MỤC LỤC
Thứ hai: Mở rộng thị trường xuất khẩu góp phần giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp trước những biến động của thị trường nhập khẩu như tình trạng khủng hoảng thị trường khi có một thị trường bị biến động như chiến tranh, đảo chính. Thứ ba: Hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với hoạt động nền kinh tế quốc dân như tăng thu ngân sách, cải thiện cán cân thương mại, nâng cao vị thế đất nước, tạo thêm được nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Mở rộng thị trường theo chiều rộng sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng sự có mặt của sản phẩm sang các thị trường chưa biết đến sản phẩm của doanh nghiệp đồng thời đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành tốt công tác nghiên cứu thị trường để đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường đang nghiên cứu. Hiện nay, các doanh nghiệp khi mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm của mình đều kết hợp cả mở rộng thị trường theo chiều rộng và chiều sâu, có nghĩa là vừa khai thác hiệu quả thị trường hiện có vừa đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp có khả năng chiếm lĩnh được.
Khi t = 0: hoạt động mở rộng thị trường không đem lại hiệu quả, doanh nghiệp chỉ duy trì được hoạt động của mình trên những thị trường hiện có hoặc số lượng thị trường mới mà doanh nghiệp khai phá được chỉ bằng số lượng thị trường mà doanh nghiệp để mất đi. Nếu k < 1 có nghĩa là kim ngạch xuất khẩu năm sau giảm đi so với năm trước, điều này cho thấy hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu chưa hiệu quả, quy mô thị trường thu hẹp hoặc đã đạt mức bão hòa cần đẩy mạnh mở rộng thị trường sang những thị trường mới.
Ngoài ra, nguồn nhân lực của doanh nghiệp khi được trang bị tốt về kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, sự am hiểu về thị trường quốc tế, thông thạo ngoại ngữ thì những định hướng, chiến lược phát triển sẽ xác thực hơn, doanh nghiệp nhanh chóng cập nhập những diễn biến của thị trường xuất khẩu một cách chính xác, nắm bắt được thời cơ và dự báo được nhu cầu, rủi ro có thể xảy ra khi mở rộng thị trường. Mỗi một quốc gia khi tham gia vào thương mại quốc tế đều có những chính sách kinh tế chi phối hoạt động xuất khẩu của quốc gia mình nhằm điều tiết hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường đối với từng ngành hàng và mặt hàng cụ thể.
Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển rau quả Việt Nam sang các thị trường trên thế giới là rất lớn.(Nguồn: Sự chuyển mình của sản xuất nông nghiệp, 2008,link: www.vietlinh.vn). 2.1.2.2.Thực trạng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam a) Cơ cấu thị trường. Dưới tác động của hội nhập, xuất khẩu rau quả Việt Nam đã có những bước phát triển mới. Xu hướng hội nhập đã mở ra những cơ hội, điều kiện mở rộng thị trường và là điều kiện tốt cho sản xuất phát triển. Trong những năm vừa qua, thị trường rau quả có xu hướng phát triển nhanh. Các mặt hàng rau quả của Việt Nam hiện đã có mặt trên 50 quốc gia trên thế giới. Đơn vị: Triệu USD. Năm Trung Quốc Nhật Bản Đài Loan Nga Hoa Kỳ. Rau quả của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga, Mỹ. Nếu năm 2001, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam chiếm 41,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì gần đây kim ngạch tại thị trường này có xu hướng giảm mạnh.Trong khi đó, các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan lại có xu hướng nhập khẩu rau quả của Việt Nam khá ổn định, hàng năm xuất khẩu trên 25 triệu USD. Bên cạnh đó, các thị trường Mỹ và Nga có vị trí cách xa Việt Nam nhưng kim ngạch xuất khẩu rau quả lại có tốc độ tăng mạnh. Điều này cho thấy, rau quả Việt Nam ngày càng được ưa chuộng, thị trường ngày càng được mở rộng. b)Thực trạng xuất khẩu rau quả sang một số thị trường trọng điểm của Việt Nam. Bên cạnh những thị trường truyền thống (Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, ASEAN…) hoạt động xuất khẩu rau quả có nhiều thuận lợi do gần vị trí địa lý, chi phí vận chuyển thấp, rau quả Việt Nam trong những năm qua đã được mở rộng thêm ra các thị trường mới như: Achentina, Li Băng, Qata, Môtitania, Áo, Estônia …Đặc biệt, rau quả Việt Nam đã có mặt tại những thị trường được coi là khó tính trong việc yêu cầu chất lượng sản phẩm như Mỹ, EU… Đây cũng là những thị trường có nhu cầu lớn về nhập khẩu rau quả,.
