MỤC LỤC
- Phải phù hợp với từng mô hình tổ chức bộ máy quản lý, cơ chế quản lý, phương pháp quản lý của cơ quan thuế đối với từng đối tượng, từng chức năng quản lý thuế;. - Phải được hướng dẫn đầy đủ đến từng cán bộ thuế theo chức năng, nhiệm vụ được phân công theo nội dung nghiệp vụ được quy định và với sự trợ giúp của các sổ tay nghiệp vụ.
- Đơn giản, rừ ràng, giảm thiểu cỏc bước luõn chuyển xử lý cụng việc nếu không cần thiết hoặc kém hiệu quả;. - Phõn định rừ trỏch nhiệm của cỏc bộ phận trong cơ quan thuế, trỏnh chồng chéo.
Tại các nước phát triển, có hệ thống quản lý thuế tương đối hiệu quản, ý thức tuân thủ tự nguyện của người dân cao, hệ thống quản lý thuế được xây dựng hiện đại trờn tất cả cỏc mặt: cỏc quy trỡnh quản lý rừ ràng, đội ngũ nhõn viờn được đào tạo, hệ thống dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế phát triển, các chế tài thưởng phạt đầy đủ và được áp dụng một cách có hệ thống, các hoạt động thanh tra được lập kế hoạch và đặt mục tiêu đúng đắn, áp dụng các kỹ thuật thanh tra tiên tiến, công nghệ thông tin hỗ trợ một cách hiệu quả trong hoạt động của hệ thống quản lý thuế và được hiện đại không ngừng … Do vậy, cải cách quản lý thuế tại các nước này chủ yếu nhằm duy trì mức độ tuân thủ cao, cố gắng giảm chi phí quản lý thuế và chi phí tuân thủ của ĐTNT, đồng thời không ngừng áp dụng các thành tựu mới của công nghệ thông tin vào quản lý thuế (ví dụ: việc mở rộng đối tượng đăng ký, kê khai thuế điện tử). Do nguồn lực và kinh phí của cơ quan thuế có hạn, mà nhiệm vụ quản lý thuế ngày càng tăng ( số ĐTNT, số tiền thuế ngày càng tăng lên, phạm vi quy mô kinh doanh của ĐTNT ngày càng phức tạp …) nên cơ quan thuế không thể áp dụng phương pháp truyền thống là kiểm tra tất cả các tờ khai thuế, tất cả các ĐTNT …, tuy nhiên, để đảm bảo quản lý thuế công bằng và hiệu lực thì cơ quan thuế vẫn phải phát hiện được và có biện pháp thích hợp đối với các trường hợp vi phạm pháp luật thuế, gây thất thu ngân sách.
- Đến nay, tổng số văn phòng đại diện các đơn vị kinh tế nước ngoài trên địa bàn thành phố được cấp phép hoạt động là 2.549 văn phòng thuộc 56 nước và vùng lãnh thổ. Tốc độ tăng thu từ khu vực này giảm so với năm 2006, nhưng lại có tốc độ tăng cao hơn các khu vực khác thể hiện ở tỷ trọng ngày càng tăng của khu vực ĐTNN.
Khi trách nhiệm kê khai nộp thuế được trao hoàn toàn cho người nộp thuế thì mặc dù khối lượng công việc sự vụ của cơ quan thuế giảm đi đáng kể nhưng chất lượng quản lý lại đòi hỏi cao hơn, theo đó hệ thống cơ quan thuế từ trung ương tới địa phương phải xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ, chính xác về người nộp thuế, từ đó làm nền tảng để triển khai các kỹ năng mới như kiểm tra, thanh tra, quản lý kê khai, nợ thuế, quản lý rủi ro … Chính những chuyển đổi cơ bản về chất đã tạo điều kiện để ngành thuế kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cho CBCC. Thực hiện cơ chế TK-TN, trách nhiệm trước pháp luật của người nộp thuế được nâng cao hơn, các doanh nghiệp đã tự giác kê khai thuế tháng phát sinh và tiến hành nộp thuế vào NSNN theo quy định, tự chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh của mình, họ phải chủ động xác định, kê khai và nộp đầy đủ số thuế phát sinh vào NSNN đúng thời hạn; kể cả các ưu đãi thuế, quyền lợi về hoàn thuế cũng hoàn toàn do doanh nghiệp tự “định đoạt” trên cơ sở các quy định của phỏp luật.
