp mới được nhận vào công ty, công ty phải ký các điều khoản nhằm giữ chân họ sau khi công ty đã đào tạo họ. - Về ưu điểm của công tác đào tạo và phát triển NNL trong công ty: Một là, công ty đã xây dựng một quy trình đào tạo khá đầy đủ và toàn diện; Hai là, trong từng bước thực hiện đã có sự phân công trách nhiệm đầy đủ cho từng đối tượng cụ thể; Ba là, ở từng bước đều cú sự theo dừi, giỏm sỏt của ban lónh đạo; Bốn là, qua lưu đồ ta có thể đánh giá được chất lượng của lao động sau khi đi đào tạo.

Vì vậy, các cán bộ này không được đào tạo qua các lớp về quản trị nhân lực do đó chưa được trang bị các kiến thức, kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công việc, đánh giá công việc, phương pháp giảng dạy, cách xây dựng bài giảng, cách truyền đạt nội dung bài giảng đến học viên… đều dựa trên kinh nghiệm bản thân, dựa trên sự cảm tính. Tuy nhiên, do công ty áp dụng chủ yếu là phương pháp đào tạo ngoài công việc nên chương trình đào tạo còn mang nặng tính lý thuyết, không sát với thực tế công việc và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, chưa được tiếp cận trực tiếp với những khó khăn mà công ty gặp phải do đó dẫn đến tình trạng học viên không thể áp dụng những kiến thức học được vào thực tế trong một thời gian ngắn.

Bảng 2.9. Thống kê số lượng CNV được đào tạo ở các phòng ban
Bảng 2.9. Thống kê số lượng CNV được đào tạo ở các phòng ban

Chiến lược chung của công ty cổ phần XNK y tế Việt Nam 1.1. Chiến lược chung của Công ty

- Chương trình tái cấu trúc - tổ chức lại doanh nghiệp - hiện đại hoá quản lý: Công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 dưới hình thức công ty cổ phần, đa sở hữu, Nhà nước không còn chi phối, vì vậy cần phải tái cấu trúc ở cả 2 lĩnh vực tài chính và hoạt động (tức là làm một cuộc cách mạng về chiến lược). - Chương trình quản lý chất lượng ISO, GMP, ISF, 6 SIGMA: Triển khai, áp dụng song hành cả hệ thống chất lượng bao hàm cả các tiêu chuẩn chất lượng và công cụ chất lượng phải được đo lường qua chỉ số chất lượng để có đủ hành trang, vượt qua hàng rào kỹ thuật, tạo dựng niềm tin cho khách hàng trong nước, ngoài nước đối với VIMEDIMEX VN để mở rộng thị trường và tăng dần tỷ lệ thị phần trên toàn thế giới. Trước tình hình đó đòi hỏi trình độ lành nghề của người lao động ngày càng phải được nâng cao sao cho phù hợp với yêu cầu của nền sản xuất tiên tiến, phải có cơ cấu thích hợp và các biện pháp khác nhau đối với việc nâng cao trình độ lành nghề cho công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn, phải xác định nhu cầu, phương pháp, hình thức đào tạo phù hợp.

Thuận lợi, hạn chế trong đào tạo và phát triển NNL của công ty trong thời gian tới

- Công ty có các trụ sở đạt tại các tỉnh, thành phố trọng điểm của cảc nước như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Lạng Sơn… đây là những thành phố có sự phát triển kinh tế cao, nhu cầu của người tiêu dùng lớn, nằm ở các vị trí địa lý thuận lợi cho việc buôn bán, nghiên cứu, vận chuyển hàng hóa… Vì vậy càng thúc đẩy cho công ty ngày càng phát triển lớn mạnh và để đáp ứng nhu cầu thúc đẩy sự phát triển đó yêu cầu chất lượng NNL phải được nâng cao và công tác đào tạo và phát triển NNL sẽ được quan tâm nhiều hơn. - Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế là 1 trong những doanh nghiệp hàng đầu của nước ta đối với việc cung cấp dược, trang thiết bị y tế, nguyên nhiên vật liệu… nên được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cơ quan ban ngành, các địa phương, đặc biệt là Bộ y tế, Sở y tế, các Viện nghiên cứu Trung ương đã tạo mọi điều kiện cho đơn vị phát triển vững chắc và không ngừng trưởng thành vì thế công tác đào tạo và phát triển NNL cũng được chú trọng rất lớn. Thông qua việc xem xét, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đạt được trong thời gian qua, bên cạnh những thành tích và những thuận lợi mà công ty cổ phần XNK y tế Việt Nam đạt được, thì công ty còn gặp phải một số khó khăn, trở ngại trong công tác đào tạo và phát triển NNL mà công ty cần phải quan tâm, lưu ý.

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển NNL trong công ty

Đồng thời, công ty phải hoàn thiện nâng cao kiến thức tổng hợp về dược phẩm nhằm đa dạng hoá sản phẩm, về kinh doanh nhằm phát triển quy mô sản phẩm, về tài chính nhằm thích ứng với sự thay đổi về thị trường tài… Ngoài ra, ban lãnh đạo phải nâng cao hơn nữa trình độ ngoại ngữ và tin học để phục vụ cho quá trình làm việc của mình. Người lao động cần hiểu vai trò quan trọng của việc nâng cao kiến thức cho bản thân mình, và phải hoàn thiện kiến thức chuyên môn, đồng thời tiếp thu những kiến thức, kỹ năng tiên tiến hiện đại, tích luỹ kinh nghiệm nhằm đáp ứng nhu cầu của công việc, góp phần xây dựng một công ty vững mạnh làm cho hình ảnh của công ty ngày một in đậm trong tâm trí khác hàng. Để đạt được mục tiêu về nguồn nhân lực thì công ty phải xây dựng cho mỡnh một chương trỡnh đào tạo khoa học, xỏc định mục tiờu đào tạo rừ ràng, lựa chọn đối tượng chính xác, có các hình thức và phương pháp đào tạo phù hợp, có đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, có sự quản lý tài chính khoa học và phải có phương pháp đánh giá công việc phù hợp chính xác.

Hình 3.1: Mô hình xây dựng một chương trình đào tạo
Hình 3.1: Mô hình xây dựng một chương trình đào tạo