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng năm 2004 – 2007) Theo kết quả tính toán ở trên ta thấy, nhìn chung kim ngạch xuất khẩu của năm sau cao hơn năm trước trong các năm 2004,2005,2007 hay hoạt động mở rộng thị trường của công ty đã phát triển theo chiều sâu, sản phẩm của công ty đã ngày càng chiếm lĩnh được thị trường. (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng năm 2004 – 2007) Qua bảng ta thấy,trong những năm gần đây quy mô của thị trường Nga có xu hướng thu hẹp dần, liên tiếp trong hai năm ( 2006, 2007) kim ngạch sụt giảm nghiêm trọng, cho thấy công tác mở rộng thị trường tại thị trường Nga bắt đầu có sự bỏ ngỏ, hiệu quả hoạt động mở rộng kém hiệu quả.
Việt Nam cần đảm bảo 4 yếu tố đó là: giống cây phải có chứng chỉ xác nhận nguồn gốc và việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ chu trình nông nghiệp an toàn GAP (Good Agricultural Practices); tổ chức bảo quản, sơ chế, chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đúng quy cách, mẫu mã, màu sắc theo các chứng chỉ quốc tế, số lượng cung ứng đủ để đáp ứng các đơn hàng lớn, dài hạn, chính xác về thời gian giao hàng, giá phải rẻ để yểm trợ cho cạnh tranh. Ngoài ra tại khu vực này, mặc dù giá rau quả Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh lớn của rau quả các nước Achentina, Chi lê, Ecuador song trong thời gian tới rau quả Việt Nam vẫn có cơ hội mở rộng rất lớn bởi một số mặt hàng như nhãn, vải, thanh long… và sản phẩm đóng hộp là những loại hoa quả nhiệt đới rất hiếm, khó trồng ở đây trong khi phải nhập khẩu với khối lượng lớn từ một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Nâng cấp văn phòng đại diện của Công ty ở Moscow thành Chi nhánh Công ty tại Moscow – Liên bang Nga, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ xúc tiến thương mại, trực tiếp kinh doanh những mặt hàng, thực hiện quảng bá và khuyếch trương thương hiệu sản phẩm của AIRSERCO, tiến tới xây dựng hệ thống đại lý phân phối sản phẩm của Công ty tại thị trường này. - Xúc tiến tìm kiếm và chiếm lĩnh thị trường nội địa, thị trường nước ngoài, từng bước xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống Chi nhánh ở trong và ngoài nước nhằm xây dựng mạng lưới phấn phối sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm khai thác vùng nguyên liệu đảm bảo cung cấp cho xuất khẩu, tiến hành liên kết doanh nghiệp tìm hiểu thông tin thị trường.
Việc đăng ký, tổ chức quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn một mặt sẽ giúp công ty có thể đẩy mạnh được sản phẩm của mình ra nước ngoài, được thị trường nước ngoài chấp nhận, mặt khác với việc đăng ký được các tiêu chuẩn quốc tế cũng đồng nghĩa sản phẩm của công ty sẽ được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn (hàng Việt Nam chất lượng cao) từ đó tạo điều kiện cho các công ty và đối tác nước ngoài tìm đến với công ty nhanh hơn. Với mục tiêu của công ty tới năm 2010 là mở rộng thị trường sang thị trường Nhật Bản, công ty nên tiến hàng xây dựng hệ thống tiêu chuẩn sao cho phù hợp với quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản đồng thời tiến hành liên kết các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản để học hỏi kinh nghiệm và trao đổi thêm về thông tin thị trường và nhu cầu tại thị trường Nhật Bản.