Năm là, đẩy mạnh cải cách hệ thống thuế theo hướng đơn giản, minh bạch, công khai; tách dần chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế; nhanh chóng hiện đại hoá và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý thuế; khắc phục các hiện tượng tiêu cực, yếu kém trong quản lý thuế; kiện toàn bộ máy quản lý thuế trong sạch, vững mạnh. Đổi mới và từng bước hiện đại hóa công tác QLT, nâng cao hiệu quả và hiệu lực ngành thuế trong việc thực hiện QLT, thực thi pháp luật thuế, trên cơ sở ngày càng nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tự giác của mỗi tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật thuế, giảm bớt thủ tục hành chính gây phiền hà đối với người nộp thuế.
Việc xử phạt cỏc đối tượng trốn thuế và theo dừi cỏc đối tượng nộp thuế chõy ỡ để thu nợ thuế về bản chất không phải là những mục tiêu chính của ngành thuế mặc dù việc tuân thủ tự nguyện có thể cải thiện nếu ngành thuế thành công trong việc làm cho cộng đồng ĐTNT nhận thức được rằng không tuân thủ sẽ bị phát hiện và phạt nặng. Các rào cản cơ bản đến tuân thủ của ĐTNT là: sự bất bình đẳng trong hệ thống thuế; sự phức tạp của các luật thuế; thiếu sự công bằng trong hệ thống phạt; các chương trình tuyên truyền ĐTNT yếu; mức độ liêm khiết và trình độ nghiệp vụ của nhân viên ngành thuế thấp; ngành thuế không có khả năng đảm bảo sự trung lập trong quá trình khiếu nại và yếu kém trong các chương trình thanh tra.
Hơn nữa, các vấn đề về thuế của ĐTNT lớn thường phức tạp hơn do: (1) nhóm này thường bao gồm các thực thể hoạt động riêng biệt và phân bổ theo khu vực địa lý; (2) nhóm này thực hiện một loạt các hoạt động kinh doanh khác nhau và/hoặc tham gia vào các loại hình kinh doanh mà thường phát sinh các vấn đề phức tạp đòi hỏi phải giải thích các quy định trong luật thuế; (3) đối với một số ĐTNT, nhiều giao dịch được thực hiện ở nước ngoài với các bên liên kết, dẫn đến thực tiễn chuyển lợi nhuận (và gắn với thất thoát số thu); (4) nhóm này có khối lượng giao dịch lớn trong khuôn khổ kinh doanh thường ngày mà có phát sinh nghĩa vụ thuế; (5) các ĐTNT này có xu hướng áp dụng các hình thức tài chính phức tạp (tức là làm giảm số thuế phải nộp) và /hoặc các cơ chế giảm thiểu nghĩa vụ thuế khác; và (6) nhóm này thường sử dụng các tư vấn thuế chuyên nghiệp, một phần để giảm thiểu các khoản thuế phải nộp đối với các hoạt động kinh doanh. “bộ tài liệu dành cho các đối tượng mới để đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp và các cách thức xử lý các vấn đề thường gặp, hỗ trợ doanh nghiệp và các hiệp hội của các ngành công nghiệp hướng dẫn và giúp đỡ các doanh nghiệp, làm việc với các ngành và các nhóm doanh nghiệp để xây dựng các sản phẩm và quy trình khuyến khích tuân thủ nghĩa vụ thuế, xây dựng các sản phẩm cung cấp thông tin để hướng dẫn việc lưu giữ sổ sách chứng từ chưa đầy đủ, quản lý lưu chuyển tiền mặt còn kém và thực tiễn quản lý hoá đơn chưa phù hợp. Xác định các khoản nợ phải thu; Rà soát các khoản nợ, đánh giá mức độ ưu tiên thu nợ thuế dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro đối với từng khoản nợ; Lập kế hoạch và phân công thu nợ thuế; Thu thập thông tin liên quan đến khoản nợ của ĐTNT, lập hồ sơ ĐTNT nợ thuế; Thực hiện các biện pháp thu nợ thuế; Thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế; Đánh giá kết quả công tác thu nợ và cưỡng chế thuế.
Xây dựng kho dữ liệu phục vụ công tác tuyên truyền và hỗ trợ ĐTNT: Rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ sở dữ liệu sẵn có về hệ thống văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn về thuế, các thủ tục hành chính thuế trên website tổng cục thuế, hệ thống tài liệu tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT bao gồm: các thông tin trên cơ sở dữ liệu của ngành thuế, các ấn phẩm tuyên truyền về thuế, các bảng pa nô, áp phích … trên phạm vi toàn quốc; Tổng hợp các câu hỏi, vướng mắc của ĐTNT và soạn thảo nội dung trả lời thống nhất theo từng chủ đề.